Luôn là một phần máu thịt không thể tách rời của Tổ quốc
22:26, ngày 27-01-2019
Dự chương trình “Xuân Quê hương 2019” chia vui với kiều bào từ khắp nơi trên thế giới trở về quê hương vui Xuân, đón Tết, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, đối với đất nước và dân tộc Việt Nam, bà con kiều bào dù ở bất cứ nơi đâu, luôn luôn là một phần máu thịt không thể tách rời của Tổ quốc.
Trong không khí sum họp đầm ấm nhân dịp Xuân mới, chào đón Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, tối 26-01-2019, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia - Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) chủ trì, phối hợp Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và các bộ, ngành liên quan, tổ chức chương trình nghệ thuật “Xuân Quê hương 2019”. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân đã tới dự chương trình, chia vui với kiều bào từ khắp nơi trên thế giới trở về quê hương vui Xuân, đón Tết.
Cùng dự chương trình có lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, lãnh đạo các tỉnh, thành phố lân cận; các vị Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Ngoại giao và Tổ chức quốc tế tại Hà Nội. Khoảng 1.000 đại biểu kiều bào trở về từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, đại diện cho hơn 4,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập trên khắp năm châu, trở về quê nhà đón Tết Kỷ Hợi 2019, đã tham dự Chương trình.
Phát biểu khai mạc Chương trình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh: Năm 2018 vừa khép lại với niềm phấn khởi, tự hào bởi những thành tựu to lớn, toàn diện mà đất nước đã đạt được. Để đạt được những thành tựu ý nghĩa đó, cùng với sự lãnh đạo của Đảng, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân cả nước, không thể không nhắc đến sự đóng góp vô cùng quý báu, thiết thực cả về trí tuệ, vật chất và tinh thần của cộng đồng hơn 4,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài.
Bà con kiều bào ta luôn hướng về quê hương đất nước, tiếp tục đoàn kết, tương trợ lẫn nhau để xây dựng cộng đồng vững mạnh, hòa nhập thành công, có vị thế ngày càng cao và có nhiều đóng góp cho xã hội nước sở tại. Mỗi người Việt Nam ở nước ngoài là một vị Đại sứ gắn kết và vun đắp cho tình hữu nghị giữa đất mẹ Việt Nam với quê hương thứ hai của mình, đồng thời trực tiếp tham gia thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng, công cuộc xây dựng, phát triển bền vững của đất nước, vì sự phồn vinh của dân tộc.
Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục được triển khai tích cực và chủ động. Các hoạt động hỗ trợ bà con củng cố địa vị pháp lý, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, duy trì tiếng Việt để gắn kết cộng đồng, công tác thông tin, tuyên truyền được đẩy mạnh, trong đó chú trọng đổi mới về hình thức và nội dung, đáp ứng thiết thực nhu cầu của kiều bào. Công tác đại đoàn kết dân tộc dành cho kiều bào cũng được triển khai hiệu quả, phong phú với nhiều hoạt động như Xuân Quê hương 2018, Giỗ Tổ Hùng Vương, Trại hè Việt Nam. Các hoạt động trên đã nhận được sự hưởng ứng và tham gia tích cực của đông đảo kiều bào, góp phần giúp bà con có thông tin đầy đủ và khách quan về tình hình đất nước, khơi gợi và lan tỏa tình cảm hướng về đất nước.
Phó Thủ tướng tin tưởng, với những thành công đạt được trong năm Mậu Tuất 2018, đất nước ta sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tựu rực rỡ hơn nữa. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, với lòng tự hào, tự tôn dân tộc, sẽ cùng nhau đoàn kết, tiếp tục đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng, phát triển bền vững và tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt chào mừng các vị đại biểu, các vị khách quý cùng đại diện bà con kiều bào từ khắp nơi trên thế giới trở về quê Cha đất Tổ ăn Tết, đón Xuân; gửi những tình cảm thân thương, lời thăm hỏi chân tình và lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất tới những người con của quê hương Việt Nam yêu dấu đang sinh sống, làm việc và học tập ở nước ngoài.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Đối với đất nước và dân tộc Việt Nam, bà con kiều bào dù ở bất cứ nơi đâu, luôn luôn là một phần máu thịt không thể tách rời của Tổ quốc, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Tổ quốc và Chính phủ luôn luôn nhớ thương các đồng bào, như bố mẹ thương nhớ các người con đi vắng. Đó là nhân tâm thiên lý, đó là tình nghĩa một nhà"!
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vui mừng thông báo: Nhìn lại năm Mậu Tuất 2018, mặc dù tình hình thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, nhưng dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đất nước ta vẫn tiếp tục đà phát triển, vượt qua mọi khó khăn và đạt được nhiều kết quả toàn diện đáng mừng trên hầu hết các lĩnh vực, để lại những ấn tượng tốt đẹp, tạo đà và động lực mới, khí thế mới cho việc hoàn thành toàn bộ các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2019 và cả 5 năm 2016 - 2020. Một không khí phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang tiếp tục lan tỏa sâu rộng trên khắp cả nước và được bạn bè quốc tế ghi nhận. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: Đạt được những kết quả nêu trên, trước hết là do ý Đảng hợp với lòng dân, là sức mạnh đoàn kết, thống nhất cao, sự nỗ lực phấn đấu, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó có sự đóng góp quý báu và rất quan trọng của cộng đồng người Việt Nam ta đang sinh sống, làm việc và học tập ở nước ngoài.
Những giải pháp vận động, hỗ trợ tích cực và toàn diện của Đảng và Nhà nước đã thu hút được đáng kể nguồn lực và nguồn chất xám của hơn 4,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống, học tập và lao động tại hơn 110 quốc gia, vùng lãnh thổ để phục vụ phát triển đất nước. Những năm gần đây, trung bình mỗi năm có khoảng 300 - 500 lượt trí thức kiều bào về nước, tham gia vào các hoạt động khoa học và công nghệ, giáo dục - đào tạo, đóng góp nhiều ý kiến sâu rộng, thiết thực trong các vấn đề phát triển của đất nước, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển công nghệ trong nước. Nhiều nhân sĩ, trí thức, nhà khoa học ở khắp nơi trên thế giới dù tuổi cao vẫn miệt mài đóng góp cho công cuộc phát triển, hợp tác quốc tế về khoa học của đất nước, đào tạo nhiều cán bộ khoa học cho quê hương. Bên cạnh các hoạt động cá nhân, nhiều hoạt động có tính tổ chức của trí thức người Việt Nam ở nước ngoài trong nhiều ngành và lĩnh vực kinh tế khác nhau cũng đã đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế đất nước. Nhiều chuyên gia, trí thức đã trực tiếp về làm việc theo lời mời hoặc có chương trình hợp tác cụ thể với các trường đại học, cơ quan nghiên cứu, khu công nghệ cao, các cơ sở kinh tế...
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Đảng và Nhà nước Việt Nam hết sức trân trọng những ý kiến tư vấn, tham mưu của các nhà khoa học Việt kiều nhằm giúp đất nước nhanh chóng tiếp cận với trình độ tiên tiến về khoa học - công nghệ của thế giới, nhất là trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra hiện nay. Nhiều doanh nhân người Việt ở nước ngoài, các hiệp hội, mạng lưới đã và đang tích cực đưa hàng Việt Nam ra thị trường thế giới, đồng thời đưa các doanh nghiệp nước ngoài, các công ty đa quốc gia vào Việt Nam đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Năm 2018, số kiều hối gửi về nước đã lên tới gần 16 tỉ USD, tăng gấp hơn 100 lần so với năm 1993. Đáng chú ý là, đầu tư từ nguồn kiều hối trong những năm gần đây với khoảng 3.000 dự án tập trung vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao mức sống của nhân dân.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài còn là "chất xúc tác" quan trọng đối với những thành công của hoạt động ngoại giao nhân dân nước ta trong công cuộc đổi mới. Thông qua các hoạt động giao lưu văn hoá, tôn giáo, bà con kiều bào ta đã và đang góp phần giữ gìn bản sắc và quảng bá những giá trị văn hóa dân tộc, xây dựng hình ảnh Việt Nam ở nước ngoài, thúc đẩy, lan tỏa và giành được sự yêu mến của bạn bè các nước, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Những đóng góp đáng trân trọng và đầy tự hào của bà con kiều bào ta đối với quê hương, đất nước xuất phát từ chính lòng yêu nước nồng nàn của mỗi người con đất Việt, là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn thấu cảm với bà con xa xứ, chia sẻ những khó khăn, vất vả sống nơi đất khách, quê người, đồng thời cũng tin tưởng rằng, người Việt Nam ta dù đi đâu, ở đâu, làm gì, cũng luôn luôn giữ gìn và truyền lại cho các thế hệ con em mình ý thức: "Nước có nguồn, cây có cội, dù đi xa vạn đỗi, không phai nhòa nguồn cội Rồng Tiên", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Con Hồng cháu Lạc phải thương nhau cùng". Đó chính là tư tưởng "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công" của Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu.
Những thành tựu to lớn trong năm 2018 của đất nước một lần nữa khẳng định sức mạnh lớn lao của tinh thần đại đoàn kết toàn dân; tạo dựng nền móng vững chắc, góp phần củng cố niềm tin, khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và tạo điều kiện thuận lợi để những người con đất Việt tiếp tục chung tay vững bước trên con đường đổi mới, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tận dụng tốt thời cơ, thuận lợi, cùng nhau xây dựng một tương lai rạng ngời, một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Trong không khí cả nước đang náo nức đón chào một mùa Xuân mới đang về trên đất nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đánh trống khai hội Xuân Kỷ Hợi 2019./.
Cùng dự chương trình có lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, lãnh đạo các tỉnh, thành phố lân cận; các vị Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Ngoại giao và Tổ chức quốc tế tại Hà Nội. Khoảng 1.000 đại biểu kiều bào trở về từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, đại diện cho hơn 4,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập trên khắp năm châu, trở về quê nhà đón Tết Kỷ Hợi 2019, đã tham dự Chương trình.
Phát biểu khai mạc Chương trình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh: Năm 2018 vừa khép lại với niềm phấn khởi, tự hào bởi những thành tựu to lớn, toàn diện mà đất nước đã đạt được. Để đạt được những thành tựu ý nghĩa đó, cùng với sự lãnh đạo của Đảng, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân cả nước, không thể không nhắc đến sự đóng góp vô cùng quý báu, thiết thực cả về trí tuệ, vật chất và tinh thần của cộng đồng hơn 4,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài.
Bà con kiều bào ta luôn hướng về quê hương đất nước, tiếp tục đoàn kết, tương trợ lẫn nhau để xây dựng cộng đồng vững mạnh, hòa nhập thành công, có vị thế ngày càng cao và có nhiều đóng góp cho xã hội nước sở tại. Mỗi người Việt Nam ở nước ngoài là một vị Đại sứ gắn kết và vun đắp cho tình hữu nghị giữa đất mẹ Việt Nam với quê hương thứ hai của mình, đồng thời trực tiếp tham gia thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng, công cuộc xây dựng, phát triển bền vững của đất nước, vì sự phồn vinh của dân tộc.
Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục được triển khai tích cực và chủ động. Các hoạt động hỗ trợ bà con củng cố địa vị pháp lý, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, duy trì tiếng Việt để gắn kết cộng đồng, công tác thông tin, tuyên truyền được đẩy mạnh, trong đó chú trọng đổi mới về hình thức và nội dung, đáp ứng thiết thực nhu cầu của kiều bào. Công tác đại đoàn kết dân tộc dành cho kiều bào cũng được triển khai hiệu quả, phong phú với nhiều hoạt động như Xuân Quê hương 2018, Giỗ Tổ Hùng Vương, Trại hè Việt Nam. Các hoạt động trên đã nhận được sự hưởng ứng và tham gia tích cực của đông đảo kiều bào, góp phần giúp bà con có thông tin đầy đủ và khách quan về tình hình đất nước, khơi gợi và lan tỏa tình cảm hướng về đất nước.
Phó Thủ tướng tin tưởng, với những thành công đạt được trong năm Mậu Tuất 2018, đất nước ta sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tựu rực rỡ hơn nữa. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, với lòng tự hào, tự tôn dân tộc, sẽ cùng nhau đoàn kết, tiếp tục đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng, phát triển bền vững và tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt chào mừng các vị đại biểu, các vị khách quý cùng đại diện bà con kiều bào từ khắp nơi trên thế giới trở về quê Cha đất Tổ ăn Tết, đón Xuân; gửi những tình cảm thân thương, lời thăm hỏi chân tình và lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất tới những người con của quê hương Việt Nam yêu dấu đang sinh sống, làm việc và học tập ở nước ngoài.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Đối với đất nước và dân tộc Việt Nam, bà con kiều bào dù ở bất cứ nơi đâu, luôn luôn là một phần máu thịt không thể tách rời của Tổ quốc, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Tổ quốc và Chính phủ luôn luôn nhớ thương các đồng bào, như bố mẹ thương nhớ các người con đi vắng. Đó là nhân tâm thiên lý, đó là tình nghĩa một nhà"!
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vui mừng thông báo: Nhìn lại năm Mậu Tuất 2018, mặc dù tình hình thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, nhưng dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đất nước ta vẫn tiếp tục đà phát triển, vượt qua mọi khó khăn và đạt được nhiều kết quả toàn diện đáng mừng trên hầu hết các lĩnh vực, để lại những ấn tượng tốt đẹp, tạo đà và động lực mới, khí thế mới cho việc hoàn thành toàn bộ các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2019 và cả 5 năm 2016 - 2020. Một không khí phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang tiếp tục lan tỏa sâu rộng trên khắp cả nước và được bạn bè quốc tế ghi nhận. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: Đạt được những kết quả nêu trên, trước hết là do ý Đảng hợp với lòng dân, là sức mạnh đoàn kết, thống nhất cao, sự nỗ lực phấn đấu, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó có sự đóng góp quý báu và rất quan trọng của cộng đồng người Việt Nam ta đang sinh sống, làm việc và học tập ở nước ngoài.
Những giải pháp vận động, hỗ trợ tích cực và toàn diện của Đảng và Nhà nước đã thu hút được đáng kể nguồn lực và nguồn chất xám của hơn 4,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống, học tập và lao động tại hơn 110 quốc gia, vùng lãnh thổ để phục vụ phát triển đất nước. Những năm gần đây, trung bình mỗi năm có khoảng 300 - 500 lượt trí thức kiều bào về nước, tham gia vào các hoạt động khoa học và công nghệ, giáo dục - đào tạo, đóng góp nhiều ý kiến sâu rộng, thiết thực trong các vấn đề phát triển của đất nước, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển công nghệ trong nước. Nhiều nhân sĩ, trí thức, nhà khoa học ở khắp nơi trên thế giới dù tuổi cao vẫn miệt mài đóng góp cho công cuộc phát triển, hợp tác quốc tế về khoa học của đất nước, đào tạo nhiều cán bộ khoa học cho quê hương. Bên cạnh các hoạt động cá nhân, nhiều hoạt động có tính tổ chức của trí thức người Việt Nam ở nước ngoài trong nhiều ngành và lĩnh vực kinh tế khác nhau cũng đã đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế đất nước. Nhiều chuyên gia, trí thức đã trực tiếp về làm việc theo lời mời hoặc có chương trình hợp tác cụ thể với các trường đại học, cơ quan nghiên cứu, khu công nghệ cao, các cơ sở kinh tế...
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Đảng và Nhà nước Việt Nam hết sức trân trọng những ý kiến tư vấn, tham mưu của các nhà khoa học Việt kiều nhằm giúp đất nước nhanh chóng tiếp cận với trình độ tiên tiến về khoa học - công nghệ của thế giới, nhất là trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra hiện nay. Nhiều doanh nhân người Việt ở nước ngoài, các hiệp hội, mạng lưới đã và đang tích cực đưa hàng Việt Nam ra thị trường thế giới, đồng thời đưa các doanh nghiệp nước ngoài, các công ty đa quốc gia vào Việt Nam đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Năm 2018, số kiều hối gửi về nước đã lên tới gần 16 tỉ USD, tăng gấp hơn 100 lần so với năm 1993. Đáng chú ý là, đầu tư từ nguồn kiều hối trong những năm gần đây với khoảng 3.000 dự án tập trung vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao mức sống của nhân dân.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài còn là "chất xúc tác" quan trọng đối với những thành công của hoạt động ngoại giao nhân dân nước ta trong công cuộc đổi mới. Thông qua các hoạt động giao lưu văn hoá, tôn giáo, bà con kiều bào ta đã và đang góp phần giữ gìn bản sắc và quảng bá những giá trị văn hóa dân tộc, xây dựng hình ảnh Việt Nam ở nước ngoài, thúc đẩy, lan tỏa và giành được sự yêu mến của bạn bè các nước, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Những đóng góp đáng trân trọng và đầy tự hào của bà con kiều bào ta đối với quê hương, đất nước xuất phát từ chính lòng yêu nước nồng nàn của mỗi người con đất Việt, là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn thấu cảm với bà con xa xứ, chia sẻ những khó khăn, vất vả sống nơi đất khách, quê người, đồng thời cũng tin tưởng rằng, người Việt Nam ta dù đi đâu, ở đâu, làm gì, cũng luôn luôn giữ gìn và truyền lại cho các thế hệ con em mình ý thức: "Nước có nguồn, cây có cội, dù đi xa vạn đỗi, không phai nhòa nguồn cội Rồng Tiên", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Con Hồng cháu Lạc phải thương nhau cùng". Đó chính là tư tưởng "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công" của Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu.
Những thành tựu to lớn trong năm 2018 của đất nước một lần nữa khẳng định sức mạnh lớn lao của tinh thần đại đoàn kết toàn dân; tạo dựng nền móng vững chắc, góp phần củng cố niềm tin, khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và tạo điều kiện thuận lợi để những người con đất Việt tiếp tục chung tay vững bước trên con đường đổi mới, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tận dụng tốt thời cơ, thuận lợi, cùng nhau xây dựng một tương lai rạng ngời, một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Trong không khí cả nước đang náo nức đón chào một mùa Xuân mới đang về trên đất nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đánh trống khai hội Xuân Kỷ Hợi 2019./.
Mãi mãi niềm tin theo Đảng  (27/01/2019)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Thu hút nguồn lực kiều bào để phát triển đất nước  (26/01/2019)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo  (26/01/2019)
Chủ tịch Quốc hội dự “Tết sum vầy” tại Bình Dương và gặp gỡ đại biểu văn nghệ sĩ khu vực phía Nam  (26/01/2019)
Thủ tướng chúc Tết nhân sĩ, trí thức, kiều bào và người nghèo  (26/01/2019)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay