Vốn FDI vào Việt Nam tăng mạnh trong tháng 01-2019
23:07, ngày 04-02-2019
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính chung trong tháng 01-2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 1,9 tỷ USD, tăng 51,9% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong đó, đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) tính từ đầu năm đến thời điểm 20-01-2019 có 226 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 805 triệu USD, tăng 36,1% về số dự án và tăng 81,9% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018.
Bên cạnh đó, có 72 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 340,3 triệu USD, giảm 25,5% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm đạt hơn 1,145 tỷ USD, tăng 27,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong tháng còn có 489 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 761,9 triệu USD, tăng 114% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó có 72 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 384,91 triệu USD và 417 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 376,97 triệu USD.
Cũng trong tháng 1, vốn FDI thực hiện ước tính đạt hơn 1,55 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ tháng 01-2018.
Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 13,58 tỷ USD, bằng 94,9% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 67,9% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 13,4 tỷ USD, bằng 95% so với cùng kỳ 2018 và chiếm 67% kim ngạch xuất khẩu.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, vốn FDI của các dự án cấp mới trong tháng tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với số vốn đăng ký đạt 591 triệu USD, chiếm 73,4% tổng vốn đăng ký cấp mới; ngành vận tải, kho bãi đạt 65,3 triệu USD, chiếm 8,1%.
Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải đạt 59,2 triệu USD, chiếm 7,4%; các ngành còn lại đạt 89,5 triệu USD, chiếm 11,1%.
Ngay từ đầu năm 2019, Nhật Bản đã “rót” vốn đầu tư gần 364 triệu USD, chiếm 19% tổng vốn đầu tư, dẫn đầu 51 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Minh chứng là Dự án Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kyoshin (Việt Nam) được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh ngày 17-01-2019 tăng vốn đầu tư thêm 134,7 triệu USD.
Đây là dự án được nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tại Tp. Hồ Chí Minh từ năm 1995 với mục tiêu sản xuất, gia công và xuất khẩu các linh kiện đồ điện, khuôn mẫu.
Hay như Dự án Katolec Global Logistics Việt Nam được đầu tư bởi Katolec Corporation (Nhật Bản) với tổng vốn đầu tư 65 triệu USD với mục tiêu kho bãi và lưu giữ hàng hóa tại Hà Nam; Dự án Nhà máy Sews-Components Việt Nam II, với tổng vốn đầu tư đăng ký 64,89 triệu USD do nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tại Hưng Yên…
Đứng vị trí thứ 2 là Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư đăng ký 349,1 triệu USD, chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Trung Quốc đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 307,8 triệu USD, chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư.
Theo địa bàn đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 39 tỉnh, thành phố, trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn đăng ký 745,7 triệu USD, chiếm 39,1% tổng vốn đầu tư.
Bình Dương đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 240 triệu USD, chiếm 12,5% tổng vốn đầu tư. Hải Dương đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký 125,7 triệu USD, chiếm 6,5% tổng vốn đầu tư.
Trong tháng 01-2019, cả nước có 4 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đầu tư bên Việt Nam là 1,05 triệu USD; trong đó, có 2 dự án thuộc lĩnh vực bán buôn bán lẻ với tổng vốn đầu tư bên Việt Nam là 600 nghìn USD, chiếm 47,9% tổng vốn đầu tư.
Hai dự án còn lại thuộc lĩnh vực hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ và thông tin và truyền thông. Các nước nhận đầu tư của Việt Nam trong tháng 01-2019 là Singapore, Phần Lan, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Cũng trong tháng 01-2019, có 01 dự án điều chỉnh vốn đầu tư với vốn đầu tư Việt Nam tăng thêm là 200 nghìn USD. Tính chung trong tháng 01-2019, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và tăng thêm đạt 1,25 triệu USD./.
Bên cạnh đó, có 72 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 340,3 triệu USD, giảm 25,5% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm đạt hơn 1,145 tỷ USD, tăng 27,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong tháng còn có 489 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 761,9 triệu USD, tăng 114% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó có 72 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 384,91 triệu USD và 417 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 376,97 triệu USD.
Cũng trong tháng 1, vốn FDI thực hiện ước tính đạt hơn 1,55 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ tháng 01-2018.
Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 13,58 tỷ USD, bằng 94,9% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 67,9% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 13,4 tỷ USD, bằng 95% so với cùng kỳ 2018 và chiếm 67% kim ngạch xuất khẩu.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, vốn FDI của các dự án cấp mới trong tháng tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với số vốn đăng ký đạt 591 triệu USD, chiếm 73,4% tổng vốn đăng ký cấp mới; ngành vận tải, kho bãi đạt 65,3 triệu USD, chiếm 8,1%.
Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải đạt 59,2 triệu USD, chiếm 7,4%; các ngành còn lại đạt 89,5 triệu USD, chiếm 11,1%.
Ngay từ đầu năm 2019, Nhật Bản đã “rót” vốn đầu tư gần 364 triệu USD, chiếm 19% tổng vốn đầu tư, dẫn đầu 51 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Minh chứng là Dự án Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kyoshin (Việt Nam) được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh ngày 17-01-2019 tăng vốn đầu tư thêm 134,7 triệu USD.
Đây là dự án được nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tại Tp. Hồ Chí Minh từ năm 1995 với mục tiêu sản xuất, gia công và xuất khẩu các linh kiện đồ điện, khuôn mẫu.
Hay như Dự án Katolec Global Logistics Việt Nam được đầu tư bởi Katolec Corporation (Nhật Bản) với tổng vốn đầu tư 65 triệu USD với mục tiêu kho bãi và lưu giữ hàng hóa tại Hà Nam; Dự án Nhà máy Sews-Components Việt Nam II, với tổng vốn đầu tư đăng ký 64,89 triệu USD do nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tại Hưng Yên…
Đứng vị trí thứ 2 là Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư đăng ký 349,1 triệu USD, chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Trung Quốc đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 307,8 triệu USD, chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư.
Theo địa bàn đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 39 tỉnh, thành phố, trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn đăng ký 745,7 triệu USD, chiếm 39,1% tổng vốn đầu tư.
Bình Dương đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 240 triệu USD, chiếm 12,5% tổng vốn đầu tư. Hải Dương đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký 125,7 triệu USD, chiếm 6,5% tổng vốn đầu tư.
Trong tháng 01-2019, cả nước có 4 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đầu tư bên Việt Nam là 1,05 triệu USD; trong đó, có 2 dự án thuộc lĩnh vực bán buôn bán lẻ với tổng vốn đầu tư bên Việt Nam là 600 nghìn USD, chiếm 47,9% tổng vốn đầu tư.
Hai dự án còn lại thuộc lĩnh vực hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ và thông tin và truyền thông. Các nước nhận đầu tư của Việt Nam trong tháng 01-2019 là Singapore, Phần Lan, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Cũng trong tháng 01-2019, có 01 dự án điều chỉnh vốn đầu tư với vốn đầu tư Việt Nam tăng thêm là 200 nghìn USD. Tính chung trong tháng 01-2019, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và tăng thêm đạt 1,25 triệu USD./.
Cộng đồng người Việt tại Liên bang Nga đón Tết cổ truyền dân tộc  (04/02/2019)
Quán triệt phương châm: “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá hiệu quả”  (04/02/2019)
Xuất khẩu nông sản Việt Nam năm 2019 hướng tới mục tiêu 43 tỷ USD  (04/02/2019)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 28-01 đến ngày 03-02-2019  (04/02/2019)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay