Các hoạt động của Thủ tướng Chính phủ tại WEF Davos 2019
23:30, ngày 23-01-2019
TCCSĐT - Tối 22-01, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ, theo lời mời của Chủ tịch sáng lập và điều hành WEF Klaus Schwab.
Tham gia Đoàn có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Đại sứ Việt Nam tại Thụy Sỹ Phạm Hải Bằng, Trợ lý Thủ tướng Chính phủ Bùi Huy Hùng.
Với chủ đề “Toàn cầu hóa 4.0: Định hình cấu trúc toàn cầu trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, WEF Davos 2019 dự kiến thu hút khoảng 3.000 đại biểu, trong đó khoảng 50 nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế tham dự.
Chương trình Diễn đàn WEF 2019 bao gồm hơn 400 buổi làm việc của lãnh đạo các chính phủ, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, các chuyên gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực và thế hệ trẻ, đến từ khắp nơi trên thế giới.
Hội nghị WEF Davos 2019 sẽ đánh giá tác động, triển vọng và thảo luận việc hợp tác, đối thoại để xử lý các vấn đề địa chính trị; đánh giá, thúc đẩy cải cách các khuôn khổ thể chế toàn cầu hiện nay để thích ứng với bối cảnh mới về chính trị, kinh tế và xã hội; định hình các quy định, khuôn khổ thể chế mới nhằm thúc đẩy hợp tác toàn cầu trong các lĩnh vực…
Ngoài ra, các đại biểu cũng sẽ đánh giá tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với các lĩnh vực, ngành kinh tế, đánh giá sự thay đổi mạnh mẽ về lao động, việc làm và thúc đẩy tư duy hệ thống nhằm cải thiện căn bản việc quản lý toàn diện môi trường sinh thái.
Việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị WEF Davos 2019 sẽ quảng bá thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam; truyền tải thông điệp về đường lối, chính sách, biện pháp lớn của Chính phủ Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội năm 2019.
Đây cũng là cơ hội Việt Nam giới thiệu quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, nhất là việc triển khai các Hiệp định Thương mại Tự do thế hệ mới mà Việt Nam ký kết và đang đàm phán, trong đó có Hiệp định CPTPP và sắp tới là Hiệp định EVFTA.
Trong khuôn khổ Hội nghị WEF Davos 2019, Việt Nam và WEF dự kiến sẽ ký kết Thỏa thuận hợp tác xây dựng Trung tâm cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại Việt Nam và Ý định thư về hợp tác trong vấn đề rác thải nhựa.
Khoảng 7 giờ sáng ngày 23-01 giờ địa phương (khoảng 13 giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Zurich, Thụy Sĩ, bắt đầu chuyến tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2019 tại Davos, Thụy Sĩ theo lời mời của Chủ tịch sáng lập và điều hành WEF Klaus Schwab.
Đón Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đoàn tại sân bay Zurich có Đại sứ Việt Nam tại Thụy Sĩ Phạm Hải Bằng cùng các cán bộ của Đại sứ quán và Phái đoàn Việt Nam tại Geneva.
Ngay sau khi xuống máy bay, Thủ tướng và đoàn đã rời Zurich, đi Davos, bắt đầu những hoạt động đầu tiên trong khuôn khổ chuyến tham dự WEF Davos 2019.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và phát biểu tại phiên thảo luận với chủ đề “Cuộc gặp các nhà lãnh đạo về chương trình nghị sự hành động đại dương”. Tại phiên khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ghi nhận nhiều nỗ lực trong quản trị biển và đại dương. Thủ tướng cũng cho rằng lĩnh vực này rất cần phải có những đột phá, nhất là huy động và phân bổ hiệu quả nguồn lực để ứng phó với những thách thức nghiêm trọng của biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng và hỗ trợ cho các quốc gia bị tác động nặng nề nhất.
Thủ tướng đề nghị thành lập “Diễn đàn đối tác công-tư rộng mở về ứng phó với biển đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái biển” để tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác, chuyển giao công nghệ, huy động các nguồn lực và thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp vào bảo vệ môi trường biển.
Với môi trường siêu kết nối trong Cách mạng công nghiệp 4.0 đang mở ra cơ hội phát triển cho nhiều lĩnh vực, trong đó có bảo vệ biển - đại dương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới phối hợp với các đối tác nghiên cứu, thúc đẩy hình thành Mạng lưới toàn cầu về chia sẻ dữ liệu biển và đại dương; hoan nghênh cộng đồng quốc tế ủng hộ lập trường chung của ASEAN về việc cần phải bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không trên khu vực Biển Đông.
Bên lề Hội nghị WEF Davos 2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc gặp, tiếp xúc. Tại cuộc gặp Thủ tướng Nepal K.P. Sharma Oli, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng ngài Sharma Oli được bầu lại làm Thủ tướng Nepal; khẳng định chính sách nhất quán luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Nepal.
Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường tiếp xúc các cấp, nhất là cấp cao; thúc đẩy sớm ký Thỏa thuận miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước sang tìm hiểu thị trường đầu tư trong lĩnh vực Nepal có nhu cầu như viễn thông, năng lượng, hạ tầng…và các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như nông sản, thực phẩm, dệt may, da giầy, điện tử...
Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn Nepal đã ủng hộ Việt Nam ứng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021. Thủ tướng Sharma Oli chúc mừng Việt Nam về những thành tựu phát triển kinh tế xã hội trong những năm qua cũng như vai trò ngày càng cao của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới; khẳng định Chính phủ Nepal sẽ tiếp tục chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường đầu tư kinh doanh tại Nepal.
Tại cuộc gặp với Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Roberto Azevedo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam coi trọng hệ thống thương mại đa phương dựa trên hệ thống các nguyên tắc và luật trong khuôn khổ WTO; nhấn mạnh sau hơn 10 năm gia nhập WTO, Việt Nam đã phát huy tinh thần chủ động, trách nhiệm cao.
Tổng Giám đốc WTO bày tỏ ấn tượng trước những thành tựu trong phát triển kinh tế-xã hội mọi mặt của Việt Nam; cảm ơn sự hỗ trợ, phối hợp hiệu quả của Việt Nam trong hệ thống thương mại đa biên. Ngài Roberto Azevedo khẳng định WTO sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo nhân lực về hội nhập, thương mại quốc tế.
Tiếp đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu các cuộc tiếp xúc với nhiều lãnh đạo các tập đoàn đa quốc gia bên lề WEF Davos 2019./.
Với chủ đề “Toàn cầu hóa 4.0: Định hình cấu trúc toàn cầu trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, WEF Davos 2019 dự kiến thu hút khoảng 3.000 đại biểu, trong đó khoảng 50 nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế tham dự.
Chương trình Diễn đàn WEF 2019 bao gồm hơn 400 buổi làm việc của lãnh đạo các chính phủ, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, các chuyên gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực và thế hệ trẻ, đến từ khắp nơi trên thế giới.
Hội nghị WEF Davos 2019 sẽ đánh giá tác động, triển vọng và thảo luận việc hợp tác, đối thoại để xử lý các vấn đề địa chính trị; đánh giá, thúc đẩy cải cách các khuôn khổ thể chế toàn cầu hiện nay để thích ứng với bối cảnh mới về chính trị, kinh tế và xã hội; định hình các quy định, khuôn khổ thể chế mới nhằm thúc đẩy hợp tác toàn cầu trong các lĩnh vực…
Ngoài ra, các đại biểu cũng sẽ đánh giá tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với các lĩnh vực, ngành kinh tế, đánh giá sự thay đổi mạnh mẽ về lao động, việc làm và thúc đẩy tư duy hệ thống nhằm cải thiện căn bản việc quản lý toàn diện môi trường sinh thái.
Việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị WEF Davos 2019 sẽ quảng bá thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam; truyền tải thông điệp về đường lối, chính sách, biện pháp lớn của Chính phủ Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội năm 2019.
Đây cũng là cơ hội Việt Nam giới thiệu quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, nhất là việc triển khai các Hiệp định Thương mại Tự do thế hệ mới mà Việt Nam ký kết và đang đàm phán, trong đó có Hiệp định CPTPP và sắp tới là Hiệp định EVFTA.
Trong khuôn khổ Hội nghị WEF Davos 2019, Việt Nam và WEF dự kiến sẽ ký kết Thỏa thuận hợp tác xây dựng Trung tâm cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại Việt Nam và Ý định thư về hợp tác trong vấn đề rác thải nhựa.
Khoảng 7 giờ sáng ngày 23-01 giờ địa phương (khoảng 13 giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Zurich, Thụy Sĩ, bắt đầu chuyến tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2019 tại Davos, Thụy Sĩ theo lời mời của Chủ tịch sáng lập và điều hành WEF Klaus Schwab.
Đón Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đoàn tại sân bay Zurich có Đại sứ Việt Nam tại Thụy Sĩ Phạm Hải Bằng cùng các cán bộ của Đại sứ quán và Phái đoàn Việt Nam tại Geneva.
Ngay sau khi xuống máy bay, Thủ tướng và đoàn đã rời Zurich, đi Davos, bắt đầu những hoạt động đầu tiên trong khuôn khổ chuyến tham dự WEF Davos 2019.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và phát biểu tại phiên thảo luận với chủ đề “Cuộc gặp các nhà lãnh đạo về chương trình nghị sự hành động đại dương”. Tại phiên khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ghi nhận nhiều nỗ lực trong quản trị biển và đại dương. Thủ tướng cũng cho rằng lĩnh vực này rất cần phải có những đột phá, nhất là huy động và phân bổ hiệu quả nguồn lực để ứng phó với những thách thức nghiêm trọng của biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng và hỗ trợ cho các quốc gia bị tác động nặng nề nhất.
Thủ tướng đề nghị thành lập “Diễn đàn đối tác công-tư rộng mở về ứng phó với biển đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái biển” để tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác, chuyển giao công nghệ, huy động các nguồn lực và thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp vào bảo vệ môi trường biển.
Với môi trường siêu kết nối trong Cách mạng công nghiệp 4.0 đang mở ra cơ hội phát triển cho nhiều lĩnh vực, trong đó có bảo vệ biển - đại dương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới phối hợp với các đối tác nghiên cứu, thúc đẩy hình thành Mạng lưới toàn cầu về chia sẻ dữ liệu biển và đại dương; hoan nghênh cộng đồng quốc tế ủng hộ lập trường chung của ASEAN về việc cần phải bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không trên khu vực Biển Đông.
Bên lề Hội nghị WEF Davos 2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc gặp, tiếp xúc. Tại cuộc gặp Thủ tướng Nepal K.P. Sharma Oli, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng ngài Sharma Oli được bầu lại làm Thủ tướng Nepal; khẳng định chính sách nhất quán luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Nepal.
Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường tiếp xúc các cấp, nhất là cấp cao; thúc đẩy sớm ký Thỏa thuận miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước sang tìm hiểu thị trường đầu tư trong lĩnh vực Nepal có nhu cầu như viễn thông, năng lượng, hạ tầng…và các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như nông sản, thực phẩm, dệt may, da giầy, điện tử...
Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn Nepal đã ủng hộ Việt Nam ứng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021. Thủ tướng Sharma Oli chúc mừng Việt Nam về những thành tựu phát triển kinh tế xã hội trong những năm qua cũng như vai trò ngày càng cao của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới; khẳng định Chính phủ Nepal sẽ tiếp tục chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường đầu tư kinh doanh tại Nepal.
Tại cuộc gặp với Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Roberto Azevedo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam coi trọng hệ thống thương mại đa phương dựa trên hệ thống các nguyên tắc và luật trong khuôn khổ WTO; nhấn mạnh sau hơn 10 năm gia nhập WTO, Việt Nam đã phát huy tinh thần chủ động, trách nhiệm cao.
Tổng Giám đốc WTO bày tỏ ấn tượng trước những thành tựu trong phát triển kinh tế-xã hội mọi mặt của Việt Nam; cảm ơn sự hỗ trợ, phối hợp hiệu quả của Việt Nam trong hệ thống thương mại đa biên. Ngài Roberto Azevedo khẳng định WTO sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo nhân lực về hội nhập, thương mại quốc tế.
Tiếp đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu các cuộc tiếp xúc với nhiều lãnh đạo các tập đoàn đa quốc gia bên lề WEF Davos 2019./.
Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết các gia đình chính sách tại Cần Thơ  (23/01/2019)
Tiểu ban Điều lệ Đảng Đại hội XIII tiến hành phiên họp thứ nhất  (23/01/2019)
Sự kiện trong nước nội bật tuần qua (từ ngày 14 đến ngày 20-01-2019)  (23/01/2019)
Thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Thái Lan  (23/01/2019)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 14 đến ngày 20-01-2019)  (23/01/2019)
Cu-ba: Sáu mươi năm kiên định và sáng tạo mở đường cách mạng  (23/01/2019)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên