Cử hành trọng thể Lễ tang Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên
21:53, ngày 10-04-2019
TCCSĐT - Sáng 10-4, tại Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể lễ tang Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ), nguyên Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn theo nghi thức Lễ tang cấp Nhà nước.
Đoàn Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng đoàn; Đoàn Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng đoàn; Đoàn Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân làm Trưởng đoàn; Đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn làm Trưởng đoàn, đã đến viếng Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên và chia buồn cùng gia quyến.
Đến viếng Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên và chia buồn cùng gia quyến còn có nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An và Nguyễn Sinh Hùng cùng nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, các đồng chí lão thành cách mạng.
Vô cùng thương tiếc Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương và Nguyễn Minh Triết đã gửi vòng hoa kính viếng.
Trong niềm tiếc thương vô hạn, Đoàn Ban Tuyên giáo Trung ương do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng làm Trưởng Đoàn; Đoàn Bộ Ngoại giao do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh làm Trưởng Đoàn; Đoàn Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an do Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an làm Trưởng Đoàn;
Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Đại tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam làm Trưởng đoàn đã đến viếng; Đoàn Ban Nội chính Trung ương do Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc làm Trưởng Đoàn; Đoàn Ban Dân vận Trung ương do Phó trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Điểu K'Ré làm Trưởng Đoàn, đã đến viếng đồng chí Đồng Sỹ Nguyên.
Đoàn Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Bình, quê hương đồng chí Đồng Sỹ Nguyên, do Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hoàng Đăng Quang làm Trưởng đoàn đến viếng. Nhiều đoàn đại biểu lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương, các địa phương trong cả nước đã đến viếng và gửi vòng hoa viếng Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên.
Trong niềm xúc động, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ghi sổ tang: “ Vô cùng thương tiếc đồng chí Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng - Nhà lãnh đạo xuất sắc, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; Người chiến sĩ cộng sản kiên trung, sáng tạo, có nhiều công lao và cống hiến to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do, thống nhất đất nước và trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng chí mất đi là một tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, để lại cho chúng ta niềm tiếc thương sâu sắc và những tình cảm quý trọng, yêu mến. Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh Đồng chí! Xin vĩnh biệt Đồng chí! Xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến toàn thể gia đình!”
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi sổ tang: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, vị tướng tài ba, vị lãnh đạo tài năng, đức độ của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.
Với 97 năm tuổi đời, hơn 80 năm tuổi Đảng, đồng chí Đồng Sỹ Nguyên đã dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Với những trọng trách khác nhau, Đồng chí luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Quân đội và Nhân dân giao phó. Đặc biệt, tên tuổi và sự nghiệp của Đồng chí gắn liền với đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại.
Là Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn, Đồng chí đã trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng quân đội, thanh niên xung phong “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, hình thành tuyến đường huyết mạch, chiến lược để chi viện cho chiến trường miền Nam, góp phần quan trọng vào thắng lợi hoàn toàn của sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Sau khi đất nước thống nhất, Đồng chí là người lãnh đạo quyết liệt, trách nhiệm, sâu sát thực tiễn, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để lại những dấu ấn đậm nét trong nhiều lĩnh vực xây dựng, công nghiệp, giao thông vận tải và trong các công trình quan trọng của đất nước (như cầu Chương Dương, Đường Hồ Chí Minh…).
Thay mặt Chính phủ, tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới toàn thể gia quyến của Đồng chí. Xin kính cẩn nghiêng mình vĩnh biệt đồng chí Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên.”
Xúc động ghi sổ tang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân viết: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Đồng Sỹ Nguyên - Người cán bộ Cộng sản ưu tú, kiên cường của Đảng. Là đại biểu Quốc hội 4 khóa, đồng chí đã có những đóng góp xứng đáng cho Quốc hội nước nhà, từ khóa đầu tiên cách đây hơn 70 năm. Vĩnh biệt đồng chí.”
Thay mặt Đoàn Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Bình, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình Hoàng Đăng Quang ghi sổ tang: “Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Bình vô cùng thương tiếc đồng chí Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ), nguyên Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn – đã vĩnh biệt về nơi an nghỉ ngàn thu. Đồng chí là người con ưu tú của quê hương Quảng Bình, đã có nhiều cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc và nhân dân ta. Xin vĩnh biệt đồng chí về nơi yên nghỉ ngàn thu. Xin vĩnh biệt đồng chí!”
Vào hồi 12 giờ 30 cùng ngày, Lễ truy điệu đồng chí Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ), nguyên Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn được cử hành trọng thể theo nghi thức cấp Nhà nước tại Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội).
Dự Lễ truy điệu có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương, các bậc lão thành cách mạng, gia đình, thân quyến đồng chí Đồng Sỹ Nguyên.
Đọc điếu văn tại Lễ truy điệu, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Lễ tang xúc động ôn lại cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng vẻ vang của đồng chí Đồng Sỹ Nguyên, người Đảng viên cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo tài năng, đức độ, đã có nhiều đóng góp lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc và nhân dân ta.
Đồng chí Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên là cán bộ lão thành cách mạng hơn 80 năm tuổi Đảng, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa IV, V, VI; nguyên Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị khóa V, Ủy viên Bộ Chính trị khóa VI, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ); đại biểu Quốc hội các khóa I, VI, VII, VIII.
Sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, sức yếu, đồng chí đã từ trần vào hồi 11 giờ 42, ngày 04-4-2019 (tức ngày 30 tháng Hai năm Kỷ Hợi), tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hưởng thọ 97 tuổi.
Đồng chí Đồng Sỹ Nguyên, tên khai sinh là Nguyễn Hữu Vũ; sinh ngày 01-3-1923 tại làng Trung Thôn, xã Quảng Trung, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước, cách mạng.
Tháng 12-1939, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam; trải qua các cương vị lãnh đạo ở xã, huyện, tỉnh; trong đó có thời gian hoạt động, gây dựng cơ sở cách mạng tại Thái Lan và Lào; tham gia lập chiến khu, chuẩn bị khởi nghĩa, giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Kháng chiến chống Pháp, đồng chí được cử đi học các lớp quân sự và được giao làm Cục phó Cục Tổ chức, Phái viên của Tổng tư lệnh trong các chiến dịch Điện Biên Phủ, Hoàng Hoa Thám, tham gia Bộ Chỉ huy và Đảng ủy Mặt trận Trung Lào.
Trong kháng chiến chống Mỹ, đồng chí là Cục phó, sau đó là Cục trưởng Cục Động viên dân quân, Bí thư Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan Bộ Tổng Tham mưu, Tổng Tham mưu phó; Chính ủy Quân khu 4, Bí thư Khu ủy; Chính ủy kiêm Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Mặt trận Trung Lào; Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần phụ trách Tổng cục Tiền phương.
Đặc biệt từ năm 1967 đến tháng 5-1976, đồng chí được giao đảm nhiệm các chức vụ: Tư lệnh Bộ Chỉ huy kiêm Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Bộ đội Trường Sơn 559; Bí thư Ban Cán sự cố vấn Đảng, quân, dân, chính, kiêm Tư lệnh Bộ đội tình nguyện ở Trung Hạ Lào.
Đồng chí được phong quân hàm Trung tướng năm 1974, tham gia Bộ chỉ huy cánh đường Quốc lộ 1 trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Đất nước thống nhất, Đồng chí được giao các trọng trách Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Chủ nhiệm, Bí thư Đảng ủy Tổng cục Xây dựng kinh tế; Thứ trưởng thường trực, Bộ trưởng, Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Xây dựng.
Đầu năm 1979, đồng chí được điều động làm Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu Thủ đô. Đến tháng 8-1979, đồng chí trở lại làm Bộ trưởng, Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Xây dựng.
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (tháng 3-1982), đồng chí giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải; từ tháng 12-1986, giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Năm 1991, đồng chí được cử làm Đặc phái viên của Chính phủ thực hiện Chương trình 327 "trồng bảo vệ rừng phòng hộ;" tham gia chỉ đạo xây dựng đường Hồ Chí Minh.
Đồng chí được Đảng, Nhà nước cho nghỉ công tác từ tháng 10-2006.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh cả cuộc đời chiến đấu, cống hiến, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, đồng chí Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên là tấm gương sáng về bản lĩnh chính trị, tinh thần dũng cảm, nêu cao phẩm chất đạo đức cách mạng, luôn tận tụy, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân.
Dù ở bất kỳ cương vị công tác nào, đồng chí luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, là người đảng viên cộng sản kiên trung, gương mẫu, thẳng thắn, trung thực, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Từ một thanh niên yêu nước, trải qua rèn luyện, thử thách trong phong trào cách mạng, đồng chí Đồng Sỹ Nguyên đã trở thành một vị tướng tài ba, một vị lãnh đạo tài năng, đức độ, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.
Đồng chí đã có đóng góp đặc biệt to lớn trong suốt quá trình xây dựng, duy trì thông suốt đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại, trực tiếp chỉ đạo các lực lượng quân đội, thanh niên xung phong “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước,” hình thành tuyến đường huyết mạch, chiến lược để vận chuyển cán bộ, chiến sỹ, quân lương, đạn dược từ hậu phương miền Bắc chi viện cho các mặt trận phía Nam.
Tên tuổi của đồng chí gắn liền với chiến trường Trường Sơn, với những chiến thắng lịch sử, chiến công oanh liệt của quân và dân ta trong các cuộc kháng chiến chống đế quốc, giành độc lập dân tộc.
Đồng chí là vị Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn huyền thoại trong thời gian lâu nhất và là một trong hai vị tướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam được Đảng, Nhà nước ta phong quân hàm vượt cấp từ Đại tá lên Trung tướng.
Trên mọi cương vị chiến đấu, công tác và trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, đồng chí Đồng Sỹ Nguyên luôn thể hiện tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; sự quyết đoán, gan dạ, mưu trí, thao lược trong lãnh đạo, chỉ huy trên các chiến trường, các mặt trận.
Cán bộ, chiến sỹ toàn quân luôn ghi nhớ và mãi tự hào về một vị chỉ huy dũng cảm, một tư lệnh chiến trường tài năng xuất chúng nhưng rất bình dị, gần gũi, với những câu chuyện đã trở thành giai thoại, như quá trình xây dựng “Đường kín” Tây Trường Sơn - một kỳ tích của quân và dân ta.
Đồng chí luôn trọn vẹn nghĩa tình với đồng chí, đồng đội; chính Đồng chí là người quyết định xây dựng Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn để quy tập, chăm sóc các đồng đội đã hy sinh anh dũng.
Nơi đây đã trở thành địa chỉ đỏ để giáo dục tinh thần yêu nước, cách mạng, nhắc nhở các thế hệ con cháu mai sau về một thời kỳ oanh liệt, một thiên anh hùng ca trong lịch sử cách mạng của Đảng, của dân tộc ta.
Sau khi nước nhà thống nhất, đồng chí tiếp tục được Đảng, Nhà nước giao nhiều trọng trách.
Dù trên bất kỳ cương vị lãnh đạo nào, đồng chí luôn thể hiện tinh thần quyết liệt, sâu sát thực tiễn trong chỉ đạo điều hành, không ngừng học tập, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo; đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội.
Đặc biệt, trong những năm tháng đầy khó khăn thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đồng chí đã để lại những dấu ấn đậm nét trong các lĩnh vực, nhất là xây dựng, công nghiệp, giao thông vận tải...
Đồng chí là một trong những người đưa ra ý tưởng xây dựng Công trình cầu Chương Dương và đường Hồ Chí Minh nối liền đất nước trên nền của đường mòn Trường Sơn huyền thoại năm xưa.
Những bài học kinh nghiệm, tổng kết công tác chỉ huy trong chiến đấu, lãnh đạo điều hành trong xây dựng và phát triển đất nước của đồng chí Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên vẫn còn nguyên giá trị, là di sản quý giá cho các thế hệ mai sau học tập và noi theo.
Trong cuộc sống hằng ngày, đồng chí là người gần gũi, chia sẻ với tinh thần đồng đội, đồng chí, đồng nghiệp sâu sắc. Đồng chí luôn dành những tình cảm sâu nặng với quê hương - nơi mình sinh ra và lớn lên; với đồng đội - những người đã kề vai sát cánh trong những năm tháng chiến đấu đầy khó khăn, gian khổ.
Trong gia đình, đồng chí là người chồng, người cha, người ông, người cụ mẫu mực, đức độ, giàu lòng nhân ái, luôn gần gũi, giản dị, bao dung.
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên không bao giờ ưu ái, mà ngược lại luôn khích lệ con cháu, người thân tự lực vươn lên, không quản ngại khó khăn, gian khổ, làm việc có ích, nỗ lực phấn đấu vì sự nghiệp chung, vì đất nước.
Người con thứ tư của Ông, Đại đội trưởng pháo binh Nguyễn Tiến Quân đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc.
Với những cống hiến, công lao to lớn và thành tích xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, đồng chí Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Quân công hạng nhất, Huy hiệu 80 tuổi Đảng và nhiều Huân chương, Huy chương, phần thưởng cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.
Lễ an táng đồng chí Đồng Sỹ Nguyên sẽ được cử hành vào hồi 17 giờ cùng ngày, tại Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng, Ba Vì, thành phố Hà Nội./.
Đến viếng Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên và chia buồn cùng gia quyến còn có nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An và Nguyễn Sinh Hùng cùng nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, các đồng chí lão thành cách mạng.
Vô cùng thương tiếc Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương và Nguyễn Minh Triết đã gửi vòng hoa kính viếng.
Trong niềm tiếc thương vô hạn, Đoàn Ban Tuyên giáo Trung ương do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng làm Trưởng Đoàn; Đoàn Bộ Ngoại giao do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh làm Trưởng Đoàn; Đoàn Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an do Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an làm Trưởng Đoàn;
Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Đại tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam làm Trưởng đoàn đã đến viếng; Đoàn Ban Nội chính Trung ương do Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc làm Trưởng Đoàn; Đoàn Ban Dân vận Trung ương do Phó trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Điểu K'Ré làm Trưởng Đoàn, đã đến viếng đồng chí Đồng Sỹ Nguyên.
Đoàn Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Bình, quê hương đồng chí Đồng Sỹ Nguyên, do Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hoàng Đăng Quang làm Trưởng đoàn đến viếng. Nhiều đoàn đại biểu lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương, các địa phương trong cả nước đã đến viếng và gửi vòng hoa viếng Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên.
Trong niềm xúc động, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ghi sổ tang: “ Vô cùng thương tiếc đồng chí Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng - Nhà lãnh đạo xuất sắc, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; Người chiến sĩ cộng sản kiên trung, sáng tạo, có nhiều công lao và cống hiến to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do, thống nhất đất nước và trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng chí mất đi là một tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, để lại cho chúng ta niềm tiếc thương sâu sắc và những tình cảm quý trọng, yêu mến. Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh Đồng chí! Xin vĩnh biệt Đồng chí! Xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến toàn thể gia đình!”
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi sổ tang: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, vị tướng tài ba, vị lãnh đạo tài năng, đức độ của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.
Với 97 năm tuổi đời, hơn 80 năm tuổi Đảng, đồng chí Đồng Sỹ Nguyên đã dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Với những trọng trách khác nhau, Đồng chí luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Quân đội và Nhân dân giao phó. Đặc biệt, tên tuổi và sự nghiệp của Đồng chí gắn liền với đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại.
Là Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn, Đồng chí đã trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng quân đội, thanh niên xung phong “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, hình thành tuyến đường huyết mạch, chiến lược để chi viện cho chiến trường miền Nam, góp phần quan trọng vào thắng lợi hoàn toàn của sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Sau khi đất nước thống nhất, Đồng chí là người lãnh đạo quyết liệt, trách nhiệm, sâu sát thực tiễn, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để lại những dấu ấn đậm nét trong nhiều lĩnh vực xây dựng, công nghiệp, giao thông vận tải và trong các công trình quan trọng của đất nước (như cầu Chương Dương, Đường Hồ Chí Minh…).
Thay mặt Chính phủ, tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới toàn thể gia quyến của Đồng chí. Xin kính cẩn nghiêng mình vĩnh biệt đồng chí Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên.”
Xúc động ghi sổ tang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân viết: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Đồng Sỹ Nguyên - Người cán bộ Cộng sản ưu tú, kiên cường của Đảng. Là đại biểu Quốc hội 4 khóa, đồng chí đã có những đóng góp xứng đáng cho Quốc hội nước nhà, từ khóa đầu tiên cách đây hơn 70 năm. Vĩnh biệt đồng chí.”
Thay mặt Đoàn Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Bình, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình Hoàng Đăng Quang ghi sổ tang: “Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Bình vô cùng thương tiếc đồng chí Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ), nguyên Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn – đã vĩnh biệt về nơi an nghỉ ngàn thu. Đồng chí là người con ưu tú của quê hương Quảng Bình, đã có nhiều cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc và nhân dân ta. Xin vĩnh biệt đồng chí về nơi yên nghỉ ngàn thu. Xin vĩnh biệt đồng chí!”
Vào hồi 12 giờ 30 cùng ngày, Lễ truy điệu đồng chí Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ), nguyên Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn được cử hành trọng thể theo nghi thức cấp Nhà nước tại Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội).
Dự Lễ truy điệu có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương, các bậc lão thành cách mạng, gia đình, thân quyến đồng chí Đồng Sỹ Nguyên.
Đọc điếu văn tại Lễ truy điệu, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Lễ tang xúc động ôn lại cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng vẻ vang của đồng chí Đồng Sỹ Nguyên, người Đảng viên cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo tài năng, đức độ, đã có nhiều đóng góp lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc và nhân dân ta.
Đồng chí Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên là cán bộ lão thành cách mạng hơn 80 năm tuổi Đảng, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa IV, V, VI; nguyên Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị khóa V, Ủy viên Bộ Chính trị khóa VI, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ); đại biểu Quốc hội các khóa I, VI, VII, VIII.
Sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, sức yếu, đồng chí đã từ trần vào hồi 11 giờ 42, ngày 04-4-2019 (tức ngày 30 tháng Hai năm Kỷ Hợi), tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hưởng thọ 97 tuổi.
Đồng chí Đồng Sỹ Nguyên, tên khai sinh là Nguyễn Hữu Vũ; sinh ngày 01-3-1923 tại làng Trung Thôn, xã Quảng Trung, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước, cách mạng.
Tháng 12-1939, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam; trải qua các cương vị lãnh đạo ở xã, huyện, tỉnh; trong đó có thời gian hoạt động, gây dựng cơ sở cách mạng tại Thái Lan và Lào; tham gia lập chiến khu, chuẩn bị khởi nghĩa, giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Kháng chiến chống Pháp, đồng chí được cử đi học các lớp quân sự và được giao làm Cục phó Cục Tổ chức, Phái viên của Tổng tư lệnh trong các chiến dịch Điện Biên Phủ, Hoàng Hoa Thám, tham gia Bộ Chỉ huy và Đảng ủy Mặt trận Trung Lào.
Trong kháng chiến chống Mỹ, đồng chí là Cục phó, sau đó là Cục trưởng Cục Động viên dân quân, Bí thư Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan Bộ Tổng Tham mưu, Tổng Tham mưu phó; Chính ủy Quân khu 4, Bí thư Khu ủy; Chính ủy kiêm Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Mặt trận Trung Lào; Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần phụ trách Tổng cục Tiền phương.
Đặc biệt từ năm 1967 đến tháng 5-1976, đồng chí được giao đảm nhiệm các chức vụ: Tư lệnh Bộ Chỉ huy kiêm Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Bộ đội Trường Sơn 559; Bí thư Ban Cán sự cố vấn Đảng, quân, dân, chính, kiêm Tư lệnh Bộ đội tình nguyện ở Trung Hạ Lào.
Đồng chí được phong quân hàm Trung tướng năm 1974, tham gia Bộ chỉ huy cánh đường Quốc lộ 1 trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Đất nước thống nhất, Đồng chí được giao các trọng trách Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Chủ nhiệm, Bí thư Đảng ủy Tổng cục Xây dựng kinh tế; Thứ trưởng thường trực, Bộ trưởng, Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Xây dựng.
Đầu năm 1979, đồng chí được điều động làm Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu Thủ đô. Đến tháng 8-1979, đồng chí trở lại làm Bộ trưởng, Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Xây dựng.
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (tháng 3-1982), đồng chí giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải; từ tháng 12-1986, giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Năm 1991, đồng chí được cử làm Đặc phái viên của Chính phủ thực hiện Chương trình 327 "trồng bảo vệ rừng phòng hộ;" tham gia chỉ đạo xây dựng đường Hồ Chí Minh.
Đồng chí được Đảng, Nhà nước cho nghỉ công tác từ tháng 10-2006.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh cả cuộc đời chiến đấu, cống hiến, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, đồng chí Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên là tấm gương sáng về bản lĩnh chính trị, tinh thần dũng cảm, nêu cao phẩm chất đạo đức cách mạng, luôn tận tụy, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân.
Dù ở bất kỳ cương vị công tác nào, đồng chí luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, là người đảng viên cộng sản kiên trung, gương mẫu, thẳng thắn, trung thực, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Từ một thanh niên yêu nước, trải qua rèn luyện, thử thách trong phong trào cách mạng, đồng chí Đồng Sỹ Nguyên đã trở thành một vị tướng tài ba, một vị lãnh đạo tài năng, đức độ, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.
Đồng chí đã có đóng góp đặc biệt to lớn trong suốt quá trình xây dựng, duy trì thông suốt đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại, trực tiếp chỉ đạo các lực lượng quân đội, thanh niên xung phong “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước,” hình thành tuyến đường huyết mạch, chiến lược để vận chuyển cán bộ, chiến sỹ, quân lương, đạn dược từ hậu phương miền Bắc chi viện cho các mặt trận phía Nam.
Tên tuổi của đồng chí gắn liền với chiến trường Trường Sơn, với những chiến thắng lịch sử, chiến công oanh liệt của quân và dân ta trong các cuộc kháng chiến chống đế quốc, giành độc lập dân tộc.
Đồng chí là vị Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn huyền thoại trong thời gian lâu nhất và là một trong hai vị tướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam được Đảng, Nhà nước ta phong quân hàm vượt cấp từ Đại tá lên Trung tướng.
Trên mọi cương vị chiến đấu, công tác và trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, đồng chí Đồng Sỹ Nguyên luôn thể hiện tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; sự quyết đoán, gan dạ, mưu trí, thao lược trong lãnh đạo, chỉ huy trên các chiến trường, các mặt trận.
Cán bộ, chiến sỹ toàn quân luôn ghi nhớ và mãi tự hào về một vị chỉ huy dũng cảm, một tư lệnh chiến trường tài năng xuất chúng nhưng rất bình dị, gần gũi, với những câu chuyện đã trở thành giai thoại, như quá trình xây dựng “Đường kín” Tây Trường Sơn - một kỳ tích của quân và dân ta.
Đồng chí luôn trọn vẹn nghĩa tình với đồng chí, đồng đội; chính Đồng chí là người quyết định xây dựng Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn để quy tập, chăm sóc các đồng đội đã hy sinh anh dũng.
Nơi đây đã trở thành địa chỉ đỏ để giáo dục tinh thần yêu nước, cách mạng, nhắc nhở các thế hệ con cháu mai sau về một thời kỳ oanh liệt, một thiên anh hùng ca trong lịch sử cách mạng của Đảng, của dân tộc ta.
Sau khi nước nhà thống nhất, đồng chí tiếp tục được Đảng, Nhà nước giao nhiều trọng trách.
Dù trên bất kỳ cương vị lãnh đạo nào, đồng chí luôn thể hiện tinh thần quyết liệt, sâu sát thực tiễn trong chỉ đạo điều hành, không ngừng học tập, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo; đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội.
Đặc biệt, trong những năm tháng đầy khó khăn thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đồng chí đã để lại những dấu ấn đậm nét trong các lĩnh vực, nhất là xây dựng, công nghiệp, giao thông vận tải...
Đồng chí là một trong những người đưa ra ý tưởng xây dựng Công trình cầu Chương Dương và đường Hồ Chí Minh nối liền đất nước trên nền của đường mòn Trường Sơn huyền thoại năm xưa.
Những bài học kinh nghiệm, tổng kết công tác chỉ huy trong chiến đấu, lãnh đạo điều hành trong xây dựng và phát triển đất nước của đồng chí Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên vẫn còn nguyên giá trị, là di sản quý giá cho các thế hệ mai sau học tập và noi theo.
Trong cuộc sống hằng ngày, đồng chí là người gần gũi, chia sẻ với tinh thần đồng đội, đồng chí, đồng nghiệp sâu sắc. Đồng chí luôn dành những tình cảm sâu nặng với quê hương - nơi mình sinh ra và lớn lên; với đồng đội - những người đã kề vai sát cánh trong những năm tháng chiến đấu đầy khó khăn, gian khổ.
Trong gia đình, đồng chí là người chồng, người cha, người ông, người cụ mẫu mực, đức độ, giàu lòng nhân ái, luôn gần gũi, giản dị, bao dung.
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên không bao giờ ưu ái, mà ngược lại luôn khích lệ con cháu, người thân tự lực vươn lên, không quản ngại khó khăn, gian khổ, làm việc có ích, nỗ lực phấn đấu vì sự nghiệp chung, vì đất nước.
Người con thứ tư của Ông, Đại đội trưởng pháo binh Nguyễn Tiến Quân đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc.
Với những cống hiến, công lao to lớn và thành tích xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, đồng chí Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Quân công hạng nhất, Huy hiệu 80 tuổi Đảng và nhiều Huân chương, Huy chương, phần thưởng cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.
Lễ an táng đồng chí Đồng Sỹ Nguyên sẽ được cử hành vào hồi 17 giờ cùng ngày, tại Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng, Ba Vì, thành phố Hà Nội./.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự hiện hữu của kinh tế chia sẻ  (10/04/2019)
Thủ tướng Hà Lan kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam  (10/04/2019)
Việt Nam và Hà Lan nhất trí xây dựng quan hệ Đối tác toàn diện  (09/04/2019)
Nội dung chính của Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (09/04/2019)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay