Khai mạc Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN lần thứ 6 về vấn đề ma túy
Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN lần thứ 6 về vấn đề ma túy (AMMD 6) khai mạc vào sáng 18-10, tại Hà Nội.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong công tác phòng, ngừa hiểm họa ma túy. Chính phủ Việt Nam luôn dành nhiều ưu tiên cho công tác này bằng nhóm các giải pháp đồng bộ về giảm cung, giảm cầu và giảm tác hại của ma túy; hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; kiện toàn các cơ quan phòng, chống ma túy; quyết liệt đấu tranh và xử lý nghiêm các tội phạm về ma túy. Việt Nam tăng cường quan hệ hợp tác song phương với các quốc gia trong khối ASEAN cũng như với các đối tác của khối, nhất là với các nước láng giềng, đồng thời coi trọng hợp tác tiểu vùng trong phòng, chống ma túy.
Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, với chủ trương và phương châm “chủ động, tích cực và có trách nhiệm”, Việt Nam sẵn sàng đóng góp mọi mặt, tham gia có trách nhiệm, góp phần đẩy mạnh các lĩnh vực hợp tác trong phòng, chống ma túy của khu vực ngày càng đi vào thực chất, mang lại lợi ích cụ thể ở khu vực; đầu tư thích đáng về nguồn lực, tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về hiểm họa ma túy. Việt Nam thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và hiệu quả các thỏa thuận, cam kết đã đề ra với ưu tiên hàng đầu là xây dựng và bảo vệ thành công một cộng đồng vững mạnh, thống nhất và gắn kết trước hiểm họa ma túy.
“Tại hội nghị này, chúng ta hãy tiếp tục khẳng định cam kết chính trị cấp cao của ASEAN trong công tác phòng, chống ma túy. Việt Nam tin rằng, nỗ lực hợp tác và chia sẻ trách nhiệm chung của các thành viên, ASEAN sẽ hiện thực hóa mục tiêu chung được xác định trong các kế hoạch của ASEAN”, Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh.
Cơ chế Hội nghị cấp Bộ trưởng về vấn đề ma túy ra đời từ năm 2012 và chính thức được thể chế hóa theo Hiến chương ASEAN vào năm 2015, nhằm nâng tầm chỉ đạo và hiệu quả hợp tác cao cấp ứng phó với những diễn biến ngày càng phức tạp của tình hình sản xuất, mua bán và sử dụng ma túy trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.
Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN về vấn đề ma túy đã tạo ra một diễn đàn quan trọng thảo luận thống nhất giải pháp bảo vệ Cộng đồng trước hiểm họa ma túy, thúc đẩy vai trò của ASEAN đối với các vấn đề liên quan đến an ninh và phát triển của khu vực.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Cơ quan Phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC), hiện có ít nhất khoảng 250 triệu người, tương đương 5% dân số thế giới đang sử dụng ma túy. Khu vực Đông và Đông Nam Á có hơn 3 triệu người sử dụng heroin và hơn 5 triệu người sử dụng ma túy tổng hợp. Riêng Việt Nam, đang có khoảng 900.000 người liên quan đến hành vi sử dụng ma túy, trong đó có gần 225.000 người nghiện có hồ sơ quản lý.
Đáng lo ngại, Việt Nam đang đối mặt với xu hướng người nghiện chuyển từ sử dụng các loại ma túy truyền thống dạng thuốc phiện sang ma túy tổng hợp, các chất hướng thần mới. Phát hiện ngày càng nhiều người sử dụng đồng thời nhiều loại ma túy, gây khó khăn cho công tác chữa trị, cai nghiện và phục hồi sau cai.
Trong bối cảnh đó, Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN lần thứ 6 về vấn đề ma túy được trông đợi, bên cạnh việc thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực về phòng, chống ma túy, góp phần xây dựng cộng đồng chung ASEAN phát triển, thịnh vượng, an toàn trước hiểm họa ma túy, hội nghị sẽ tìm được tiếng nói chung giữa các quốc gia trong khu vực và thể hiện quan điểm, tiếng nói chung của ASEAN về vấn đề ma túy tại Hội nghị thường niên của Ủy ban kiểm soát ma túy Liên hợp quốc lần thứ 62 tới đây./.
Quốc hội bầu Chủ tịch nước và phê chuẩn CPTPP tại Kỳ họp thứ 6  (18/10/2018)
Tiếp tục các hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Bỉ  (18/10/2018)
Cuộc bầu cử Quốc hội Cam-pu-chia khóa VI: Chiến thắng tạo đà của Đảng Nhân dân Cam-pu-chia  (18/10/2018)
Vấn đề phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam  (18/10/2018)
Vì một thế giới không còn nạn đói  (17/10/2018)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên