Truyền thông thế giới đưa tin về Quốc hội Việt Nam phê chuẩn CPTPP
22:20, ngày 12-11-2018
Chiều 12-11, với 96,7% đại biểu tán thành, Quốc hội Việt Nam đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan.
Nhiều hãng truyền thông thế giới đã đồng loạt đưa tin về sự kiện trên.
Hãng tin AFP của Pháp nhấn mạnh Việt Nam đã trở thành quốc gia thứ 7 phê chuẩn hiệp định, dự kiến có hiệu lực vào cuối năm nay, bất chấp việc Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận mà ông cho là nguyên nhân khiến người dân Mỹ bị mất việc làm.
Hãng thông tấn Pháp dẫn lời Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh "đây là quyết định quan trọng," khẳng định vai trò chủ động của Việt Nam trong hội nhập quốc tế.
Trong khi đó, hãng tin Reuters của Anh cho rằng là một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất của khu vực nhờ xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đầu tư nước ngoài mạnh mẽ, Việt Nam được cho là nằm trong số những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ CPTPP.
Theo một nghiên cứu của Chính phủ Việt Nam, hiệp định này sẽ giúp thúc đẩy Tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam tăng 1,3%, trong khi xuất khẩu tăng 4% vào năm 2035.
Dẫn tuyên bố của Chính phủ Việt Nam, Reuters khẳng định: "Đây không chỉ là thỏa thuận thương mại mà còn là bước tiến trong việc ban hành và thực thi luật pháp, dưới sự quản lý của chính phủ và giám sát của xã hội".
Trong khi đó, hãng tin AP của Mỹ cũng nhanh chóng loan báo sự kiện Việt Nam trở thành quốc gia thứ 7 phê chuẩn CPTPP.
Hãng tin này cũng cho rằng với việc xuất khẩu một lượng lớn điện thoại di động, quần áo, giày dép, hải sản và các sản phẩm nông nghiệp, Việt Nam sẽ là một trong những nước thành viên được hưởng lợi nhiều nhất từ CPTPP.
Hãng tin AP dẫn Nghị quyết phê chuẩn CPTPP vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua nêu rõ: "Chính phủ cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực để bảo đảm tận dụng, phát huy các cơ hội và lợi ích mà CPTPP đem lại; đồng thời xây dựng, triển khai hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, xử lý những tác động bất lợi có thể phát sinh trong quá trình thực hiện CPTPP".
Báo New York Times của Mỹ cũng dẫn lại tin của AP về sự kiện Quốc hội Việt Nam phê chuẩn CPTPP.
Hãng tin Sputnik của Nga và báo Asahi Shimbun của Nhật Bản đều nhấn mạnh Việt Nam chính thức trở thành quốc gia thứ 7 thông qua "hiệp định thế kỷ" CPTPP.
CPTPP - tên gọi trước đây là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), là hiệp định thương mại tự do giữa 11 nước gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Với việc Australia trở thành nước thứ 6 phê chuẩn và thông qua, hiệp định đủ điều kiện có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày 30-10-2018.
CPTPP được kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, giảm đói nghèo và nâng cao chất lượng sống của người dân các quốc gia thành viên.
Hiệp định này sẽ tạo ra một trong những khối tự do thương mại lớn nhất thế giới với một thị trường khoảng 499 triệu dân và tổng GDP khoảng 10.100 tỷ USD, chiếm 13,5% GDP thế giới./.
Hãng tin AFP của Pháp nhấn mạnh Việt Nam đã trở thành quốc gia thứ 7 phê chuẩn hiệp định, dự kiến có hiệu lực vào cuối năm nay, bất chấp việc Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận mà ông cho là nguyên nhân khiến người dân Mỹ bị mất việc làm.
Hãng thông tấn Pháp dẫn lời Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh "đây là quyết định quan trọng," khẳng định vai trò chủ động của Việt Nam trong hội nhập quốc tế.
Trong khi đó, hãng tin Reuters của Anh cho rằng là một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất của khu vực nhờ xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đầu tư nước ngoài mạnh mẽ, Việt Nam được cho là nằm trong số những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ CPTPP.
Theo một nghiên cứu của Chính phủ Việt Nam, hiệp định này sẽ giúp thúc đẩy Tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam tăng 1,3%, trong khi xuất khẩu tăng 4% vào năm 2035.
Dẫn tuyên bố của Chính phủ Việt Nam, Reuters khẳng định: "Đây không chỉ là thỏa thuận thương mại mà còn là bước tiến trong việc ban hành và thực thi luật pháp, dưới sự quản lý của chính phủ và giám sát của xã hội".
Trong khi đó, hãng tin AP của Mỹ cũng nhanh chóng loan báo sự kiện Việt Nam trở thành quốc gia thứ 7 phê chuẩn CPTPP.
Hãng tin này cũng cho rằng với việc xuất khẩu một lượng lớn điện thoại di động, quần áo, giày dép, hải sản và các sản phẩm nông nghiệp, Việt Nam sẽ là một trong những nước thành viên được hưởng lợi nhiều nhất từ CPTPP.
Hãng tin AP dẫn Nghị quyết phê chuẩn CPTPP vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua nêu rõ: "Chính phủ cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực để bảo đảm tận dụng, phát huy các cơ hội và lợi ích mà CPTPP đem lại; đồng thời xây dựng, triển khai hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, xử lý những tác động bất lợi có thể phát sinh trong quá trình thực hiện CPTPP".
Báo New York Times của Mỹ cũng dẫn lại tin của AP về sự kiện Quốc hội Việt Nam phê chuẩn CPTPP.
Hãng tin Sputnik của Nga và báo Asahi Shimbun của Nhật Bản đều nhấn mạnh Việt Nam chính thức trở thành quốc gia thứ 7 thông qua "hiệp định thế kỷ" CPTPP.
CPTPP - tên gọi trước đây là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), là hiệp định thương mại tự do giữa 11 nước gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Với việc Australia trở thành nước thứ 6 phê chuẩn và thông qua, hiệp định đủ điều kiện có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày 30-10-2018.
CPTPP được kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, giảm đói nghèo và nâng cao chất lượng sống của người dân các quốc gia thành viên.
Hiệp định này sẽ tạo ra một trong những khối tự do thương mại lớn nhất thế giới với một thị trường khoảng 499 triệu dân và tổng GDP khoảng 10.100 tỷ USD, chiếm 13,5% GDP thế giới./.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Brazil chào từ biệt  (12/11/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ dự Hội nghị APEC tại Papua New Guinea  (12/11/2018)
Quốc hội biểu quyết hai nghị quyết và thảo luận bốn dự án Luật  (12/11/2018)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 05 đến 11-11-2018)  (12/11/2018)
Hoạt động của các Phó Thủ tướng Chính phủ  (12/11/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên