Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đánh giá cao sự hợp tác của Việt Nam
Ngày 12-7, tại trụ sở Liên hợp quốc, Đại sứ Đặng Đình Quý đã trình quốc thư lên Tổng Thư ký Liên hợp quốc A. Guterres, chính thức bắt đầu nhiệm kỳ công tác trên cương vị Đại sứ, Trưởng phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc.
Tại cuộc trao đổi với Đại sứ Đặng Đình Quý sau lễ trình quốc thư, Tổng Thư ký A. Guterres đã chúc mừng Đại sứ nhận nhiệm vụ mới tại Liên hợp quốc.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc cho biết ông có nhiều kỷ niệm tốt và đặc biệt ấn tượng với Việt Nam. Thời gian gần đây, ông đã có các cuộc tiếp xúc rất có ý nghĩa với nhiều lãnh đạo cấp cao của Việt Nam.
Tổng Thư ký đánh giá cao sự hợp tác của Việt Nam với Liên hợp quốc trên nhiều lĩnh vực, nhấn mạnh Việt Nam là nước đầu tiên mà Liên hợp quốc chọn triển khai các nỗ lực cải tổ, thực hiện thành công các mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs), DAO với mô hình Một ngôi nhà Xanh Liên hợp quốc; ghi nhận sự đóng góp hiệu quả của Việt Nam trong thực hiện Báo cáo rà soát định kỳ phổ quát về Quyền con người (UPR) của Liên hợp quốc năm 2014.
Trong lĩnh vực hòa bình và an ninh, Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ các nỗ lực và mong muốn Việt Nam sẽ cử thêm nhiều sĩ quan, quân nhân tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Tổng Thư ký khẳng định Việt Nam cũng như Đại sứ Đặng Đình Quý sẽ tiếp tục nhận được sự hợp tác và giúp đỡ tích cực từ Liên hợp quốc nói chung và cá nhân Tổng Thư ký nói riêng.
Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam Đặng Đình Quý cảm ơn Tổng Thư ký Liên hợp quốc về những tình cảm và đánh giá cao mà Tổng Thư ký đã dành cho Việt Nam, đồng thời bày tỏ hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ quý báu của cá nhân Tổng Thư ký cũng như của Liên hợp quốc đối với bản thân Đại sứ và đối với Việt Nam trong những năm nhiệm kỳ công tác sắp tới của mình.
Về sự hợp tác giữa Việt Nam và Liên hợp quốc, Đại sứ Đặng Đình Quý nhấn mạnh Việt Nam cảm ơn sự hỗ trợ và hợp tác tốt nhất mà Liên hợp quốc đã dành cho Việt Nam kể từ ngày Việt Nam trở thành thành viên của Liên hợp quốc; khẳng định chính sách của Việt Nam là phấn đấu để trở thành một quốc gia thành viên tích cực và có trách nhiệm của Liên hợp quốc; cam kết Việt Nam sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất để tích cực tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc trong thời gian tới.
Đại sứ Đặng Đình Quý khẳng định quan hệ với Liên hợp quốc luôn là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam trong những năm tới với các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao đến Liên hợp quốc, trước mắt là chuyến thăm và tham dự Phiên thảo luận cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 73 của Chủ tịch nước Trần Đại Quang vào tháng 9 tới.
Cũng nhân dịp này, Đại sứ đã chuyển lời của lãnh đạo cấp cao Việt Nam mời Tổng Thư ký đến thăm Việt Nam trong thời gian sớm nhất./.
“Sách Trắng Brexit”: Thiết lập nền tảng cho mối quan hệ tương lai với EU  (13/07/2018)
Hà Tĩnh đẩy mạnh các hoạt động tri ân những người có công với cách mạng  (13/07/2018)
Bàn thêm nội dung xây dựng Đảng về đạo đức  (13/07/2018)
Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu giai đoạn cách mạng mới  (13/07/2018)
Thủ tướng dự Diễn đàn cấp cao và Triển lãm công nghiệp 4.0  (13/07/2018)
Phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Algeria  (13/07/2018)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay