Chủ tịch nước kết thúc chuyến thăm cấp Nhà nước Ethiopia
23:37, ngày 25-08-2018
TCCSĐT - Sáng 25-8 theo giờ địa phương (chiều cùng ngày theo giờ Hà Nội), Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân đã rời thủ đô Addis Ababa, kết thúc chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia từ ngày 23 đến 25-8 theo lời mời của Tổng thống Ethiopia Mulatu Teshome.
Tiễn Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân tại sân bay quốc tế Bole ở thủ đô Addis Ababa có các quan chức chính phủ, Bộ Ngoại giao Ethiopia; Đại sứ Việt Nam tại Tanzania kiêm nhiệm Ethiopia Nguyễn Kim Doanh và Phu nhân cùng các cán bộ Đại sứ quán.
Nhận lời mời của Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Al Sisi, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Arab Ai Cập từ ngày 25 đến 29-8.
Tham gia Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam trong chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân đến Ai Cập có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Đào Việt Trung, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương; Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Tham gia đoàn còn có Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Nguyễn Quang Thuấn, Đại sứ Việt Nam tại Ai Cập Đỗ Hoàng Long, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Hồng Nam, Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình Đinh Văn Điến và Trợ lý Chủ tịch nước Trần Quang Tiệp.
Trước đó, chiều 24-8 theo giờ địa phương (tối cùng ngày theo giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đến thăm Trụ sở Liên minh châu Phi và có buổi hội kiến Quyền Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi, bà Amira Elfadil Mohammed Elfadil.
Quyền Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi Amira Elfadil Mohammed Elfadil cảm ơn Chủ tịch nước Trần Đại Quang dành thời gian thăm Trụ sở Liên minh châu Phi, chúc mừng những bước phát triển mạnh mẽ của Việt Nam - nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á; đánh giá cao Việt Nam đã tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, góp phần duy trì hòa bình ở châu Phi.
Bà Amira Elfadil Mohammed Elfadil cho biết, vừa qua Liên minh châu Phi đã thông qua chiến lược phát triển vì lợi ích và sự thịnh vượng của người dân châu Phi; các nước châu Phi đã ký hiệp định thành lập khu vực tự do châu Phi và nghị định thư chuyển dịch tự do.
Bà Amira Elfadil Mohammed Elfadil đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa các nước châu Phi với Việt Nam, xác định những lĩnh vực ưu tiên như chế biến, nông nghiệp, khai khoáng, du lịch…; mong muốn Việt Nam là cầu nối với châu Á, đặc biệt là các nước Đông Nam Á.
Bà Amira Elfadil Mohammed Elfadil cảm ơn Việt Nam đã hỗ trợ người dân các nước châu Phi thông qua công nghệ viễn thông, qua đó duy trì đoàn kết nội khối, và khẳng định Liên minh châu Phi sẵn sàng phối hợp với Việt Nam trên các diễn đàn đa phương, nhất là trong khuôn khổ Liên hợp quốc và Khối Pháp ngữ (Francophonie).
Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ vui mừng lần đầu tiên dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến thăm Trụ sở của Liên minh châu Phi. Chủ tịch nước chúc mừng thành tựu của nhân dân các nước châu Phi trong phát triển kinh tế và duy trì môi trường hòa bình và ổn định ở châu Phi; khẳng định Việt Nam và các nước châu Phi đã luôn sát cánh ủng hộ và tương trợ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây và trong sự nghiệp phát triển kinh tế ngày nay.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh chính sách nhất quán của Việt Nam là coi trọng quan hệ với các nước châu Phi, hiện nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao chính thức với 53/55 nước châu Phi; chúc mừng thành công của Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Phi tháng 6-2018 vừa qua với việc thông qua việc thành lập Khu vực Thương mại tự do châu Phi (AcFTA); đồng thời đánh giá cao quyết tâm của các nước thành viên Liên minh châu Phi đẩy mạnh cải cách Liên minh theo hướng hiệu quả, thể hiện sức mạnh của sự đoàn kết giữa các nước để cùng phát triển Liên minh châu Phi thành một cộng đồng thống nhất hùng mạnh.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao vai trò và những đóng góp tích cực của Liên minh châu Phi trong các hoạt động bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định ở châu lục và trên thế giới.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang mong muốn các nước đang phát triển như các nước châu Phi và Việt Nam đoàn kết, ủng hộ lẫn nhau để tăng cường hơn nữa tiếng nói và vai trò ảnh hưởng tại các cơ chế đa phương, như tại Liên hợp quốc, trong phong trào Không liên kết và khuôn khổ hợp tác Nam - Nam; đề nghị các nước châu Phi ủng hộ Việt Nam ứng cử thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã gửi các sỹ quan tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc ở châu Phi.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ cho đến nay, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước châu Phi đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Việt Nam đã 2 lần tổ chức Diễn đàn hợp tác Việt Nam - châu Phi vào các năm 2003 và 2010, thực hiện nhiều dự án hợp tác nông nghiệp và thủy sản tại châu Phi, góp phần vào việc bảo đảm an ninh lương thực cho các nước châu Phi, tiêu biểu là các dự án với Mozambique, Senegal, Benin, Cộng hòa Congo, Guinea…
Nhiều thế hệ chuyên gia của Việt Nam trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, nông nghiệp đã và đang làm việc tại một số nước châu Phi, như Angola, Mozambique…, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân châu Phi.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Quyền Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi Amira Elfadil Mohammed Elfadil cho rằng mặc dù đã có một số chuyển biến tích cực, kim ngạch thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và châu Phi vẫn còn rất khiêm tốn.
Do đó, để thúc đẩy hợp tác với châu Phi, hai bên cần thiết lập cơ chế đối thoại thường kỳ để triển khai hợp tác đồng bộ, quy mô lớn với khu vực cũng như để tăng cường phối hợp trên các diễn đàn quốc tế cùng bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí sẽ nghiên cứu mô hình hợp tác hiệu quả, tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm như hoạt động gìn giữ hòa bình trong khuôn khổ Liên hợp quốc, phát triển nông nghiệp, giáo dục, hệ thống hạ tầng, công nghệ thông tin, viễn thông… vì lợi ích của nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước châu Phi, góp phần vào phát triển và thịnh vượng ở mỗi khu vực và trên thế giới.
Cũng trong ngày 24-8, Phu nhân Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Thị Hiền đã đến thăm và tặng quà cho các bệnh nhân tại Quỹ Hamlin Fistula Ethiopia.
Quỹ Hamlin Fistula Ethiopia là một tổ chức từ thiện chuyên điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh rò sau sinh, được thành lập vào năm 1974 khi tại Ethiopia có hàng nghìn người mắc căn bệnh này.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, ngày 24-8, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương Việt Nam phối hợp Bộ Ngoại giao Ethiopia đồng chủ trì tổ chức Tọa đàm kinh tế Việt Nam - Ethiopia, với sự tham dự của hơn 300 doanh nghiệp hai nước.
Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có cuộc gặp và làm việc với Bộ trưởng Thương mại Ethiopia Melaku Alebel; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường có cuộc gặp và làm việc với Bộ trưởng Nông nghiệp và Chăn nuôi Ethiopia Shiferaw Shigute; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng gặp và làm việc với hai Thứ trưởng Bộ Truyền thông và Công nghệ thông tin Ethiopia Sisay Tola Yadete và Mebra Mariam Kallo./.
Nhận lời mời của Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Al Sisi, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Arab Ai Cập từ ngày 25 đến 29-8.
Tham gia Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam trong chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân đến Ai Cập có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Đào Việt Trung, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương; Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Tham gia đoàn còn có Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Nguyễn Quang Thuấn, Đại sứ Việt Nam tại Ai Cập Đỗ Hoàng Long, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Hồng Nam, Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình Đinh Văn Điến và Trợ lý Chủ tịch nước Trần Quang Tiệp.
Trước đó, chiều 24-8 theo giờ địa phương (tối cùng ngày theo giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đến thăm Trụ sở Liên minh châu Phi và có buổi hội kiến Quyền Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi, bà Amira Elfadil Mohammed Elfadil.
Quyền Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi Amira Elfadil Mohammed Elfadil cảm ơn Chủ tịch nước Trần Đại Quang dành thời gian thăm Trụ sở Liên minh châu Phi, chúc mừng những bước phát triển mạnh mẽ của Việt Nam - nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á; đánh giá cao Việt Nam đã tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, góp phần duy trì hòa bình ở châu Phi.
Bà Amira Elfadil Mohammed Elfadil cho biết, vừa qua Liên minh châu Phi đã thông qua chiến lược phát triển vì lợi ích và sự thịnh vượng của người dân châu Phi; các nước châu Phi đã ký hiệp định thành lập khu vực tự do châu Phi và nghị định thư chuyển dịch tự do.
Bà Amira Elfadil Mohammed Elfadil đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa các nước châu Phi với Việt Nam, xác định những lĩnh vực ưu tiên như chế biến, nông nghiệp, khai khoáng, du lịch…; mong muốn Việt Nam là cầu nối với châu Á, đặc biệt là các nước Đông Nam Á.
Bà Amira Elfadil Mohammed Elfadil cảm ơn Việt Nam đã hỗ trợ người dân các nước châu Phi thông qua công nghệ viễn thông, qua đó duy trì đoàn kết nội khối, và khẳng định Liên minh châu Phi sẵn sàng phối hợp với Việt Nam trên các diễn đàn đa phương, nhất là trong khuôn khổ Liên hợp quốc và Khối Pháp ngữ (Francophonie).
Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ vui mừng lần đầu tiên dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến thăm Trụ sở của Liên minh châu Phi. Chủ tịch nước chúc mừng thành tựu của nhân dân các nước châu Phi trong phát triển kinh tế và duy trì môi trường hòa bình và ổn định ở châu Phi; khẳng định Việt Nam và các nước châu Phi đã luôn sát cánh ủng hộ và tương trợ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây và trong sự nghiệp phát triển kinh tế ngày nay.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh chính sách nhất quán của Việt Nam là coi trọng quan hệ với các nước châu Phi, hiện nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao chính thức với 53/55 nước châu Phi; chúc mừng thành công của Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Phi tháng 6-2018 vừa qua với việc thông qua việc thành lập Khu vực Thương mại tự do châu Phi (AcFTA); đồng thời đánh giá cao quyết tâm của các nước thành viên Liên minh châu Phi đẩy mạnh cải cách Liên minh theo hướng hiệu quả, thể hiện sức mạnh của sự đoàn kết giữa các nước để cùng phát triển Liên minh châu Phi thành một cộng đồng thống nhất hùng mạnh.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao vai trò và những đóng góp tích cực của Liên minh châu Phi trong các hoạt động bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định ở châu lục và trên thế giới.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang mong muốn các nước đang phát triển như các nước châu Phi và Việt Nam đoàn kết, ủng hộ lẫn nhau để tăng cường hơn nữa tiếng nói và vai trò ảnh hưởng tại các cơ chế đa phương, như tại Liên hợp quốc, trong phong trào Không liên kết và khuôn khổ hợp tác Nam - Nam; đề nghị các nước châu Phi ủng hộ Việt Nam ứng cử thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã gửi các sỹ quan tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc ở châu Phi.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ cho đến nay, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước châu Phi đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Việt Nam đã 2 lần tổ chức Diễn đàn hợp tác Việt Nam - châu Phi vào các năm 2003 và 2010, thực hiện nhiều dự án hợp tác nông nghiệp và thủy sản tại châu Phi, góp phần vào việc bảo đảm an ninh lương thực cho các nước châu Phi, tiêu biểu là các dự án với Mozambique, Senegal, Benin, Cộng hòa Congo, Guinea…
Nhiều thế hệ chuyên gia của Việt Nam trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, nông nghiệp đã và đang làm việc tại một số nước châu Phi, như Angola, Mozambique…, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân châu Phi.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Quyền Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi Amira Elfadil Mohammed Elfadil cho rằng mặc dù đã có một số chuyển biến tích cực, kim ngạch thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và châu Phi vẫn còn rất khiêm tốn.
Do đó, để thúc đẩy hợp tác với châu Phi, hai bên cần thiết lập cơ chế đối thoại thường kỳ để triển khai hợp tác đồng bộ, quy mô lớn với khu vực cũng như để tăng cường phối hợp trên các diễn đàn quốc tế cùng bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí sẽ nghiên cứu mô hình hợp tác hiệu quả, tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm như hoạt động gìn giữ hòa bình trong khuôn khổ Liên hợp quốc, phát triển nông nghiệp, giáo dục, hệ thống hạ tầng, công nghệ thông tin, viễn thông… vì lợi ích của nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước châu Phi, góp phần vào phát triển và thịnh vượng ở mỗi khu vực và trên thế giới.
Cũng trong ngày 24-8, Phu nhân Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Thị Hiền đã đến thăm và tặng quà cho các bệnh nhân tại Quỹ Hamlin Fistula Ethiopia.
Quỹ Hamlin Fistula Ethiopia là một tổ chức từ thiện chuyên điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh rò sau sinh, được thành lập vào năm 1974 khi tại Ethiopia có hàng nghìn người mắc căn bệnh này.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, ngày 24-8, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương Việt Nam phối hợp Bộ Ngoại giao Ethiopia đồng chủ trì tổ chức Tọa đàm kinh tế Việt Nam - Ethiopia, với sự tham dự của hơn 300 doanh nghiệp hai nước.
Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có cuộc gặp và làm việc với Bộ trưởng Thương mại Ethiopia Melaku Alebel; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường có cuộc gặp và làm việc với Bộ trưởng Nông nghiệp và Chăn nuôi Ethiopia Shiferaw Shigute; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng gặp và làm việc với hai Thứ trưởng Bộ Truyền thông và Công nghệ thông tin Ethiopia Sisay Tola Yadete và Mebra Mariam Kallo./.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang hội kiến Thủ tướng Ethiopia  (24/08/2018)
Bế mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 10 Ủy ban Tư pháp của Quốc hội  (24/08/2018)
Bất đồng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung: Chưa thể tháo gỡ  (24/08/2018)
Các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam tiếp Tổng Lãnh sự danh dự Việt Nam tại khu vực Busan-Kyeongnam, Hàn Quốc  (24/08/2018)
Hội nghị khoa học chuyên ngành gây mê hồi sức  (24/08/2018)
Chủ tịch nước đề nghị Ethiopia ủng hộ doanh nghiệp Việt đầu tư  (24/08/2018)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên