Giải trình, tiếp thu, thảo luận về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) và Luật Kiến trúc
23:41, ngày 21-05-2019
TCCSĐT - Thực hiện chương trình Kỳ họp thứ 7, ngày 21-5-2019, Quốc hội đã nghe và thảo luận về Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) và Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Kiến trúc. Đây là 2 dự án luật quan trọng liên quan trực tiếp đến người dân nên nhận được sự quan tâm, theo dõi sát sao của cử tri và nhân dân.
Tại hội trường, các đại biểu đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Giáo dục (sửa đổi); nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Kiến trúc và thảo luận về 2 dự án Luật này.
*Về Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), đây là dự án đã được Quốc hội thảo luận tại 2 kỳ họp (kỳ họp thứ 5 và thứ 6); được Chính phủ tổ chức lấy ý kiến Nhân dân một cách rộng rãi. Sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp tục lấy ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách và các chuyên gia tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách tổ chức vào tháng 4 năm 2019. Dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua gồm 10 chương, 119 điều, trong đó một số nội dung cơ bản đã được tiếp thu chỉnh lý, như về triết lý giáo dục; quy định hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, liên thông; về các loại cơ sở giáo dục; chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và thi tốt nghiệp trung học phổ thông; các quy định liên quan đến nhà giáo, người học; vấn đề đầu tư, tài chính trong giáo dục; quản trị của cơ sở giáo dục; quản lý nhà nước về giáo dục.
Sau khi nghe Báo cáo, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giáo dục (sửa đổi). Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm khi thảo luận dự án Luật Giáo dục là chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Theo đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp), xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa là cần thiết nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần làm rõ sách giáo khoa phải được sử dụng ổn định lâu dài, không thể sử dụng mỗi năm rồi lại thay sách khác, gây lãng phí. Mặt khác, sách tham khảo do giáo viên bộ môn lựa chọn nhưng phải quy định cụ thể, rõ ràng để phòng ngừa việc lợi dụng sách tham khảo để dạy thêm, học thêm, học sinh nào không học thêm thì không biết làm bài tập kiểm tra, gây bức xúc trong phụ huynh. Sách giáo khoa giảng dạy phải được công bố có thời hạn trước khi năm học mới khai giảng để học sinh chủ động tìm sách học, không để thiếu sách cục bộ, gây khó cho học sinh và giáo viên như thời gian qua.
Nhìn về sự kết nối giữa nhà trường - gia đình - xã hội và triết lý giáo dục, đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) cho rằng vai trò của gia đình và xã hội chưa được nhận thức một cách đầy đủ, nhằm đảm bảo sự kết nối thực chất với nhà trường, để tạo nên hành lang an toàn, môi trường tốt nhất cho giáo dục. Theo đại biểu khi gia đình và xã hội chưa thể hiện hết trách nhiệm thì một mình nhà trường không đủ sức gồng gánh cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực. Xã hội phải định hình rõ được triết lý giáo dục, để từ đó đối tượng, mục tiêu và phương pháp giáo dục trong dự luật sẽ đi theo tinh thần triết lý đó.
** Về Dự án Luật Kiến trúc, dự án Luật này đã được thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV. Tại phiên họp lần thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật. Dự thảo Luật trình Quốc hội thông qua gồm 5 chương, 41 điều (tăng 4 điều so với dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6), quy định về hoạt động kiến trúc; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiến trúc. Những nội dung của dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý bao gồm: phạm vi điều chỉnh của Luật; chính sách của Nhà nước trong hoạt động kiến trúc và Chiến lược phát triển kiến trúc Việt Nam; bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong kiến trúc và bảo tồn, khai thác công trình kiến trúc có giá trị nhưng chưa được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa; đối tượng quản lý kiến trúc; Quy chế quản lý kiến trúc; Hội đồng tư vấn về kiến trúc; thi tuyển và tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc; dịch vụ kiến trúc và phạm vi hành nghề kiến trúc; chứng chỉ hành nghề kiến trúc; điều kiện năng lực của tổ chức hành nghề kiến trúc; mô hình Kiến trúc sư trưởng; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và xử lý tranh chấp trong hoạt động kiến trúc.
Sau khi nghe Báo cáo, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giáo dục (sửa đổi). Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm khi thảo luận dự án Luật Giáo dục là chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Theo đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp), xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa là cần thiết nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần làm rõ sách giáo khoa phải được sử dụng ổn định lâu dài, không thể sử dụng mỗi năm rồi lại thay sách khác, gây lãng phí. Mặt khác, sách tham khảo do giáo viên bộ môn lựa chọn nhưng phải quy định cụ thể, rõ ràng để phòng ngừa việc lợi dụng sách tham khảo để dạy thêm, học thêm, học sinh nào không học thêm thì không biết làm bài tập kiểm tra, gây bức xúc trong phụ huynh. Sách giáo khoa giảng dạy phải được công bố có thời hạn trước khi năm học mới khai giảng để học sinh chủ động tìm sách học, không để thiếu sách cục bộ, gây khó cho học sinh và giáo viên như thời gian qua.
Nhìn về sự kết nối giữa nhà trường - gia đình - xã hội và triết lý giáo dục, đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) cho rằng vai trò của gia đình và xã hội chưa được nhận thức một cách đầy đủ, nhằm đảm bảo sự kết nối thực chất với nhà trường, để tạo nên hành lang an toàn, môi trường tốt nhất cho giáo dục. Theo đại biểu khi gia đình và xã hội chưa thể hiện hết trách nhiệm thì một mình nhà trường không đủ sức gồng gánh cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực. Xã hội phải định hình rõ được triết lý giáo dục, để từ đó đối tượng, mục tiêu và phương pháp giáo dục trong dự luật sẽ đi theo tinh thần triết lý đó.
** Về Dự án Luật Kiến trúc, dự án Luật này đã được thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV. Tại phiên họp lần thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật. Dự thảo Luật trình Quốc hội thông qua gồm 5 chương, 41 điều (tăng 4 điều so với dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6), quy định về hoạt động kiến trúc; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiến trúc. Những nội dung của dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý bao gồm: phạm vi điều chỉnh của Luật; chính sách của Nhà nước trong hoạt động kiến trúc và Chiến lược phát triển kiến trúc Việt Nam; bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong kiến trúc và bảo tồn, khai thác công trình kiến trúc có giá trị nhưng chưa được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa; đối tượng quản lý kiến trúc; Quy chế quản lý kiến trúc; Hội đồng tư vấn về kiến trúc; thi tuyển và tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc; dịch vụ kiến trúc và phạm vi hành nghề kiến trúc; chứng chỉ hành nghề kiến trúc; điều kiện năng lực của tổ chức hành nghề kiến trúc; mô hình Kiến trúc sư trưởng; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và xử lý tranh chấp trong hoạt động kiến trúc.
Tán thành với quy định như dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Thanh Thủy (Hậu Giang) cho rằng, ở nước ta hiện nay, nhiều công trình kiến trúc có giá trị, có ý nghĩa về lịch sử, văn hóa nhưng trải qua thời gian đã bị xuống cấp, thậm chí là xâm hại. Vì thế, việc quản lý Nhà nước đối với các công trình này rất quan trọng và cấp bách, đồng thời không chồng chéo với các quy định của pháp luật về di sản văn hóa. Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Thanh Thủy không đồng tình với quy định giao Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm quy định nội dung yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong Quy chế quản lý kiến trúc. Theo đại biểu, ban soạn thảo chỉ nên quy định theo hướng bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc không trái với thuần phong mỹ tục và nên giao Chính phủ quy định trách nhiệm nội dung yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc, bởi việc quy định về bản sắc văn hóa dân tộc đòi hỏi chuyên môn sâu, nhất là nước ta có nhiều dân tộc và bản sắc văn hóa các dân tộc rất phong phú, đa dạng.
Đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh) cũng cho rằng không nên giao Ủy ban nhân dân tỉnh quy định nội dung này vì sẽ không thể hiện được bản sắc của dân tộc. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo xem xét giao Bộ Xây dựng ban hành quy định về tổng thể bản sắc văn hóa dân tộc với công trình kiến trúc trên cả nước. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ ban hành quy chế quản lý, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý trên địa bàn cả nước.Qua thảo luận, các đại biểu cho rằng, kiến trúc là một trong những yếu tố góp phần thể hiện sắc thái riêng của mỗi quốc gia. Nhìn vào các công trình, có thể biết ngay đó là kiến trúc đặc trưng của quốc gia, dân tộc nào.
Đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh) cũng cho rằng không nên giao Ủy ban nhân dân tỉnh quy định nội dung này vì sẽ không thể hiện được bản sắc của dân tộc. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo xem xét giao Bộ Xây dựng ban hành quy định về tổng thể bản sắc văn hóa dân tộc với công trình kiến trúc trên cả nước. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ ban hành quy chế quản lý, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý trên địa bàn cả nước.Qua thảo luận, các đại biểu cho rằng, kiến trúc là một trong những yếu tố góp phần thể hiện sắc thái riêng của mỗi quốc gia. Nhìn vào các công trình, có thể biết ngay đó là kiến trúc đặc trưng của quốc gia, dân tộc nào.
Với thực trạng kiến trúc Việt Nam hiện nay, việc dự án Luật đưa ra nguyên tắc trong hoạt động kiến trúc, trong đó có quy định phải phù hợp với định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam là rất cần thiết. Tuy nhiên, theo đại biểu Ngô Trung Thành (Đắk Lắk), dự án Luật chưa thể hiện rõ định hướng kiến trúc của Việt Nam như thế nào, nội dung yêu cầu ra sao, do ai xây dựng. Đại biểu chỉ ra tại khoản 1, Điều 36 có quy định Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền phê duyệt định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam mà không quy định rõ cơ quan nào có trách nhiệm xây dựng, lập trình tự, thủ tục phê duyệt ra sao. Xuất phát từ tính chất quan trọng của định hướng về phát triển kiến trúc Việt Nam, đại biểu đề nghị dự án Luật cần quy định, làm rõ nội dung, yêu cầu, định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam, cơ quan có trách nhiệm xây dựng, trình tự, thủ tục, lập và phê duyệt.
Giải trình về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho rằng, không ai hiểu địa phương mình bằng chính địa phương đó vì thế vẫn nên giao Ủy ban nhân dân tỉnh lập, phê duyệt Quy chế kiến trúc trong đó có bản sắc văn hóa dân tộc. Bộ trưởng nhấn mạnh, Quy chế quản lý kiến trúc là một văn bản quy phạm pháp luật được lập, thẩm định, phê duyệt theo đúng trình tự của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nếu thực hiện chặt chẽ trình tự này sẽ giải quyết được những băn khoăn về bản sắc văn hóa dân tộc để các địa phương cùng tham khảo.
Theo Chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 22-5, các đại biểu Quốc hội làm việc tại tổ, thảo luận về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019; Quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017. Trong phiên họp chiều, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) và thảo luận về nội dung này./.
Giải trình về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho rằng, không ai hiểu địa phương mình bằng chính địa phương đó vì thế vẫn nên giao Ủy ban nhân dân tỉnh lập, phê duyệt Quy chế kiến trúc trong đó có bản sắc văn hóa dân tộc. Bộ trưởng nhấn mạnh, Quy chế quản lý kiến trúc là một văn bản quy phạm pháp luật được lập, thẩm định, phê duyệt theo đúng trình tự của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nếu thực hiện chặt chẽ trình tự này sẽ giải quyết được những băn khoăn về bản sắc văn hóa dân tộc để các địa phương cùng tham khảo.
Theo Chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 22-5, các đại biểu Quốc hội làm việc tại tổ, thảo luận về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019; Quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017. Trong phiên họp chiều, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) và thảo luận về nội dung này./.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về trọng dụng trí thức và những gợi mở cho hôm nay  (21/05/2019)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về trọng dụng trí thức và những gợi mở cho hôm nay  (21/05/2019)
Toàn văn bài phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV  (20/05/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển