Chú trọng truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia
Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 12-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Trình bày Báo cáo dự kiến tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết về tên gọi của dự thảo Luật, nhiều ý kiến đại biểu nhất trí với tên gọi là “Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia” và một số ý kiến đề nghị lấy các tên gọi khác như: “Luật Phòng, chống tác động có hại và kiểm soát rượu, bia”; “Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn” hoặc “Luật Kiểm soát đồ uống có cồn”; “Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia”; “Luật Kiểm soát rượu, bia”...
Thường trực Ủy ban thấy rằng việc sử dụng cụm từ “kiểm soát rượu, bia” hoặc “hạn chế rượu, bia” nhấn mạnh kiểm soát việc lưu hành, phân phối, kinh doanh sản phẩm mà chưa bao hàm biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông, giải pháp giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi của rượu, bia và thay đổi hành vi sử dụng rượu, bia.
Các tên gọi sử dụng từ “lạm dụng” nhấn mạnh việc điều chỉnh hành vi của người sử dụng rượu, bia ở mức có hại nhưng không xác định được ngưỡng an toàn nên tính “dự phòng” không cao. Việc sử dụng cụm từ “đồ uống có cồn” tuy bao hàm được tất cả các loại đồ uống có cồn nhưng chưa được sử dụng phổ biến. Hơn nữa, rượu, bia chiếm phần lớn đồ uống có cồn, tác hại gây ra đối với sức khỏe và xã hội cũng chủ yếu từ rượu, bia.
Do đó, Thường trực Ủy ban đề xuất không sử dụng các từ “lạm dụng”, “hạn chế” hoặc cụm từ “đồ uống có cồn” và xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội hai phương án.
Phương án 1: Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Phương án 2: Luật Phòng, chống tác động có hại và kiểm soát rượu, bia vì sức khỏe con người.
Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban nghiêng về phương án 1 là phương án được nhiều đại biểu Quốc hội lựa chọn và là phương án Chính phủ trình.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải thể hiện sự đồng tình với tên gọi của dự thảo luật theo phương án 1 - Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Các ý kiến cho rằng, tên gọi của dự thảo Luật mà Chính phủ trình cũng là tên gọi mà Quốc hội đã thông qua khi dự án Luật được đưa vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh. Tên gọi này bảo đảm ngắn gọn, khái quát, nêu rõ phạm vi điều chỉnh của dự án Luật. Đây là luật phòng, chống tác hại, những ảnh hưởng tiêu cực của rượu, bia đối với sức khỏe con người.
Điều khiển phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằng tên gọi của dự thảo Luật hiện vẫn còn có ý kiến khác nhau.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đồng thời nhấn mạnh, điều quan trọng là làm rõ nội hàm của việc phòng, chống tác hại của rượu, bia, kiểm soát tác hại của rượu, bia vì sức khỏe con người, đúng với các cam kết của các hiệp định mà Việt Nam tham gia.
Đặc biệt, luật này không được ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, do đó, tên gọi của dự thảo Luật ngắn gọn nhưng phải rõ nghĩa, tuy nhiên, nếu tên dài mà rõ nghĩa thì cũng nên sử dụng, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.
Trên cơ sở đó, tên gọi của dự thảo Luật nên đưa ra hai phương án để Quốc hội thảo luận, bảo đảm tính thống nhất cao.
Quan tâm quản lý chất lượng của rượu thủ công
Theo Báo cáo dự kiến tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, hầu hết các ý kiến nhất trí quy định các biện pháp quản lý rượu thủ công nhưng cần bảo đảm tính khả thi, đơn giản hóa thủ tục hành chính; ý kiến khác đề nghị điều chỉnh với cá nhân, hộ gia đình nấu rượu để bán cho những người xung quanh; tiến tới mục tiêu rượu thủ công được kiểm soát và hạn chế tối đa tác hại đối với sức khỏe.
Tiếp thu ý kiến, Điều 12 và Điều 14 của dự thảo đã quy định về các phương thức quản lý rượu thủ công khác nhau theo các mục đích. Trong đó, quy định bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm là điều kiện xuyên suốt trong việc cấp phép kinh doanh và quản lý rượu, bia, bao gồm rượu thủ công. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị chấm dứt việc sản xuất rượu thủ công với mục đích kinh doanh.
Thường trực Ủy ban thấy rằng quy định chấm dứt việc sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh trong điều kiện hiện nay là chưa hợp lý, khó khả thi, nên đề nghị giữ quy định như dự thảo.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho rằng, rượu thủ công hay không thủ công là vấn đề công nghệ, điều quan trọng nhất là bảo đảm an toàn thực phẩm.
Đồng quan điểm này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, quan trọng là quản lý đầu ra của rượu thủ công để bảo đảm chất lượng, không có độc, gây ảnh hưởng sức khỏe của nhân dân.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình đề nghị không đẩy xa khoảng cách, gây ra sự chênh lệch giữa rượu công nghiệp và rượu thủ công, thay vào đó nên kiểm soát đăng ký và chất lượng đầu ra.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh luật ban hành không được ảnh hưởng đến đến sản xuất rượu thủ công truyền thống, tuy nhiên phải bảo đảm quản lý được chất lượng của rượu thủ công.
Nâng cao văn hóa trong sử dụng rượu, bia
Tại phiên thảo luận có nhiều ý kiến đề nghị cần tăng cường thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia; nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia phải chính xác, khoa học, khách quan, đầy đủ, thể hiện rõ các đối tượng chú trọng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ thông tin truyền thông để giáo dục về tác hại của rượu, bia rất quan trọng, nên cơ quan soạn thảo phải tiếp tục nghiên cứu để cụ thể hóa trong các quy định của luật, hướng truyền thông tới tất cả các đối tượng có sử dụng rượu, bia, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ có thai, thanh niên...; phải để các đối tượng sử dụng nhận thức rõ được tác hại của rượu, bia và thay đổi hành vi tiêu dùng rượu, bia; nâng cao văn hóa trong sử dụng rượu, bia tại cộng đồng. Đây là điều rất quan trọng, khi nào văn hóa đi lên, nhận thức được tác hại của rượu, bia thì đương nhiên cầu sẽ giảm, luật ra đời để người dân không sử dụng theo hướng có hại, chứ không phải cấm thu hẹp sản xuất rượu, bia.
Điều hành phiên thảo luận, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị cơ quan soạn thảo, thẩm tra tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật trên cơ sở các ý kiến đóng góp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đặc biệt chú trọng việc rà soát, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa luật này và các luật khác trong hệ thống pháp luật, trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp tới./.
Ngăn chặn một "cuộc khủng hoảng kinh tế" do Brexit "không có thỏa thuận"  (12/04/2019)
Bạc Liêu: Cả hệ thống chính trị cùng “chạy nước rút”  (12/04/2019)
Bạc Liêu: Cả hệ thống chính trị cùng “chạy nước rút”  (12/04/2019)
Xuất bản cuốn sách của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về "Quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng"  (12/04/2019)
Xuất bản cuốn sách của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về "Quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng"  (12/04/2019)
Thường trực Chính phủ họp xem xét, giải quyết một số vấn đề quan trọng  (11/04/2019)
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay