Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập
Ra sân bay quốc tế ở thủ đô Cairo đón Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân về phía Ai Cập có: Bộ trưởng Công Thương Ai Cập Amr Adel Nassar, Đại sứ Ai Cập tại Việt Nam Mahmoud Hassan Neyel, cùng các quan chức chính phủ Ai Cập.
Về phía Việt Nam có: Đại sứ Việt Nam tại Ai Cập Đỗ Hoàng Long và Phu nhân, cùng các cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập.
Tối 26-8 theo giờ địa phương (đêm cùng ngày theo giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập, gặp gỡ và nói chuyện thân mật với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, các cơ quan bên cạnh Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Ai Cập.
Đại sứ Việt Nam tại Ai Cập Đỗ Hoàng Long đã báo cáo với Chủ tịch nước Trần Đại Quang một số nét về tình hình Ai Cập, những kết quả đạt được trên các mặt công tác-ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa... và tình hình cộng đồng người Việt Nam tại Ai Cập.
Cảm ơn sự tin tưởng và ghi nhận của Đảng, Nhà nước đối với những kết quả hoạt động của tập thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và các cơ quan bên cạnh Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập, Đại sứ Đỗ Hoàng Long khẳng định tập thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và các cơ quan bên cạnh Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập sẽ không ngừng nỗ lực với tinh thần tích cực, chủ động, có trách nhiệm cao để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự phát triển của quan hệ Việt Nam-Ai Cập, đáp ứng sự tin tưởng, mong đợi của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Ai Cập phát biểu ý kiến, bày tỏ vui mừng và vinh dự được đón Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang thăm Ai Cập.
Bà con cộng đồng dù sống ở xa Tổ quốc vẫn thường xuyên dõi theo những thành tựu của đất nước trong công cuộc đổi mới, luôn giữ truyền thống, nét văn hóa người Việt, giúp đỡ nhau ổn định cuộc sống, đóng góp cho đất nước sở tại và quan hệ giữa Việt Nam với Ai Cập.
Bà con cộng đồng bày tỏ biết ơn đến sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự đùm bọc của Đại sứ quán thông qua những hoạt động giúp bà con người Việt có dịp gặp mặt, chia sẻ cùng nhau trong mỗi dịp lễ lớn, Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
Bà con cộng đồng mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước để giúp bà con có thêm niềm tin trong cuộc sống, mong được hỗ trợ mở lớp học tiếng Việt để duy trì ngôn ngữ mẹ đẻ, gìn giữ những nét văn hóa quê hương.
Vui mừng gặp mặt và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, các cơ quan bên cạnh Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Ai Cập, Chủ tịch nước Trần Đại Quang biểu dương những nỗ lực của tập thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, các cơ quan bên cạnh Đại sứ quán đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đối ngoại mà Đảng và Nhà nước giao phó, góp phần tích cực thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Ai Cập.
Chủ tịch nước vui mừng khi thấy bà con cộng đồng tại Ai Cập luôn gắn kết, đùm bọc, giúp đỡ nhau và hội nhập tốt với sở tại; tin tưởng mỗi người Việt tại Ai Cập sẽ là một đại sứ, góp phần quảng bá về đất nước, văn hóa và con người Việt Nam, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai đất nước, hai dân tộc.
Thông báo một số nét về tình hình đất nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết nhờ các chính sách phù hợp, thời gian qua Việt Nam duy trì được sự ổn định về chính trị xã hội và phát triển kinh tế.
Các chỉ số kinh tế vĩ mô năm 2017 đều tích cực: tăng trưởng kinh tế đạt 6,81% (6 tháng đầu năm 2018 đạt 7,08%), cao nhất trong 10 năm trở lại đây, thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất châu Á và toàn cầu; kim ngạch xuất nhập khẩu tăng kỷ lục đạt, 425 tỷ USD; tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 35,88 tỷ USD, tăng 44% so với năm 2016, cao nhất trong 10 năm qua, trong đó vốn giải ngân đạt 17,5 tỷ USD; các đối tác cam kết viện trợ cho Việt Nam hơn 3 tỷ USD vốn ODA trong giai đoạn từ nay đến năm 2020; du lịch đạt kỷ lục đón được 12,9 triệu lượt khách quốc tế, tăng 29% so với năm trước.
Đến nay, Việt Nam đã ký 13 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó 10 hiệp định đã có hiệu lực. Đặc biệt, vừa qua Việt Nam đã tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tiếp tục lấy việc tăng cường trao đổi thương mại và đầu tư với các nước bên ngoài làm động lực cho cải cách và đổi mới mô hình tăng trưởng trong nước.
Trên bình diện đối ngoại, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định Việt Nam tiếp tục kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, nhằm giữ vững và duy trì môi trường hòa bình để phát triển.
Tuần lễ cấp cao APEC tháng 11-2017 được coi là thành công lớn về đối ngoại của Việt Nam với sự tham dự của tất cả Lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên trong bối cảnh các nước lớn đều đang có thay đổi chính sách. Quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác tiếp tục đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững.
Trong chính sách đối ngoại của mình,Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn mở rộng hợp tác với các nước châu Phi, trong đó có Ai Cập.
Về quan hệ Việt Nam-Ai Cập, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh Ai Cập là một trong những nước Arab đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (năm 1963) và mở Đại sứ quán tại Hà Nội (năm 1964).
Ai Cập là nước Bắc Phi đầu tiên công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường đầy đủ vào tháng 11-2013.
Tháng 9-2017, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi đã có chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam và là chuyến thăm cấp cao đầu tiên giữa hai nước.
Quan hệ chính trị song phương phát triển tốt đẹp, Việt Nam và Ai Cập thường xuyên trao đổi quan điểm, lập trường và ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn của Liên hợp quốc.
Ai Cập đã ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 và hỗ trợ Việt Nam trong hai đợt sơ tán lao động tại Libya năm 2011 và 2014.
Về hợp tác kinh tế và các lĩnh vực khác, Ai Cập là đối tác thương mại thứ 5 của Việt Nam tại châu Phi.
Năm 2017, kim ngạch thương mại song phương đạt 346 triệu USD, hai bên đặt mục tiêu sớm đạt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại lên 1 tỷ USD trong thời gian tới.
Về phương hướng nhiệm vụ của Đại sứ quán, các cơ quan bên cạnh Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập trong thời gian tới, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị các cơ quan của Việt Nam tại Ai Cập tiếp tục phát huy thế mạnh và thành tích đã đạt được, nỗ lực nghiên cứu, theo dõi, đánh giá tình hình đất nước bạn nhằm tham mưu cho Đảng, Nhà nước những biện pháp cụ thể nhằm tăng cường quan hệ mọi mặt giữa Việt Nam với Ai Cập.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, chính sách Đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta là luôn tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ổn định cuộc sống, hòa nhập vào xã hội nước sở tại, giúp cộng đồng duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hướng về quê hương.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang chúc tập thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, các cơ quan bên cạnh Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập luôn đoàn kết, nhất trí, chủ động sáng tạo, tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị trên các lĩnh vực, đẩy mạnh giao lưu nhân dân giữa hai nước, góp phần tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; chúc toàn thể bà con cộng đồng đoàn kết, gắn bó, đùm bọc nhau trong cuộc sống, luôn hướng về Tổ quốc./.
Tăng cường quản lý, kết nối các cơ sở cung ứng thuốc  (27/08/2018)
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Bình  (26/08/2018)
Việt Nam vô địch ABU Robocon 2018  (26/08/2018)
John McCain - người tiên phong thúc đẩy quan hệ Việt-Mỹ  (26/08/2018)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên