Nghiên cứu, thực hiện các biện pháp hạn chế sụt lún đất ở đồng bằng sông Cửu Long
20:53, ngày 27-03-2019
TCCSĐT - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, chủ động chỉ đạo thực hiện các biện pháp phù hợp để hạn chế tốc độ sụt lún đất ở đồng bằng sông Cửu Long.
Vừa qua, trên một số báo điện tử (trong đó có báo Thanh niên) có đăng bài phản ánh việc khai thác mỗi ngày 2,5 triệu lít nước dưới đất ở đồng bằng sông Cửu Long làm giảm áp lực trong cấu trúc địa chất, khiến đồng bằng lún xuống. Hiện tượng sụt lún mặt đất, mất phù sa, nước biển dâng... sẽ khiến gần như toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long chìm dưới mặt nước biển vào năm 2100.
Về việc này, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan nghiên cứu, chủ động chỉ đạo thực hiện các biện pháp phù hợp để hạn chế tốc độ sụt lún đất ở đồng bằng sông Cửu Long theo thẩm quyền và chức năng quản lý nhà nước được giao; tham mưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý đối với các vấn đề vượt thẩm quyền.
Thành phố Lạng Sơn là đô thị loại II
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 325/QĐ-TTg công nhận thành phố Lạng Sơn là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Lạng Sơn.
Tỉnh Lạng Sơn là một tỉnh địa đầu Tổ quốc, nằm ở cửa ngõ Đông Bắc, là điểm đầu của Quốc lộ 1A, con đường huyết mạch nối Việt Nam với Trung Quốc, đồng thời cũng là con đường quan trọng nối Trung Quốc với các nước ASEAN. Với vị trí địa lý thuận lợi về kinh tế và quan trọng về an ninh - quốc phòng, tỉnh Lạng Sơn trở thành đầu mối quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội và hợp tác kinh tế quốc tế. Thành phố Lạng Sơn là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Lạng Sơn, được công nhận là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Lạng Sơn vào năm 2000.
Kể từ khi được công nhận là đô thị loại III, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân thành phố Lạng Sơn đã tích cực khai thác tiềm năng, lợi thế và huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triên kinh tế - xã hội, bộ mặt đô thị có nhiều thay đổi tích cực, đời sống của nhân dân được nâng cao. Các lĩnh vực du lịch - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, đô thị của thành phố Lạng Sơn đã phát triển vượt bậc, đặc biệt là tăng trưởng của các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại. Trong 3 năm (2015 - 2017), tốc độ tăng trưởng của thành phố Lạng Sơn đạt 8,82%. Năm 2017, tổng thu nhập bình quân đầu người đạt 78,12 triệu đồng/người/năm, gấp 1,46 lần so với cả nước.
Bắc Ninh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại II
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định điều chỉnh phân loại đơn vị hành chính tỉnh Bắc Ninh từ đơn vị hành chính cấp tỉnh loại III lên loại II.
Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định điểm phân loại đơn vị hành chính là tổng số điểm đạt được của các tiêu chuẩn về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của đơn vị hành chính đó. Tổng số điểm tối đa của các tiêu chí là 100 điểm.
Đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được phân loại I khi có tổng số điểm đạt được từ 75 điểm trở lên; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được phân loại II khi có tổng số điểm đạt được từ 50 điểm đến dưới 75 điểm. đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã không đạt khung điểm xác định loại I, loại II thì được phân loại III.
Theo tiêu chuẩn của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13, đơn vị hành chính tỉnh Bắc Ninh đạt tổng số điểm các tiêu chuẩn là 57,6 điểm nên được phân loại II. Cụ thể, về tiêu chuẩn quy mô dân số đạt 23,6 điểm; diện tích tự nhiên 10 điểm; số đơn vị hành chính trực thuộc 3,5 điểm; trình độ phát triển kinh tế - xã hội 20,5 điểm; các yếu tố đặc thù 0 điểm./.
Về việc này, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan nghiên cứu, chủ động chỉ đạo thực hiện các biện pháp phù hợp để hạn chế tốc độ sụt lún đất ở đồng bằng sông Cửu Long theo thẩm quyền và chức năng quản lý nhà nước được giao; tham mưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý đối với các vấn đề vượt thẩm quyền.
Thành phố Lạng Sơn là đô thị loại II
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 325/QĐ-TTg công nhận thành phố Lạng Sơn là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Lạng Sơn.
Tỉnh Lạng Sơn là một tỉnh địa đầu Tổ quốc, nằm ở cửa ngõ Đông Bắc, là điểm đầu của Quốc lộ 1A, con đường huyết mạch nối Việt Nam với Trung Quốc, đồng thời cũng là con đường quan trọng nối Trung Quốc với các nước ASEAN. Với vị trí địa lý thuận lợi về kinh tế và quan trọng về an ninh - quốc phòng, tỉnh Lạng Sơn trở thành đầu mối quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội và hợp tác kinh tế quốc tế. Thành phố Lạng Sơn là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Lạng Sơn, được công nhận là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Lạng Sơn vào năm 2000.
Kể từ khi được công nhận là đô thị loại III, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân thành phố Lạng Sơn đã tích cực khai thác tiềm năng, lợi thế và huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triên kinh tế - xã hội, bộ mặt đô thị có nhiều thay đổi tích cực, đời sống của nhân dân được nâng cao. Các lĩnh vực du lịch - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, đô thị của thành phố Lạng Sơn đã phát triển vượt bậc, đặc biệt là tăng trưởng của các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại. Trong 3 năm (2015 - 2017), tốc độ tăng trưởng của thành phố Lạng Sơn đạt 8,82%. Năm 2017, tổng thu nhập bình quân đầu người đạt 78,12 triệu đồng/người/năm, gấp 1,46 lần so với cả nước.
Bắc Ninh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại II
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định điều chỉnh phân loại đơn vị hành chính tỉnh Bắc Ninh từ đơn vị hành chính cấp tỉnh loại III lên loại II.
Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định điểm phân loại đơn vị hành chính là tổng số điểm đạt được của các tiêu chuẩn về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của đơn vị hành chính đó. Tổng số điểm tối đa của các tiêu chí là 100 điểm.
Đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được phân loại I khi có tổng số điểm đạt được từ 75 điểm trở lên; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được phân loại II khi có tổng số điểm đạt được từ 50 điểm đến dưới 75 điểm. đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã không đạt khung điểm xác định loại I, loại II thì được phân loại III.
Theo tiêu chuẩn của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13, đơn vị hành chính tỉnh Bắc Ninh đạt tổng số điểm các tiêu chuẩn là 57,6 điểm nên được phân loại II. Cụ thể, về tiêu chuẩn quy mô dân số đạt 23,6 điểm; diện tích tự nhiên 10 điểm; số đơn vị hành chính trực thuộc 3,5 điểm; trình độ phát triển kinh tế - xã hội 20,5 điểm; các yếu tố đặc thù 0 điểm./.
Phát huy hơn nữa hợp tác an ninh-quốc phòng Việt Nam - Brunei  (27/03/2019)
Đưa quan hệ Việt Nam - Brunei lên tầm Đối tác Toàn diện  (27/03/2019)
Hoạt động của các Phó Thủ tướng Chính phủ ngày 27-3-2019  (27/03/2019)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 18 đến ngày 25-3-2019)  (27/03/2019)
Nguồn vốn tín dụng chính sách tạo sinh kế bền vững cho thanh niên  (27/03/2019)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay