UNICEF: Việt Nam luôn nỗ lực trong bảo vệ và chăm sóc trẻ em
21:39, ngày 15-08-2018
Chiều 15-8, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam; ông Youssouf Adbel-Jelil, Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao sự hỗ trợ của Liên hợp quốc, Chương trình phát triển Liên hợp quốc đối với quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, cũng như vai trò và sự đóng góp của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc vì mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ quyền lợi của trẻ em tại Việt Nam.
Ông Kamal Malhotra cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dành thời gian cho cuộc tiếp. Liên quan đến công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, ông Kamal Malhotra chúc mừng Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (từ năm 1990).
Từ khi phê chuẩn đến nay, Quốc hội Việt Nam và những cơ quan chức năng đã có những nỗ lực trong bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Từ những kết quả này, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc mong muốn Việt Nam có thêm những nỗ lực hơn nữa trong quy định độ tuổi trẻ em phù hợp với định nghĩa trong Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em quy định “Trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ khi luật pháp quốc gia công nhận tuổi thành niên sớm hơn”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ sự cảm ơn và chia sẻ với ý kiến của ông Kamal Malhotra trong việc đưa ra khuyến nghị nhằm bảo vệ tốt hơn quyền trẻ em. Nhấn mạnh Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em và không bảo lưu bất kỳ điều khoản nào, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, để thực hiện Công ước, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực thực hiện bảo đảm quyền trẻ em bằng những việc làm cụ thể, từ xây dựng pháp luật đến việc Chính phủ đã thành lập Ủy ban Quốc gia về trẻ em...
Nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tiễn trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát huy đầy đủ quyền tham gia của trẻ em, với cách tiếp cận mới, Quốc hội đã sửa đổi toàn diện lần thứ hai và thông qua Luật Trẻ em năm 2016. Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng Luật Trẻ em là bảo đảm hội nhập quốc tế, hài hòa các quyền trẻ em và nguyên tắc trong Công ước của Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế khác có liên quan.
Chủ tịch Quốc hội dẫn chứng, Luật Trẻ em của Việt Nam năm 2016 quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi. Với tinh thần đó, pháp luật Việt Nam không trái với Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Cùng với đó, hệ thống pháp luật Việt Nam quy định công dân từ đủ 18 tuổi là thanh niên, tuổi trưởng thành để một người có thể chịu trách nhiệm đầy đủ trước pháp luật. Theo đó, những người từ 16 đến dưới 18 tuổi, Việt Nam đã có chính sách, pháp luật quy định rất cụ thể trong việc bảo vệ người chưa thành niên.
Ghi nhận những nghiên cứu đánh giá của UNICEF về quy định độ tuổi pháp lý của trẻ em là dưới 18 tuổi, Chủ tịch Quốc hội cho biết trong thực tiễn quá trình thực hiện Luật Trẻ em 2016, Quốc hội thường xuyên giám sát việc thực hiện luật, song song với việc tiếp tục nghiên cứu cơ sở lý luận, khoa học và thực tiễn về việc điều chỉnh quy định độ tuổi trẻ em.
Tại buổi tiếp, ông Youssouf Adbel-Jelil, Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, ghi nhận Việt Nam có chính sách bảo vệ đặc thù đối với người từ 16 đến dưới 18 tuổi. Nhất trí ý kiến của Chủ tịch Quốc hội, Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc đánh giá cao vai trò của Quốc hội Việt Nam trong bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Chính phủ đã có hành động mạnh mẽ thể hiện bằng phiên họp trực tuyến toàn quốc ngày 06-8 vừa qua về công tác bảo vệ trẻ em trước các hành vi bạo lực, xâm hại và các nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của trẻ...
Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc cho biết UNICEF đang phối hợp chặt chẽ với Viện nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu về tác động xã hội khi thay đổi quy định độ tuổi trẻ em; hy vọng nghiên cứu này sẽ hoàn thiện vào cuối năm 2018, lúc đó sẽ cung cấp những thông tin để hỗ trợ cho quá trình tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật của Việt Nam.
Ông Youssouf Adbel-Jelil bày tỏ sự đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa UNICEF với Quốc hội Việt Nam; đồng thời khẳng định cam kết sẽ tiếp nối sự hợp tác mà hai bên đã tiến hành, cũng như sẵn sàng hỗ trợ tài chính cho quá trình này. UNICEF coi đây là một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong năm 2019./.
Ông Kamal Malhotra cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dành thời gian cho cuộc tiếp. Liên quan đến công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, ông Kamal Malhotra chúc mừng Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (từ năm 1990).
Từ khi phê chuẩn đến nay, Quốc hội Việt Nam và những cơ quan chức năng đã có những nỗ lực trong bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Từ những kết quả này, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc mong muốn Việt Nam có thêm những nỗ lực hơn nữa trong quy định độ tuổi trẻ em phù hợp với định nghĩa trong Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em quy định “Trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ khi luật pháp quốc gia công nhận tuổi thành niên sớm hơn”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ sự cảm ơn và chia sẻ với ý kiến của ông Kamal Malhotra trong việc đưa ra khuyến nghị nhằm bảo vệ tốt hơn quyền trẻ em. Nhấn mạnh Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em và không bảo lưu bất kỳ điều khoản nào, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, để thực hiện Công ước, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực thực hiện bảo đảm quyền trẻ em bằng những việc làm cụ thể, từ xây dựng pháp luật đến việc Chính phủ đã thành lập Ủy ban Quốc gia về trẻ em...
Nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tiễn trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát huy đầy đủ quyền tham gia của trẻ em, với cách tiếp cận mới, Quốc hội đã sửa đổi toàn diện lần thứ hai và thông qua Luật Trẻ em năm 2016. Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng Luật Trẻ em là bảo đảm hội nhập quốc tế, hài hòa các quyền trẻ em và nguyên tắc trong Công ước của Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế khác có liên quan.
Chủ tịch Quốc hội dẫn chứng, Luật Trẻ em của Việt Nam năm 2016 quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi. Với tinh thần đó, pháp luật Việt Nam không trái với Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Cùng với đó, hệ thống pháp luật Việt Nam quy định công dân từ đủ 18 tuổi là thanh niên, tuổi trưởng thành để một người có thể chịu trách nhiệm đầy đủ trước pháp luật. Theo đó, những người từ 16 đến dưới 18 tuổi, Việt Nam đã có chính sách, pháp luật quy định rất cụ thể trong việc bảo vệ người chưa thành niên.
Ghi nhận những nghiên cứu đánh giá của UNICEF về quy định độ tuổi pháp lý của trẻ em là dưới 18 tuổi, Chủ tịch Quốc hội cho biết trong thực tiễn quá trình thực hiện Luật Trẻ em 2016, Quốc hội thường xuyên giám sát việc thực hiện luật, song song với việc tiếp tục nghiên cứu cơ sở lý luận, khoa học và thực tiễn về việc điều chỉnh quy định độ tuổi trẻ em.
Tại buổi tiếp, ông Youssouf Adbel-Jelil, Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, ghi nhận Việt Nam có chính sách bảo vệ đặc thù đối với người từ 16 đến dưới 18 tuổi. Nhất trí ý kiến của Chủ tịch Quốc hội, Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc đánh giá cao vai trò của Quốc hội Việt Nam trong bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Chính phủ đã có hành động mạnh mẽ thể hiện bằng phiên họp trực tuyến toàn quốc ngày 06-8 vừa qua về công tác bảo vệ trẻ em trước các hành vi bạo lực, xâm hại và các nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của trẻ...
Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc cho biết UNICEF đang phối hợp chặt chẽ với Viện nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu về tác động xã hội khi thay đổi quy định độ tuổi trẻ em; hy vọng nghiên cứu này sẽ hoàn thiện vào cuối năm 2018, lúc đó sẽ cung cấp những thông tin để hỗ trợ cho quá trình tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật của Việt Nam.
Ông Youssouf Adbel-Jelil bày tỏ sự đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa UNICEF với Quốc hội Việt Nam; đồng thời khẳng định cam kết sẽ tiếp nối sự hợp tác mà hai bên đã tiến hành, cũng như sẵn sàng hỗ trợ tài chính cho quá trình này. UNICEF coi đây là một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong năm 2019./.
Phê duyệt tổng biên chế công chức năm 2019  (15/08/2018)
Lãnh đạo gửi điện chia buồn về vụ tai nạn sập cầu cao tốc tại Italy  (15/08/2018)
Chủ tịch Tôn Đức Thắng - Tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng và tinh thần đại đoàn kết  (15/08/2018)
Tạo điều kiện để nhân dân tham gia trực tiếp hơn vào giữ gìn an ninh  (15/08/2018)
Chủ tịch nước: Nhân dân - Cội nguồn sức mạnh bảo vệ an ninh, trật tự  (15/08/2018)
Chủ tịch nước: Nhân dân - Cội nguồn sức mạnh bảo vệ an ninh, trật tự  (15/08/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên