Ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Maroc
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tới Vương quốc Maroc, chiều 28-3 (giờ địa phương), tại thủ đô Rabat, Maroc, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam cùng Bộ Năng lượng, Mỏ và Phát triển bền vững Maroc tổ chức lễ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác về môi trường và phát triển bền vững.
Theo Bộ trưởng Năng lượng, Mỏ và Phát triển bền vững Maroc Aziz Rabbah, Maroc là quốc gia đang phát triển, rất chú trọng phát triển bền vững, xây dựng nền kinh tế xanh thân thiện với môi trường. Với việc ký kết văn kiện hợp tác này, Việt Nam và Maroc sẽ trở thành “đôi bạn cùng tiến” trong nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu; phát triển bền vững.
Bộ trưởng Aziz Rabbah nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Maroc trong lĩnh vực này; cho rằng phát triển bền vững và vì thế hệ tương lai cũng là nhận thức chung của Việt Nam và Maroc, hai nước cần cụ thể hóa những thỏa thuận hợp tác được ký kết lần này.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà chia sẻ, cũng giống như Maroc, Việt Nam được biết đến là quốc gia tươi đẹp, nhiều kỳ quan thiên nhiên của thế giới, có môi trường an ninh - chính trị ổn định nên các nhà đầu tư nước ngoài rất yên tâm lựa chọn đầu tư. Tuy nhiên, quá trình phát triển mạnh mẽ của Việt Nam vừa qua cũng đang đặt ra những vấn đề liên quan đến phát triển bền vững. Việt Nam xác định, phát triển kinh tế xanh, bền vững, thân thiện với môi trường là nhiệm vụ rất quan trọng. Để chuyển sang giai đoạn mới, tăng trưởng xanh với lượng khí thải cácbon thấp đòi hỏi hai nước phải hợp tác và trao đổi kinh nghiệm.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà bày tỏ mong muốn, Việt Nam và Maroc sẽ có những bước tiến nhanh, vững chắc để tiên phong trong hợp tác về tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững...
Cũng trong chiều cùng ngày, Bộ Công Thương Việt Nam cùng Bộ Công nghiệp, Đầu tư, Thương mại và Kinh tế số Maroc tổ chức ký kết Bản ghi nhớ thành lập Tiểu ban hợp tác về thương mại và công nghiệp.
Việc thành lập Tiểu ban hợp tác về thương mại và công nghiệp (SCCCI) nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác thương mại và công nghiệp trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với các điều khoản của Bản ghi nhớ và các luật, quy định, chính sách quốc gia hiện hành tại mỗi nước. SCCCI sẽ họp khi cần thiết và phải có yêu cầu bằng văn bản của một bên.
Cũng trong dịp này, đại diện hai Bộ đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bộ Công Thương của Việt Nam và Bộ Công nghiệp, Đầu tư, Thương mại và Kinh tế số của Maroc.
Theo đó, trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp nhằm thúc đẩy thương mại song phương và trao đổi kiến thức, công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp giữa hai nước.
Hai bên tăng cường trao đổi thông tin về các cơ hội kinh doanh giữa hai nước, nhất là về các ngành hàng có nhiều tiềm năng trao đổi thương mại như nông sản (cà phê, hạt tiêu, chà là, ôliu), hàng hải sản, sản phẩm dệt may, giày dép các loại, sợi các loại, điện thoại di động và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, phốt phát, than…
Hai bên thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực có thế mạnh như kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp điện tử và cơ khí, năng lượng tái tạo, dệt may, hóa chất, sản xuất phân bón; trao đổi kinh nghiệm về cơ chế chính sách phát triển thương mại và công nghiệp, thúc đẩy đầu tư và thành lập liên doanh giữa doanh nghiệp hai nước, đào tạo nguồn nhân lực để phát triển các ngành hàng, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp và kỹ thuật.
Hai bên cũng nhất trí thành lập Nhóm công tác Việt Nam - Maroc về hợp tác thương mại và công nghiệp để thường xuyên phối hợp, giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp tác song phương trong lĩnh vực này; nghiên cứu và đề xuất các chiến lược nhằm thúc đẩy và tăng cường quan hệ hợp tác thương mại, công nghiệp kèm theo các kế hoạch hành động giữa hai Bộ.../.
Hội nghị gặp mặt cán bộ lãnh đạo cấp cao nghỉ hưu  (29/03/2019)
Dự thảo báo cáo về công tác thu hồi tài sản tham nhũng tại Đà Nẵng  (29/03/2019)
Công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý I năm 2019  (29/03/2019)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay