Việt Nam thay mặt G21 nhấn mạnh sự cần thiết về giải trừ hạt nhân
Tại phiên họp toàn thể Hội nghị Giải trừ quân bị (CD) ngày 26-6, Đại sứ Dương Chí Dũng, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Geneva (Thụy Sĩ) đã thay mặt Nhóm 21 (G21) trình bày phát biểu chung về giải trừ vũ khí hạt nhân.
Trong phát biểu, G21 nhắc lại quan ngại về nguy cơ mà vũ khí hạt nhân đặt ra với sự tồn vong của nhân loại, đồng thời nhấn mạnh trách nhiệm của các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân trong việc loại bỏ những vũ khí này.
Nhóm ghi nhận và hoan nghênh một số diễn biến tích cực gần đây về nỗ lực của cộng đồng quốc tế tiến tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân, trong đó có việc thành lập các khu vực phi vũ khí hạt nhân và đàm phán Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân năm 2017.
Tuy nhiên, Nhóm G21 bày tỏ lo ngại trước thực tế rằng còn nhiều quốc gia đề cao vũ khí hạt nhân trong các học thuyết an ninh; một số quốc gia phá vỡ đồng thuận thành lập khu vực Trung Đông không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác; quá trình cắt giảm và loại bỏ kho vũ khí hạt nhân chậm trễ và ít có tiến triển.
G21 nhấn mạnh, tiến bộ về không phổ biến và giải trừ hạt nhân là cần thiết đối với hòa bình và an ninh thế giới; loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân là bảo đảm duy nhất để các quốc gia không bị đe dọa hoặc tấn công bởi vũ khí hạt nhân.
Nhóm đề xuất và yêu cầu thực hiện một số biện pháp quan trọng: Các nước sở hữu vũ khí hạt nhân tái khẳng định các cam kết rõ ràng về loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân, loại bỏ vai trò của vũ khí hạt nhân trong các học thuyết an ninh, thực hiện các biện pháp giảm thiểu nguy cơ hạt nhân như giảm báo động hạt nhân, giảm tính sẵn sàng hoạt động của các hệ thống vũ khí hạt nhân.
Đàm phán một công cụ phổ quát, vô điều kiện và có tính ràng buộc pháp lý để đảm bảo các nước không có vũ khí hạt nhân không bị de dọa hoặc tấn công bởi vũ khí hạt nhân; đàm phán tại Hội nghị Giải trừ quân bị về một Hiệp ước Vũ khí hạt nhân cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân và phá hủy vũ khí hạt nhân, tiến tới loại bỏ vũ khí hạt nhân mang tính toàn cầu, không phân biệt và có thể kiểm chứng với thời gian xác định.
Việt Nam đảm nhận vai trò điều phối viên của G21 tại Hội nghị Giải trừ quân bị từ ngày 25-6 đến ngày 19-8-2018 (Hội nghị Giải trừ quân bị nghỉ giữa kỳ vào tháng 7/2018). G21 là 1 trong 4 nhóm khu vực của Hội nghị (33/65 thành viên CD), là các nước thuộc Phong trào Không liên kết.
Các Nhóm khu vực khác gồm Nhóm Đông Âu (6 thành viên), Nhóm phương Tây (25 thành viên) và Nhóm Một nước (Trung Quốc).
Vai trò điều phối viên G21 được thực hiện luân phiên theo thứ tự chữ cái. Mỗi năm có 6 điều phối viên tương ứng với 6 nhiệm kỳ Chủ tịch của CD.
Cũng theo luân phiên, Việt Nam sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội nghị Giải trừ quân bị bắt đầu từ cuối tháng 6/2019 đến giữa tháng 8-2019 (CD nghỉ giữa kỳ vào tháng 7-2019). Lần gần đây nhất Việt Nam làm Chủ tịch Hội nghị Giải trừ quân bị là từ tháng 01 và 02-2009./.
- Thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí trong kỷ nguyên mới
- Nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 với các lực lượng khác trong bảo đảm an ninh môi trường khu vực ven biển
- Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo
- Thanh tra Chính phủ nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới
- Phương hướng và giải pháp trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp - Bước chuẩn bị quan trọng để Quảng Bình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam