Cần đưa dữ liệu của 72.000 hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B lên mạng
22:02, ngày 25-07-2018
Trong không khí cả nước hướng về kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27-7), chiều 25-7, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đến thăm và làm việc tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Hà Nội), thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ. Nơi đây đang lưu giữ khoảng 72.000 hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B.
Cùng đi với Chủ tịch Quốc hội có Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Thứ trưởng Bộ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường.
Chủ tịch Quốc hội đã thăm quan khu trưng bày tài liệu lưu trữ quý hiếm, trong đó có khối tài liệu hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B. Khoảng 72.000 hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B được lưu giữ, trong đó có 56.963 hồ sơ cán bộ đi B từ 89 địa phương trong cả nước (theo địa giới hành chính giai đoạn 1945 - 1975).
Hồ sơ gồm các loại giấy tờ như giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân, sơ yếu lý lịch, chứng chỉ và bằng cấp chứng nhận trình độ học tập, các quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm, thuyên chuyển, đơn tình nguyện đi B, bằng khen, giấy khen, thư từ cá nhân... Kỷ vật gồm có huy hiệu, phiếu tiết kiệm, công trái, tiền vàng…
Cán bộ đi B (từ năm 1959 - 1975) gồm: Một là, những cán bộ, chiến sỹ miền Nam tập kết ra Bắc theo Hiệp định Geneva năm 1954, sau đó tham gia lao động sản xuất trên miền Bắc và được bí mật trở vào miền Nam công tác do yêu cầu của cách mạng. Hai là, một số cán bộ dân sự người miền Bắc đi B.
Cán bộ đi B chủ yếu là: y sỹ, bác sỹ, giáo viên, kỹ sư, các nhà văn, nghệ sỹ, nhà báo… Trước khi vào miền Nam, theo quy định, các cán bộ đi B phải gửi lại đồ dùng, vật dụng, giấy tờ… (gọi là hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B) cho Ủy ban Thống nhất Chính phủ giữ...
Tại buổi làm việc, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước Đặng Thanh Tùng đã báo cáo tóm tắt với Chủ tịch Quốc hội về chức năng nhiệm vụ của Cục, trong đó có công tác bảo quản và phát huy giá trị khối tài liệu hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B.
Trong thời gian qua, khối tài liệu hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B đã thu hút nhiều sự quan tâm của xã hội. Chính vì vậy, với mong muốn cán bộ đi B và thân nhân sớm biết thông tin về hồ sơ cán bộ đi B và nhận được hồ sơ để cá nhân và thân nhân gia đình làm cơ sở giải quyết chế độ chính sách, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kinh phí để tổ chức phân loại, sắp xếp, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý, tra tìm toàn bộ khối tài liệu hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B để thuận tiện cho việc phục vụ khai thác, sử dụng.
Năm 2007, Cục đã trao Danh mục hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B cho các tỉnh, thành phố bằng một số hình thức, như: mời đại diện các địa phương đến Trung tâm để nhận; Trung tâm cử người đến các các tỉnh, thành phố trao tặng; Trung tâm chuyển danh mục qua đường bưu điện đến một số tỉnh, thành phố, đồng thời đưa danh mục này lên Trang thông tin điện tử của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho việc tra cứu qua mạng Internet.
Từ năm 2009 đến năm 2016, Cục đã tiến hành chuyển giao dữ liệu và bản sao hồ sơ của cán bộ đi B gửi về Chi cục Văn thư - Lưu trữ các tỉnh trong cả nước, đồng thời có bộ phận chuyên tiếp nhận và phục vụ mọi nhu cầu về thông tin hồ sơ của cán bộ đi B tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.
Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã tiến hành trưng bày hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B ở các tỉnh, thành phố, như: năm 2006 - 2007 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, năm 2008 tại tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Quảng Nam, năm 2018 tại Thành cổ Quảng Trị…
Phát biểu ý kiến tại đây, đánh giá Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước thời gian qua đã thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ trong phạm vi cả nước; quản lý tài liệu lưu trữ quốc gia, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh đến sự cần thiết phải số hóa những tài liệu được hình thành qua các thời kỳ lịch sử của đất nước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân biểu dương những cố gắng của của các cán bộ, viên chức Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III trong việc trực tiếp quản lý tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức Trung ương, các cá nhân tiêu biểu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1945 đến nay. Hiện nay, Trung tâm đang bảo quản gần 14.000 mét giá tài liệu của gần 400 phông gồm tài liệu của Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, tài liệu cá nhân, gia đình, dòng họ, trong đó có khối tài liệu hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B.
Bày tỏ sự xúc động sau khi tận mắt chứng kiến số lượng hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao các cán bộ, nhân viên Trung tâm trong việc bảo quản gần như nguyên vẹn hồ sơ, kỷ vật kể từ khi tiếp nhận. Hiện nay, khối tài liệu hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B đã được sắp xếp, phân loại khoa học. Trung tâm đã xây dựng cơ sở dữ liệu khai thác tra tìm thuận lợi, nhanh chóng nên việc bàn giao hồ sơ, kỷ vật cho cán bộ đi B và thân nhân về cơ bản là chính xác, đúng địa chỉ.
Cùng với đó, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã chủ động, tích cực phối hợp với các ngành, các địa phương tổ chức các hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, công bố giới thiệu về khối hồ sơ của cán bộ đi B trên các phương tiện thông tin để các gia đình, cá nhân cán bộ đi B tiếp nhận được hồ sơ, kỷ vật.
Khẳng định đây là những hiện vật quý, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, chỉ cần nhìn 1 bộ hồ sơ cụ thể, có thể thấy cần phải làm gì với 72.000 hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B. Từ đó Chủ tịch Quốc hội đã chỉ đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ cùng bàn bạc đưa dữ liệu của 72.000 hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B lên mạng, có đường liên kết (link) vào trang mạng của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để phục vụ khai thác tìm kiếm được thuận tiện.
Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo Văn phòng Quốc hội tiếp tục phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tăng cường tổ chức các hoạt động nhằm phát huy giá trị khối tài liệu lưu trữ quốc gia nói chung, trong đó có Quốc hội như trưng bày triển lãm theo chủ đề phục vụ các kỳ họp của Quốc hội. Cùng với đó các bộ, ngành trong dịp kỷ niệm ngày thành lập phối hợp với Trung tâm lưu trữ quốc gia để triển lãm những tài liệu trong từng thời kỳ...
Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, các cơ quan báo chí Trung ương, trong đó có các Đài truyền hình cần thông tin rộng rãi về khối tài liệu hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B ở những khung giờ thích hợp.
Đề nghị cơ quan chức năng tiếp tục sưu tầm hồ sơ, kỷ vật cho cán bộ đi B, Chủ tịch Quốc hội đánh giá, hiện nay các hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B từ Trung tâm lưu trữ quốc gia III về đến các địa phương vẫn còn trong tình trạng lưu trữ. Do đó những hồ sơ, kỷ vật này cần được trưng bày, triển lãm để các tầng lớp nhân dân hiểu được đây là nguồn tài liệu quý giá và có ý nghĩa quan trọng, không chỉ phản ánh hoạt động của một cơ quan, tổ chức trong một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc mà còn chứa đựng những hồ sơ, kỷ vật thiêng liêng của các cá nhân đi B.
Nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi đối với người có công, trong đó có cán bộ đi B, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ sự băn khoăn vì hiện nay công tác bàn giao hồ sơ cho cán bộ và thân nhân cán bộ đi B tại địa phương vẫn chưa thực hiện được, nhiều người vẫn chưa biết.
Từ đó, Chủ tịch Quốc hội cho biết sẽ đề nghị với các cơ quan có trách nhiệm thực hiện công tác quản lý, chuyển giao hồ sơ, kỷ vật đến đúng địa chỉ; đồng thời nhấn mạnh, ở cấp địa phương, các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan báo chí, trong đó có Đài phát thanh, truyền hình địa phương dành thời lượng phát sóng thường xuyên về các bộ tài liệu hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B để thân nhân của cán bộ đi B và cán bộ đi B biết, liên hệ để nhận lại hồ sơ, kỷ vật.
Bên cạnh những thuận lợi, công tác bảo quản và phát huy giá trị tài liệu hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B vẫn còn gặp phải một số khó khăn, hạn chế như do nhiều cán bộ đã tuổi cao, nhiều người hy sinh khi đang làm nhiệm vụ, nhiều người đã mất do tuổi già, nhiều người phải dùng bí danh khi làm nhiệm vụ, nhiều gia đình đã di chuyển đến nơi khác, sự thay đổi của địa giới hành chính… nên việc xác định địa chỉ của cán bộ và thân nhân cán bộ đi B rất khó khăn.
Hiện nay, tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III vẫn còn gần 16.000 giấy tờ rời lẻ chưa xác định được thông tin chủ nhân, điều này cũng ảnh hưởng đến việc trao trả hồ sơ của cán bộ đi B..../.
Chủ tịch Quốc hội đã thăm quan khu trưng bày tài liệu lưu trữ quý hiếm, trong đó có khối tài liệu hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B. Khoảng 72.000 hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B được lưu giữ, trong đó có 56.963 hồ sơ cán bộ đi B từ 89 địa phương trong cả nước (theo địa giới hành chính giai đoạn 1945 - 1975).
Hồ sơ gồm các loại giấy tờ như giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân, sơ yếu lý lịch, chứng chỉ và bằng cấp chứng nhận trình độ học tập, các quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm, thuyên chuyển, đơn tình nguyện đi B, bằng khen, giấy khen, thư từ cá nhân... Kỷ vật gồm có huy hiệu, phiếu tiết kiệm, công trái, tiền vàng…
Cán bộ đi B (từ năm 1959 - 1975) gồm: Một là, những cán bộ, chiến sỹ miền Nam tập kết ra Bắc theo Hiệp định Geneva năm 1954, sau đó tham gia lao động sản xuất trên miền Bắc và được bí mật trở vào miền Nam công tác do yêu cầu của cách mạng. Hai là, một số cán bộ dân sự người miền Bắc đi B.
Cán bộ đi B chủ yếu là: y sỹ, bác sỹ, giáo viên, kỹ sư, các nhà văn, nghệ sỹ, nhà báo… Trước khi vào miền Nam, theo quy định, các cán bộ đi B phải gửi lại đồ dùng, vật dụng, giấy tờ… (gọi là hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B) cho Ủy ban Thống nhất Chính phủ giữ...
Tại buổi làm việc, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước Đặng Thanh Tùng đã báo cáo tóm tắt với Chủ tịch Quốc hội về chức năng nhiệm vụ của Cục, trong đó có công tác bảo quản và phát huy giá trị khối tài liệu hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B.
Trong thời gian qua, khối tài liệu hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B đã thu hút nhiều sự quan tâm của xã hội. Chính vì vậy, với mong muốn cán bộ đi B và thân nhân sớm biết thông tin về hồ sơ cán bộ đi B và nhận được hồ sơ để cá nhân và thân nhân gia đình làm cơ sở giải quyết chế độ chính sách, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kinh phí để tổ chức phân loại, sắp xếp, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý, tra tìm toàn bộ khối tài liệu hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B để thuận tiện cho việc phục vụ khai thác, sử dụng.
Năm 2007, Cục đã trao Danh mục hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B cho các tỉnh, thành phố bằng một số hình thức, như: mời đại diện các địa phương đến Trung tâm để nhận; Trung tâm cử người đến các các tỉnh, thành phố trao tặng; Trung tâm chuyển danh mục qua đường bưu điện đến một số tỉnh, thành phố, đồng thời đưa danh mục này lên Trang thông tin điện tử của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho việc tra cứu qua mạng Internet.
Từ năm 2009 đến năm 2016, Cục đã tiến hành chuyển giao dữ liệu và bản sao hồ sơ của cán bộ đi B gửi về Chi cục Văn thư - Lưu trữ các tỉnh trong cả nước, đồng thời có bộ phận chuyên tiếp nhận và phục vụ mọi nhu cầu về thông tin hồ sơ của cán bộ đi B tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.
Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã tiến hành trưng bày hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B ở các tỉnh, thành phố, như: năm 2006 - 2007 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, năm 2008 tại tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Quảng Nam, năm 2018 tại Thành cổ Quảng Trị…
Phát biểu ý kiến tại đây, đánh giá Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước thời gian qua đã thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ trong phạm vi cả nước; quản lý tài liệu lưu trữ quốc gia, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh đến sự cần thiết phải số hóa những tài liệu được hình thành qua các thời kỳ lịch sử của đất nước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân biểu dương những cố gắng của của các cán bộ, viên chức Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III trong việc trực tiếp quản lý tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức Trung ương, các cá nhân tiêu biểu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1945 đến nay. Hiện nay, Trung tâm đang bảo quản gần 14.000 mét giá tài liệu của gần 400 phông gồm tài liệu của Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, tài liệu cá nhân, gia đình, dòng họ, trong đó có khối tài liệu hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B.
Bày tỏ sự xúc động sau khi tận mắt chứng kiến số lượng hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao các cán bộ, nhân viên Trung tâm trong việc bảo quản gần như nguyên vẹn hồ sơ, kỷ vật kể từ khi tiếp nhận. Hiện nay, khối tài liệu hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B đã được sắp xếp, phân loại khoa học. Trung tâm đã xây dựng cơ sở dữ liệu khai thác tra tìm thuận lợi, nhanh chóng nên việc bàn giao hồ sơ, kỷ vật cho cán bộ đi B và thân nhân về cơ bản là chính xác, đúng địa chỉ.
Cùng với đó, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã chủ động, tích cực phối hợp với các ngành, các địa phương tổ chức các hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, công bố giới thiệu về khối hồ sơ của cán bộ đi B trên các phương tiện thông tin để các gia đình, cá nhân cán bộ đi B tiếp nhận được hồ sơ, kỷ vật.
Khẳng định đây là những hiện vật quý, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, chỉ cần nhìn 1 bộ hồ sơ cụ thể, có thể thấy cần phải làm gì với 72.000 hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B. Từ đó Chủ tịch Quốc hội đã chỉ đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ cùng bàn bạc đưa dữ liệu của 72.000 hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B lên mạng, có đường liên kết (link) vào trang mạng của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để phục vụ khai thác tìm kiếm được thuận tiện.
Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo Văn phòng Quốc hội tiếp tục phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tăng cường tổ chức các hoạt động nhằm phát huy giá trị khối tài liệu lưu trữ quốc gia nói chung, trong đó có Quốc hội như trưng bày triển lãm theo chủ đề phục vụ các kỳ họp của Quốc hội. Cùng với đó các bộ, ngành trong dịp kỷ niệm ngày thành lập phối hợp với Trung tâm lưu trữ quốc gia để triển lãm những tài liệu trong từng thời kỳ...
Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, các cơ quan báo chí Trung ương, trong đó có các Đài truyền hình cần thông tin rộng rãi về khối tài liệu hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B ở những khung giờ thích hợp.
Đề nghị cơ quan chức năng tiếp tục sưu tầm hồ sơ, kỷ vật cho cán bộ đi B, Chủ tịch Quốc hội đánh giá, hiện nay các hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B từ Trung tâm lưu trữ quốc gia III về đến các địa phương vẫn còn trong tình trạng lưu trữ. Do đó những hồ sơ, kỷ vật này cần được trưng bày, triển lãm để các tầng lớp nhân dân hiểu được đây là nguồn tài liệu quý giá và có ý nghĩa quan trọng, không chỉ phản ánh hoạt động của một cơ quan, tổ chức trong một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc mà còn chứa đựng những hồ sơ, kỷ vật thiêng liêng của các cá nhân đi B.
Nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi đối với người có công, trong đó có cán bộ đi B, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ sự băn khoăn vì hiện nay công tác bàn giao hồ sơ cho cán bộ và thân nhân cán bộ đi B tại địa phương vẫn chưa thực hiện được, nhiều người vẫn chưa biết.
Từ đó, Chủ tịch Quốc hội cho biết sẽ đề nghị với các cơ quan có trách nhiệm thực hiện công tác quản lý, chuyển giao hồ sơ, kỷ vật đến đúng địa chỉ; đồng thời nhấn mạnh, ở cấp địa phương, các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan báo chí, trong đó có Đài phát thanh, truyền hình địa phương dành thời lượng phát sóng thường xuyên về các bộ tài liệu hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B để thân nhân của cán bộ đi B và cán bộ đi B biết, liên hệ để nhận lại hồ sơ, kỷ vật.
Bên cạnh những thuận lợi, công tác bảo quản và phát huy giá trị tài liệu hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B vẫn còn gặp phải một số khó khăn, hạn chế như do nhiều cán bộ đã tuổi cao, nhiều người hy sinh khi đang làm nhiệm vụ, nhiều người đã mất do tuổi già, nhiều người phải dùng bí danh khi làm nhiệm vụ, nhiều gia đình đã di chuyển đến nơi khác, sự thay đổi của địa giới hành chính… nên việc xác định địa chỉ của cán bộ và thân nhân cán bộ đi B rất khó khăn.
Hiện nay, tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III vẫn còn gần 16.000 giấy tờ rời lẻ chưa xác định được thông tin chủ nhân, điều này cũng ảnh hưởng đến việc trao trả hồ sơ của cán bộ đi B..../.
Đẩy nhanh tiến độ Dự án sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành  (25/07/2018)
Nhiều hoạt động kỷ niệm 10 năm việc điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Hà Nội  (25/07/2018)
Điện mừng Cuba kỷ niệm lần thứ 65 Cuộc tấn công Trại lính Moncada  (25/07/2018)
Điện thăm hỏi về sự cố vỡ đập thủy điện Xepian Xenamnoy  (25/07/2018)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay