Tháng hành động quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS năm 2018
23:10, ngày 01-12-2018
TCCSĐT - Ngày 01-12-2018, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ phát động Tháng hành động quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS năm 2018. Sự kiện đã thu hút sự tham của gần 2.000 người gồm các khối học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang và đoàn thể nhân dân. Tại Lễ phát động, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đưa ra thông điệp “Hãy hành động để hướng tới mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020”.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, mặc dù trong những năm qua Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng trong phong trào phòng, chống HIV/AIDS tuy nhiên vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức như: số người nhiễm mới HIV đang gia tăng trong một số nhóm người có nguy cơ cao; công tác dự phòng HIV - chìa khóa để kết thúc dịch AIDS vẫn còn nhiều khoảng thiếu hụt và cần được quan tâm hơn; tiến trình chuyển đổi dịch vụ điều trị HIV sang nguồn Bảo hiểm y tế và hòa nhập vào hệ thống y tế chung vẫn đang tiếp tục với những khó khăn tiềm tàng; nhiều người dân vẫn chưa tiếp cận được đầy đủ tới các dịch vụ phòng chống HIV và tiếp tục bị kỳ thị, phân biệt đối xử...
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến kêu gọi lãnh đạo các cấp, các ban, ngành, đoàn thể Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố, các tổ chức xã hội, ngành y tế và mỗi người dân cần phải hành động mạnh mẽ hơn nữa để mọi người dân Việt Nam đều có thể tiếp cận các dịch vụ dự phòng không bị lây nhiễm HIV. Đồng thời hành động để người có hành vi nguy cơ cao tiếp cận sớm dịch vụ xét nghiệm HIV, người nhiễm HIV được tiếp cận điều trị bằng thuốc ARV sớm; hành động để mọi người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế để có thể điều trị HIV/AIDS lâu dài và bền vững.
Đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam, bà Marie-Odile Emond, Giám đốc Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) tại Việt Nam, cho biết trong năm 2018, Việt Nam đã triển khai thành công nhiều sáng kiến mới để người dân có nhiều sự lựa chọn hơn cũng như tiếp cận được dễ dàng hơn tới các dịch vụ phòng chống HIV. Những sáng kiến mới này bao gồm xét nghiệm HIV tại cộng đồng, tự xét nghiệm HIV, điều trị dự phòng HIV trước phơi nhiễm (PrEP), đa dạng hóa các dịch vụ như điều trị methadone, cung cấp bơm kim tiêm sạch, xét nghiệm tải lượng HIV, và tăng cường nỗ lực giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV.
Đặc biệt là “bước ngoặt” lịch sử khi sắp tới đây Việt Nam sẽ bắt đầu cung cấp dịch vụ điều trị kháng HIV do Bảo hiểm y tế chi trả sẽ tạo điều kiện cho những người đang điều trị kháng HIV được dễ dàng sử dụng cả các dịch vụ chăm sóc y tế khác ngoài HIV. “Với những nỗ lực này, Việt Nam sẽ đạt mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020 và hoàn toàn thanh toán HIV/AIDS vào năm 2030,” bà Bà Marie-Odile Emond khẳng định.
Theo thống kê của Cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, hiện cả nước có 209.000 người nhiễm còn sống, tuy nhiên chỉ quản lý được 175.000 người, trong đó đang điều trị bằng ARV cho 130.000 người. Đặc biệt, dịch HIV/AIDS vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong cộng đồng, điển hình như tại xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, Phú Thọ từng phát hiện 42 người có HIV trong một thời điểm. Theo đó, mỗi năm Việt Nam có khoảng hơn 8.000 trường hợp nhiễm HIV mới được phát hiện và khoảng 3.000-4.000 người tử vong vì AIDS. Trong đó, nguy cơ lây truyền HIV qua đường tình dục ngày càng chiếm tỉ lệ cao. Lây truyền HIV trong nhóm đồng tính nam có xu hướng tăng nhanh, nhất là trong nhóm đồng tính nam trẻ tuổi. Ước tính cả nước hiện có khoảng 170.000 người đồng tính nam.
Trước đó, tại buổi cung cấp thông tin cho báo chí về HIV/AIDS vào tháng 11-2018, TS. Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), cho biết trong 6 tháng đầu năm 2018, nước ta phát hiện 3.500 ca mắc mới HIV, trong đó có 1.824 ca mắc AIDS, 814 người tử vong do HIV. Như vậy, số trường hợp có HIV phát hiện mới giảm 30%, số bệnh nhân AIDS giảm 27%. Riêng số người có HIV tử vong tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, HIV/AIDS vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật và tử vong ở Việt Nam và còn ít nhất khoảng 50.000 người nhiễm HIV sống trong cộng đồng mà chưa biết tình trạng nhiễm HIV của mình.
Chia sẻ về tầm quan trọng của ức chế virus HIV đối với người bệnh, cán bộ y tế và cộng đồng, TS. Jonh Blandford, Giám đốc Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) Việt Nam cho biết, người có HIV cần phải điều trị ARV để ngăn ngừa lây truyền. Khi điều trị ARV đạt đến mức ức chế virus, nghĩa là tải lượng virus dưới 200 bản sao/ml, còn gọi là dưới ngưỡng phát hiện, sẽ ngăn ngừa được lây truyền HIV qua đường tình dục.
Dự phòng trước phơi nhiễm HIV rất quan trọng trong nhóm quan hệ đồng giới nam, chuyển giới và người sử dụng ma túy. Vừa qua, Bộ Y tế đã có kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV giai đoạn 2018-2020, đang triển khai ở 11 tỉnh, thành. Mục tiêu đến cuối năm 2019 đạt 5.610 người sử dụng PrEP và đến cuối năm 2020 đạt được 7.300 người, là những người trong nhóm nguy cơ cao./.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến kêu gọi lãnh đạo các cấp, các ban, ngành, đoàn thể Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố, các tổ chức xã hội, ngành y tế và mỗi người dân cần phải hành động mạnh mẽ hơn nữa để mọi người dân Việt Nam đều có thể tiếp cận các dịch vụ dự phòng không bị lây nhiễm HIV. Đồng thời hành động để người có hành vi nguy cơ cao tiếp cận sớm dịch vụ xét nghiệm HIV, người nhiễm HIV được tiếp cận điều trị bằng thuốc ARV sớm; hành động để mọi người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế để có thể điều trị HIV/AIDS lâu dài và bền vững.
Đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam, bà Marie-Odile Emond, Giám đốc Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) tại Việt Nam, cho biết trong năm 2018, Việt Nam đã triển khai thành công nhiều sáng kiến mới để người dân có nhiều sự lựa chọn hơn cũng như tiếp cận được dễ dàng hơn tới các dịch vụ phòng chống HIV. Những sáng kiến mới này bao gồm xét nghiệm HIV tại cộng đồng, tự xét nghiệm HIV, điều trị dự phòng HIV trước phơi nhiễm (PrEP), đa dạng hóa các dịch vụ như điều trị methadone, cung cấp bơm kim tiêm sạch, xét nghiệm tải lượng HIV, và tăng cường nỗ lực giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV.
Đặc biệt là “bước ngoặt” lịch sử khi sắp tới đây Việt Nam sẽ bắt đầu cung cấp dịch vụ điều trị kháng HIV do Bảo hiểm y tế chi trả sẽ tạo điều kiện cho những người đang điều trị kháng HIV được dễ dàng sử dụng cả các dịch vụ chăm sóc y tế khác ngoài HIV. “Với những nỗ lực này, Việt Nam sẽ đạt mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020 và hoàn toàn thanh toán HIV/AIDS vào năm 2030,” bà Bà Marie-Odile Emond khẳng định.
Theo thống kê của Cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, hiện cả nước có 209.000 người nhiễm còn sống, tuy nhiên chỉ quản lý được 175.000 người, trong đó đang điều trị bằng ARV cho 130.000 người. Đặc biệt, dịch HIV/AIDS vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong cộng đồng, điển hình như tại xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, Phú Thọ từng phát hiện 42 người có HIV trong một thời điểm. Theo đó, mỗi năm Việt Nam có khoảng hơn 8.000 trường hợp nhiễm HIV mới được phát hiện và khoảng 3.000-4.000 người tử vong vì AIDS. Trong đó, nguy cơ lây truyền HIV qua đường tình dục ngày càng chiếm tỉ lệ cao. Lây truyền HIV trong nhóm đồng tính nam có xu hướng tăng nhanh, nhất là trong nhóm đồng tính nam trẻ tuổi. Ước tính cả nước hiện có khoảng 170.000 người đồng tính nam.
Trước đó, tại buổi cung cấp thông tin cho báo chí về HIV/AIDS vào tháng 11-2018, TS. Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), cho biết trong 6 tháng đầu năm 2018, nước ta phát hiện 3.500 ca mắc mới HIV, trong đó có 1.824 ca mắc AIDS, 814 người tử vong do HIV. Như vậy, số trường hợp có HIV phát hiện mới giảm 30%, số bệnh nhân AIDS giảm 27%. Riêng số người có HIV tử vong tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, HIV/AIDS vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật và tử vong ở Việt Nam và còn ít nhất khoảng 50.000 người nhiễm HIV sống trong cộng đồng mà chưa biết tình trạng nhiễm HIV của mình.
Chia sẻ về tầm quan trọng của ức chế virus HIV đối với người bệnh, cán bộ y tế và cộng đồng, TS. Jonh Blandford, Giám đốc Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) Việt Nam cho biết, người có HIV cần phải điều trị ARV để ngăn ngừa lây truyền. Khi điều trị ARV đạt đến mức ức chế virus, nghĩa là tải lượng virus dưới 200 bản sao/ml, còn gọi là dưới ngưỡng phát hiện, sẽ ngăn ngừa được lây truyền HIV qua đường tình dục.
Dự phòng trước phơi nhiễm HIV rất quan trọng trong nhóm quan hệ đồng giới nam, chuyển giới và người sử dụng ma túy. Vừa qua, Bộ Y tế đã có kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV giai đoạn 2018-2020, đang triển khai ở 11 tỉnh, thành. Mục tiêu đến cuối năm 2019 đạt 5.610 người sử dụng PrEP và đến cuối năm 2020 đạt được 7.300 người, là những người trong nhóm nguy cơ cao./.
Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Triều Tiên vì lợi ích nhân dân hai nước  (01/12/2018)
Thủ tướng chính phủ tặng Bằng khen cho Agribank vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn  (01/12/2018)
Làm start-up hãy bắt đầu từ những nhu cầu thiết thực hàng ngày  (01/12/2018)
Gia Lai cần tiếp tục tăng độ che phủ rừng  (30/11/2018)
Các hoạt động của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh  (30/11/2018)
Cuộc đời hoạt động, cống hiến to lớn của đồng chí Ngô Gia Tự  (30/11/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển