Bộ Ngoại giao Việt Nam thông báo về một số hoạt động báo chí và dư luận quan tâm
TCCSĐT - Ngày 04-10, tại Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời một số câu hỏi báo chí quan tâm.
Việt Nam đề nghị các nước tích cực duy trì hòa bình các vùng biển
Trả lời các câu hỏi của phóng viên liên quan đến các diễn biến gần đây trên Biển Đông như các nước diễn tập đạn thật, tàu của hải quân Hoa Kỳ tiến hành hoạt động tự do hàng hải..., Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
“Một lần nữa, chúng tôi khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Với tư cách là quốc gia thành viên Công ước liên hợp quốc về Luật biển 1982 và là quốc gia ven Biển Đông, Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982. Việt Nam đề nghị các nước có đóng góp tích cực, thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, tôn trọng và thực hiện các nghĩa vụ pháp lý quốc tế liên quan, thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương”.
Tại họp báo, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao đã thông tin về một số các hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong - Nhật Bản lần thứ 10 và thăm Nhật Bản
Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong - Nhật Bản lần thứ 10 và thăm Nhật Bản từ ngày 07 đến 10-10-2018.
Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong - Nhật Bản lần này đánh dấu 10 năm hình thành và phát triển cơ chế hợp tác Mekong - Nhật Bản và 3 năm triển khai chiến lược Tokyo. Đoàn Việt Nam tham dự hội nghị lần này nhằm khẳng định cam kết của Việt Nam đối với cơ chế hợp tác này, đánh giá các kinh nghiệm trong 10 năm qua, đề ra định hướng lớn và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hợp tác trong thời gian tới.
Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng sẽ thăm Nhật Bản. Chuyến thăm đặc biệt diễn ra trong dịp hai nước kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, nhằm thắt chặt hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển tích cực trên tất cả các lĩnh vực, góp phần tăng cường tin cậy chính trị giữa hai nước.
Trong khuôn khổ chuyến đi, Thủ tướng dự kiến sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong - Nhật Bản, phát biểu tại Diễn đàn đầu tư Mekong - Nhật Bản; cùng lãnh đạo các nước Mekong hội kiến Nhà vua, hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, gặp Chủ tịch Hạ viện và Chủ tịch Thượng viện; làm việc với Liên đoàn Kinh tế Nhật Bản, phát biểu tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam, tọa đàm với một số tập đoàn hàng đầu Nhật Bản…
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á - Âu lần thứ 3 (MSEAP 3) và thăm chính thức Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ
Nhận lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia Nga và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc - là hai đồng Chủ tịch sáng lập MSEAP, và lời mời của Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự MSEAP 3 được tổ chức tại thành phố Antalya và thăm chính thức Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 07 đến 12-10-2018.
Với chủ đề “Hợp tác kinh tế, môi trường và phát triển bền vững ở Á - Âu”, MSEAP 3 sẽ thảo luận về các vấn đề trong hợp tác khu vực Á - Âu, tập trung ưu tiên lĩnh vực kinh tế, môi trường vì sự phát triển bền vững của các nước Á - Âu.
Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu tham dự hội nghị nhằm khẳng định cam kết chủ động, tích cực tham gia các hoạt động ngoại giao nghị viện đa phương của Việt Nam và tăng cường kết nối hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và các nghị viện khu vực Á - Âu.
Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ thăm chính thức Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Chuyến thăm diễn ra đúng dịp Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Đây cũng là lần đầu tiên Chủ tịch Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ và cũng là chuyến thăm cấp cao nhất của lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam tới Thổ Nhĩ Kỳ. Chuyến thăm sẽ tiếp tục củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ.
Dự kiến, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ tham dự lễ khai mạc và phát biểu tại phiên thảo luận chung của MSEAP 3, tiếp xúc song phương với một số lãnh đạo nghị viện tham dự hội nghị.
Trong khuôn khổ chuyến thăm song phương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ hội kiến với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội, tham dự Tọa đàm kinh tế Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ và tham dự một số hoạt động khác.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 17 tại Cộng hòa Armenia.
Từ ngày 09 đến 12-10-2018, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ thăm chính thức Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland và tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 1ần thứ 17 tại Thủ đô Yerevan, Cộng hòa Armenia.
Chuyến thăm Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhằm khẳng định chính sách coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Anh, đặc biệt đúng dịp kỷ niệm 45 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Anh (11-9-1973 - 11-9-2018), tiếp tục triển khai các thỏa thuận hợp tác, đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt - Anh đi vào chiều sâu, nhất là về chính trị-an ninh, kinh tế, giáo dục, giao lưu nhân dân.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Phó Thủ tướng dự kiến sẽ hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Anh Jeremy Hunt; có các cuộc gặp với Hoàng tư Anh Andrew - Công tước xứ York, Chủ tịch Thượng viện Lord Fowler, Phó Thủ tướng David Liddington, Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Liam Fox; tham dự Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - Anh, lễ kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước và một số hoạt động khác.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 17 nhằm góp phần phát huy vị thế của Việt Nam là nước Pháp ngữ chủ chốt tại châu Á - Thái Bình Dương, chủ động tham gia tích cực và có trách nhiệm vào các hoạt động Cộng đồng Pháp ngữ; đóng góp tích cực, có trọng tâm đối với những vấn đề hợp tác trong Cộng đồng Pháp ngữ.
Dự kiến, Phó Thủ tướng sẽ tham dự phiên khai mạc và phát biểu tại phiên toàn thể; cùng trưởng đoàn các nước thành viên tham gia các hoạt động chung của hội nghị; tiếp xúc song phương với lãnh đạo một số nước, tổ chức quốc tế tham dự hội nghị./.
Việt Nam cam kết tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế  (05/10/2018)
Thông cáo đặc biệt về lễ tang nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười  (05/10/2018)
Tổng Bí thư Đỗ Mười - tận tụy với Đảng, tận hiếu với dân  (04/10/2018)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay