Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời về những vấn đề “nóng” của ngành y tế
Sáng 31-10, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn tại hội trường với sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Nhiều vấn đề thuộc về ngành y tế được các đại biểu Quốc hội quan tâm đặt câu hỏi chất vấn và tranh luận. Đó là vấn đề về tình trạng mượn bằng cấp mở hiệu thuốc, vấn nạn thuốc giả - thuốc kém chất lượng, an toàn thực phẩm, chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế…
Tình trạng mượn bằng cấp mở quầy thuốc Tây
Giữa phiên chất vấn buổi sáng 31-10, đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Tiền Giang) chất vấn Bộ trưởng Y tế về tình trạng mượn bằng cấp mở quầy thuốc tây, không kiểm soát được.
Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho hay, về vấn đề kinh doanh các quầy thuốc, nhà thuốc, đã có những quy định chặt chẽ, tuy nhiên bà cũng thừa nhận trong thực tiễn nhiều quầy thuốc, nhà thuốc thiếu các giấy tờ, chứng nhận đúng quy định là khá phổ biến.
Nhà nước đã có quy định về việc mở quầy thuốc như mở quầy thuốc phải tuân thủ quy định, mỗi bằng cấp dược chỉ được sử dụng cho một quầy thuốc và dược sỹ phải chịu trách nhiệm ở đó. Nhưng thực tế thì rất nhiều dược sỹ không thực hiện đúng, cho thuê bằng ở nhiều nơi, thậm chí cho thuê ở nhiều tỉnh khác.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ Y tế, Chính phủ đã có nghị định xử phạt khá nặng, tước giấy phép điều kiện hoạt động cũng như giấy phép hoạt động. Hiện nay, y tế địa phương và Ủy ban nhân dân các cấp có thanh tra định kỳ, hậu kiểm nhiều hơn và tổ chức các đoàn thanh tra liên ngành khá nghiêm.
Vấn đề thứ hai là bán thuốc không theo đơn, Bộ Y tế đã trình Chính phủ chỉ đạo quyết liệt và ra đề án bán thuốc không theo đơn và nối mạng liên thông giữa các nhà thuốc, các cơ sở bán thuốc với cơ quan quản lý để công khai minh bạch nguồn gốc thuốc, xuất xứ, giá cả thuốc và đã làm thí điểm tại 4 tỉnh, sắp tới nhân lên 16 tỉnh và tiến tới nhân rộng trong toàn quốc.
“Đây là góp ý quyết liệt của kỳ họp trước, Chính phủ cũng như Bộ Y tế đang quyết liệt triển khai và tiến tới bán thuốc theo đơn và kèm theo các thông tư quy định về kê đơn thuốc”, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
An toàn thực phẩm: “Trên nóng, dưới đã nóng”
Trong buổi chất vấn sáng nay, đại biểu Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng) đặt câu hỏi về vấn đề sau khi giám sát chuyên đề Quốc hội và các nghị quyết đã ban hành về an toàn thực phẩm, tình hình đã cải thiện tuy nhiên vẫn diễn biến phức tạp như thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể…?
Đăng đàn trả lời ý kiến của đại biểu Bùi Thanh Tùng, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, ngành y tế đã có hàng loạt văn bản, quy định; hàng loạt giải pháp được đưa ra để nhằm tăng cường việc đảm bảo an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm những vi phạm trong lĩnh vực này. Việc phối hợp giữa các bộ, ngành, từ Trung ương đến địa phương cũng nhịp nhàng hơn. Tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” đã được cải thiện rất nhiều.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh về khâu giải pháp, theo đó Bộ Y tế là đầu mối của Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm cùng với các bộ ngành khác đã đưa ra những giải pháp.
Theo đó, về xây dựng quy phạm pháp luật, trong thời gian qua hệ thống này đã được hoàn thiện. Ngân hàng Thế giới cũng đã đánh giá hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam về an toàn thực phẩm tiếp cận với phương thức quản trị tiên tiến, điều đó có nghĩa là quản lý rủi ro dựa vào yếu tố nguy cơ, tăng cường hậu kiểm và phân cấp cho địa phương. Trong thời gian qua, Chính phủ đã sửa đổi nghị định 38 về thực hiện Luật an toàn thực phẩm bằng Nghị định 115, qua đó đã khắc phục được những hạn chế.
Tiếp đến, Nghị định 115/CP đã ban hành về xử lý vi phạm đối với an toàn thực phẩm. Đây là vấn đề rất diễn biến phức tạp và xử lý theo hình thức phạt nặng và toàn diện hơn. Việc tổ chức thanh kiểm tra rất lớn.
“Chính phủ ban hành nhiều chỉ thị như Chỉ thị 13 về an toàn thực phẩm và gần đây nhất là Chỉ thị 17 về công tác thanh tra xử phạt về buôn bán hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng về vấn đề an toàn thực phẩm đã hoàn thiện”.
“Về tổ chức thực hiện, đó là sự phối hợp chặt chẽ liên ngành giữa các bộ, trong đó Bộ Y tế là đầu mối cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ thông tin và Truyền thông… và các tổ chức khác liên kết liên ngành”, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Theo người đứng đầu ngành y tế, giải pháp thứ hai ngành y tế đang tập trung triển khai là việc phân cấp nhiều cho địa phương về an toàn thực phẩm, tình trạng trên nóng dưới lạnh đã được cải thiện nhiều, hiện nay trên nóng, dưới đã nóng, các địa phương đã vào cuộc quyết liệt.
Về công tác kiểm tra thanh tra, Bộ Y tế, liên ngành và địa phương đã tăng cường trong thời gian qua. Theo báo cáo chưa đầy đủ, riêng thanh tra của địa phương gần 500.000 cuộc, kết quả tăng cường mạnh mẽ về cải cách hành chính, cắt giảm 95% thanh kiểm tra chuyên ngành và 75% thủ tục hành chính, tăng hậu kiểm.
Tuy nhiên khi mở để giảm bớt tiền kiểm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có điều kiện làm ăn phi pháp, trong thời gian tới tăng cường xử phạt nhiều hơn. Kết quả việc thnah tra phát hiện sai phạm giảm nhiều, số vụ ngộ độc giảm tập thể giảm…
Kiểm soát chất lượng thuốc
Trong phiên chất vấn sáng nay, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Thành phố Hồ Chí Minh) chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế về công tác kiểm soát chất lượng thuốc, khi trên thực tế, thuốc giả, kém chất lượng vẫn tồn tại trên thị trường.
Đại biểu này cho rằng: “Từ đầu nhiệm kỳ đến nay và đặc biệt trong năm vừa qua ngành y tế đã có rất nhiều nỗ lực và thống nhất với báo cáo đánh giá, tuy nhiên cử tri và bản thân tôi rất thắc mắc về tình trạng kiểm soát chất lượng của thuốc, đặc biệt là tình hình thuốc giả, thuốc kém chất lượng chưa thấy có những đánh giá cụ thể và động thái của Bộ Y tế thể hiện tính quyết liệt của mình trong việc bịt lại những lỗ hổng, những khe hở để thuốc giả tuồn vào thị trường, làm hại người dân cũng như cơ chế bồi thường như thế nào cho những người dân đã bị hại bởi thuốc giả này?
Về bảo hiểm y tế, số người có bảo hiểm y tế đã lên đến 86% nhưng đến khi nào có đánh giá cụ thể hơn về chất lượng bảo hiểm y tế để thật sự bảo hiểm là công cụ hữu hiệu giúp cho người dân được khám chữa bệnh bảo hiểm y tế một cách chất lượng?”
Với việc kiểm soát thuốc giả, thuốc kém chất lượng vẫn còn hạn chế, ngành y tế cần có giải pháp gì?
Giải đáp ý kiến này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho hay, với nội dung Luật Dược mới ban hành và Nghị định 54 và một loạt thông tư để quản lý chất lượng, hạn chế thuốc giả, thuốc kém chất lượng về quản lý thuốc. Bên cạnh đó, Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành về tiêu chuẩn, quy chuẩn thuốc dược liệu của Việt Nam và dược liệu nước ngoài.
Bộ Y tế đã ban hành thông tư để quản lý chặt chẽ hơn việc đăng ký thuốc và nhập khẩu thuốc. Theo đó, sẽ xử phạt nặng, thậm chí kết hợp Bộ Luật hình sự xung quanh vấn đề xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng nặng nề hơn, thậm chí xử phạt hình sự để xử nghiêm minh. Về việc tiền kiểm, Bộ Y tế đã xây dựng các nhà máy theo tiêu chuẩn GMP và kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất.
Về công tác hậu kiểm, Bộ trưởng cho biết, ngành y tế đã tăng cường hệ thống năng lực của các phòng thí nghiệm, cơ quan kiểm nghiệm những cũng khó khăn về cơ sở vật chất và trang thiết bị, kiểm tra ngẫu nhiên và lấy mẫu hệ thống nhiều hơn để tăng cường phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng.
Trong công tác thanh kiểm tra, Bộ Y tế sẽ phối hợp chặt chẽ với Ủy ban 389 quốc gia, Bộ Công an, cơ quan điều tra củ các địa phương để tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Đặc biệt, kiểm tra 100% các lô hàng nhập khẩu của các công ty đã có vi phạm.
“Sắp tới, trong Luật Dược kiểm tra hồ sơ nhập khẩu, có hồ sơ nghi ngờ phải đến tận nơi nước nhập khẩu đó để kiểm tra. Vấn đề này cũng khó khăn về nhân lực và kinh phí để kiểm tra nhưng chúng tôi sẽ cố gắng những cơ sở mà có nghi ngờ trên hồ sơ không rõ hoặc có tiền sử sẽ sang nước đó để kiểm tra”, Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh.
Ngoài ra, Bộ Y tế mong cơ quan điều tra phối hợp xử lý nghiêm kể cả hành chính và hình sự các cá nhân, tổ chức vi phạm về thuốc giả, thuốc kém chất lượng để làm gương. Đây là một vấn nạn không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe người dân và đạo đức nghề nghiệp của người thầy thuốc. Bộ Y tế đang quyết liệt làm giảm tình trạng này.
Trả lời câu hỏi chất vấn về chất lượng bảo hiểm y tế, người đứng đầu ngành y tế cho hay, quốc hội đã có giám sát chuyên đề và chúng tôi cũng đã có báo cáo với Quốc hội và Bộ Y tế sẽ báo cáo với đại biểu bằng văn bản./.
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV: Những vấn đề cần giải đáp  (31/10/2018)
Quốc hội khóa XIV: Ngày thứ hai chất vấn và trả lời chất vấn  (31/10/2018)
Thành công và bài học về xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội  (31/10/2018)
Thành công và bài học về xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội  (31/10/2018)
VinCity Gia Lâm ra mắt The Park - phân khu căn hộ đầu tiên  (31/10/2018)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm