Thủ tướng: Tập trung đổi mới cơ chế quản lý, điều hành ngay từ quý 1
TCCSĐT - Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, sáng 31-01, ngày cuối cùng của tháng đầu tiên năm 2019, Chính phủ đã họp Phiên thường kỳ nhằm đánh giá tình hình kinh tế, xã hội tháng Một và dâng hương tưởng nhớ các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ.
Thủ tướng: Tập trung đổi mới cơ chế quản lý, điều hành ngay từ quý 1
Trong phát biểu mở đầu Phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng trước không khí hân hoan, hối hả, tất bật chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 của người dân cả nước.
Thủ tướng cũng vui mừng nhắc lại thành tích lịch sử của đội tuyển bóng đá nam Việt Nam lọt vào top 8 đội mạnh nhất châu Á tại Asian Cup 2019 vừa qua. Thủ tướng cũng khẳng định kết quả nổi bật của sự kiện Đoàn Cấp cao Chính phủ Việt Nam dự Hội nghị thường niên Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thuỵ Sỹ trong tháng Một với việc đưa ra một thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam - quốc gia đổi mới sáng tạo, một nền kinh tế liên kết sâu rộng với kinh tế toàn cầu.
Bên cạnh việc đánh giá tình hình kinh tế xã hội tháng 1, Thủ tướng cũng đặt ra yêu cầu cho các thành viên Chính phủ kiểm tra công tác tình hình chuẩn bị Tết cho nhân dân, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng chịu thiệt hại nhiều do thiên tai.
Đánh giá về tình hình kinh tế, xã hội của đất nước tháng Một, Thủ tướng cho rằng vẫn tiếp tục xu hướng tốt của năm 2018. CPI tăng 0,1%, tỷ giá, lãi xuất ổn định.
Tháng vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã mua được trên 4 tỷ USD dự trữ ngoại hối. Đối tượng chính sách, nhất là ở các vùng, miền khó khăn đều được chăm sóc tận nơi, tận nhà về các chế độ liên quan.
Đặc biệt, chỉ số sản xuất công nghiệp vẫn tăng gần 8%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dung tăng cao; cơ số dự trữ hàng hoá được đảm bảo tốt, không có tình trạng khan hiếm, thiếu hàng hoá. Công tác thu hút nguồn vốn FDI vẫn phát triển tốt. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tăng 8,5%, đạt 5,56% kế hoạch năm 2019.
Thủ tướng cũng cho biết, trong tháng Một, xuất khẩu cả nước đạt trên 20 tỷ USD nhưng nhập khẩu 20,8 tỷ USD do nhu cầu hàng hoá cuối năm rất cao nên ngay tháng Một đã có hiện tượng nhập siêu. Cả nước có trên 10.000 doanh nghiệp thành lập mới với quy mô vốn tăng 53,8%, điều này cho thấy quy mô các doanh nghiệp Việt Nam.
Đáng chú ý, trong thời gian này có trên 8 ngàn doanh nghiệp hoạt động trở lại. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội môi trường được đảm bảo. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tội phạm xã hội đen, tín dụng đen được truy quét quyết liệt.
Với tinh thần “việc hôm nay chớ để ngày mai”, Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ tập trung đổi mới trong công tác điều hành và quản lý; đổi mới cơ chế điều hành ngay sau Tết, ngay từ quý 1, nhất là những lĩnh vực, công trình quan trọng mà đất nước đang có nhu cầu cao như phát triển công nghiệp quy mô lớn hay những vấn đề đang là nỗi nhức nhối trong nhân dân cần có biện pháp xử lý, khắc phục như tai nạn giao thông.
Tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các bộ, ngành liên quan theo dõi sát tình hình giá cả thị trường để có biện pháp quản lý, điều hành phù hợp. Nỗ lực để đảm bảo cái Tết an toàn, ấm cúng cho người dân, Thủ tướng yêu cầu.
Theo chương trình, cũng trong phiên họp lần này, Chính phủ sẽ thảo luận về phương án giao cơ quan đầu mối quản lý chất thải rắn; chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 và thảo luận về một số dự án luật...
Phiên họp sẽ diễn ra trong sáng 31-01.
Thủ tướng dâng hương tưởng nhớ các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước
Nhân dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, 2019, chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới dâng hương tưởng nhớ các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã tới dâng hương nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nhà lãnh đạo đã có 75 năm hoạt động cách mạng liên tục, 35 năm là Ủy viên Bộ Chính trị, 32 năm là Thủ tướng Chính phủ.
Tưởng nhớ nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu nhấn mạnh đồng chí Phạm Văn Đồng không chỉ là một nhà lãnh đạo kiệt xuất mà còn là một nhà văn hóa xuất sắc của Đảng. Lúc sinh thời, Thủ tướng Phạm Văn Đồng luôn quan tâm sâu sắc đến văn hóa, có nhiều tác phẩm, bài viết, bài nói về lĩnh vực tư tưởng - văn hóa.
Tới dâng hương nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười vừa từ trần vào tháng 10-2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại tinh thần dám nghĩ, dám làm của đồng chí Đỗ Mười khi cùng với Bộ Chính trị đưa ra những quyết sách mang tính bước ngoặt về chống lạm phát, xóa bỏ bao cấp về kinh doanh lương thực cách đây hơn 30 năm. Đồng chí còn là nhà lãnh đạo đã đưa ra chủ trương phát triển mạnh mẽ công nghiệp nặng, tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tự cường.
Tới dâng hương nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại đồng chí Nguyễn Cơ Thạch là nhà ngoại giao tài ba, khôn khéo, thông minh, sáng tạo và có tầm nhìn chiến lược. Với tư duy đổi mới, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã đưa ra những kiến nghị và góp phần chỉ đạo thực hiện những điều chỉnh có ý nghĩa chiến lược về đường lối, chính sách đối ngoại, đưa nước ta thoát khỏi thế bị bao vây, cô lập; đồng thời bình thường hóa và mở rộng quan hệ với các nước lớn và các tổ chức quốc tế quan trọng.
Cũng trong chiều 31-01, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã tới dâng hương Chủ tịch nước Trần Đại Quang vừa từ trần vào tháng 9-2018./.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đừng để người dân nào không có Tết  (01/02/2019)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chúc Tết tại Văn phòng Quốc hội  (01/02/2019)
40 năm nhìn lại chiến thắng bảo vệ biên giới Tây Nam Tổ quốc và cùng nhân dân Campuchia đánh bại chế độ diệt chủng Pol Pot Iêng Xari  (01/02/2019)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 21 đến ngày 27-01-2019)  (01/02/2019)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay