Tiếp tục các thông tin về chương trình làm việc Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội
23:09, ngày 13-06-2018
TCCSĐT - Theo chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội dành cả ngày 13-6 để thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) đã được Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại Kỳ họp thứ 4. Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội cho ý kiến một lần nữa trước khi thông qua vào Kỳ họp thứ 6.
Đây là vấn đề tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội và nhận được sự quan tâm, kỳ vọng lớn của nhân dân, là dự án Luật khó, có nhiều chính sách mới, qua thảo luận còn có nhiều ý kiến khác nhau.
Mở rộng phạm vi điều chỉnh
Thảo luận về phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, đa số ý kiến tán thành với việc mở rộng ra khu vực ngoài nhà nước vì cho rằng, trên thực tế, tình hình tham nhũng khu vực ngoài nhà nước đã và đang xuất hiện, ảnh hưởng bất lợi đến các hoạt động cạnh tranh lành mạnh, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh, cản trở hiệu quả của công tác phòng chống tham nhũng khu vực nhà nước.
Đồng thời, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật ra khu vực này cũng nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng tại Kết luận số 10-KL/TW ngày 26-12-2017 của Bộ Chính trị là “từng bước mở rộng hoạt động phòng, chống tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước”.
Nhiều quy định chưa khả thi
Mặc dù đồng tình với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh ra khu vực tư đối với hai nhóm chủ thể là các công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và một số tổ chức xã hội thường xuyên huy động khoản đóng góp của nhân dân vào hoạt động từ thiện, song, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) đề nghị chỉ nên áp dụng bắt buộc một số chế định, như, công khai minh bạch hoạt động, trách nhiệm của người đứng đầu mà không áp dụng toàn bộ các chế định của Luật Phòng chống tham nhũng.
Tuy nhiên, để quy định này có tính khả thi cao, đại biểu lưu ý việc mở rộng phòng chống tham nhũng ra khu vực tư phải không làm phân tán nguồn lực, gây ảnh hưởng đến công tác phòng chống tham nhũng trong khu vực công đã và đang được thực hiện hiệu quả.
Hay nói cách khác, phòng chống tham nhũng trong khu vực công vẫn là chủ đạo. Cần tránh nguy cơ chuyển định hướng của cơ quan chuyên trách phòng chống tham nhũng từ khu vực công sang khu vực tư, bởi, phòng chống tham nhũng trong khu vực công còn khó khăn, phức tạp nên cơ quan này ưu tiên phòng chống tham nhũng trong khu vực tư hơn.
Thu thuế thu nhập cá nhân với tài sản, thu nhập kê khai không trung thực
Đa số đại biểu nhất trí với phương án 1 và cũng là phương án Chính phủ lựa chọn: cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập yêu cầu cơ quan thuế thực hiện việc thu thuế thu nhập cá nhân đồng thời, dự thảo Luật sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (bổ sung Điều 18a và điểm g khoản 2 Điều 23), quy định mức thuế suất 45% đối với thu nhập do người có nghĩa vụ kê khai đã kê khai không trung thực hoặc có tài sản, thu nhập tăng thêm mà không giải trình được một cách hợp lý về nguồn gốc theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng (Điều 123 của dự thảo Luật).
Theo đại biểu Bế Minh Đức (Cao Bằng), việc xử lý theo phương án này cơ bản phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nước ta hiện nay, thể hiện thái độ mạnh mẽ của nhà nước trong việc xử lý thu nhập, tài sản có nguồn gốc không rõ ràng, khi cả người có nghĩa vụ kê khai và cơ quan nhà nước có thẩm quyền không có đủ bằng chứng về căn cứ xác lập quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. Đây là khoản thu nhập không rõ nguồn gốc, chưa được kê khai và người có nghĩa vụ kê khai phát sinh trách nhiệm nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Đại biểu phân tích, thực tế ở nước ta hiện nay, việc quản lý toàn bộ thu nhập từ đầu vào của công chức là rất khó khăn. Cán bộ, công chức ngoài tiền lương còn có nhiều khoản thu nhập hợp pháp khác như thu từ thù lao giảng dạy, làm báo cáo viên kiêm nhiệm, tham gia nghiên cứu khoa học, tham gia thị trường bất động sản, chứng khoán... đã giúp họ thu về những khoản lợi nhuận gấp nhiều lần tiền lương.
Vì nhiều lý do, họ có thể giấu không kê khai đầy đủ để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế. Việc giấu không kê khai này là sai, trái với quy định, tuy nhiên, theo quan điểm luật học không thể quy kết đó là tài sản không hợp pháp.
Mặc dù ai cũng có quyền nghi vấn về thu nhập, tài sản vượt trội của cá nhân đó nhưng ở góc độ pháp luật, không thể nhìn nhận tài sản, thu nhập đó là bất hợp pháp. Chừng nào chưa chứng minh được tài sản của họ có được là bất hợp pháp thì nguyên tắc vẫn phải suy đoán tài sản đó là hợp pháp.
Kể cả trường hợp họ không giải trình được nguồn gốc tài sản cũng chưa thể thu hồi được bởi trách nhiệm chứng minh là của cơ quan có thẩm quyền, nhà nước pháp quyền không thể suy đoán có tội.
Khai thuế thu nhập cá nhân ở vị trí có khả năng tham nhũng
Trong khi nhiều ý kiến tán thành với phương án 1, cũng có ý kiến nghiêng về phương án 2. Nêu quan điểm không tình với phương án 1, song đại biểu Trịnh Ngọc Thúy (Thành phố Hồ Chí Minh) lại chỉ đồng ý chọn một phần phương án 2, đó là chỉ đặt chế tài xử lý vi phạm hành chính và phạt hành chính đối với người có nghĩa vụ kê khai khi có hành vi không khai đầy đủ các tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, có nghĩa là các tài sản không được kê khai sẽ bị xử lý.
Mức độ xử lý tùy theo quy định, có thể tịch thu toàn bộ. Các tài sản, thu nhập đã được người có nghĩa vụ kê khai khai đầy đủ, không có cơ quan có thẩm quyền nào chứng minh là có liên quan đến vi phạm pháp luật, hành chính, hình sự hay buộc phải thực hiện nghĩa vụ dân sự, những tài sản này đương nhiên là tài sản hợp pháp, áp dụng cho mọi công dân trong xã hội./.
Đây là vấn đề tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội và nhận được sự quan tâm, kỳ vọng lớn của nhân dân, là dự án Luật khó, có nhiều chính sách mới, qua thảo luận còn có nhiều ý kiến khác nhau.
Mở rộng phạm vi điều chỉnh
Thảo luận về phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, đa số ý kiến tán thành với việc mở rộng ra khu vực ngoài nhà nước vì cho rằng, trên thực tế, tình hình tham nhũng khu vực ngoài nhà nước đã và đang xuất hiện, ảnh hưởng bất lợi đến các hoạt động cạnh tranh lành mạnh, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh, cản trở hiệu quả của công tác phòng chống tham nhũng khu vực nhà nước.
Đồng thời, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật ra khu vực này cũng nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng tại Kết luận số 10-KL/TW ngày 26-12-2017 của Bộ Chính trị là “từng bước mở rộng hoạt động phòng, chống tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước”.
Nhiều quy định chưa khả thi
Mặc dù đồng tình với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh ra khu vực tư đối với hai nhóm chủ thể là các công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và một số tổ chức xã hội thường xuyên huy động khoản đóng góp của nhân dân vào hoạt động từ thiện, song, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) đề nghị chỉ nên áp dụng bắt buộc một số chế định, như, công khai minh bạch hoạt động, trách nhiệm của người đứng đầu mà không áp dụng toàn bộ các chế định của Luật Phòng chống tham nhũng.
Tuy nhiên, để quy định này có tính khả thi cao, đại biểu lưu ý việc mở rộng phòng chống tham nhũng ra khu vực tư phải không làm phân tán nguồn lực, gây ảnh hưởng đến công tác phòng chống tham nhũng trong khu vực công đã và đang được thực hiện hiệu quả.
Hay nói cách khác, phòng chống tham nhũng trong khu vực công vẫn là chủ đạo. Cần tránh nguy cơ chuyển định hướng của cơ quan chuyên trách phòng chống tham nhũng từ khu vực công sang khu vực tư, bởi, phòng chống tham nhũng trong khu vực công còn khó khăn, phức tạp nên cơ quan này ưu tiên phòng chống tham nhũng trong khu vực tư hơn.
Thu thuế thu nhập cá nhân với tài sản, thu nhập kê khai không trung thực
Đa số đại biểu nhất trí với phương án 1 và cũng là phương án Chính phủ lựa chọn: cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập yêu cầu cơ quan thuế thực hiện việc thu thuế thu nhập cá nhân đồng thời, dự thảo Luật sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (bổ sung Điều 18a và điểm g khoản 2 Điều 23), quy định mức thuế suất 45% đối với thu nhập do người có nghĩa vụ kê khai đã kê khai không trung thực hoặc có tài sản, thu nhập tăng thêm mà không giải trình được một cách hợp lý về nguồn gốc theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng (Điều 123 của dự thảo Luật).
Theo đại biểu Bế Minh Đức (Cao Bằng), việc xử lý theo phương án này cơ bản phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nước ta hiện nay, thể hiện thái độ mạnh mẽ của nhà nước trong việc xử lý thu nhập, tài sản có nguồn gốc không rõ ràng, khi cả người có nghĩa vụ kê khai và cơ quan nhà nước có thẩm quyền không có đủ bằng chứng về căn cứ xác lập quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. Đây là khoản thu nhập không rõ nguồn gốc, chưa được kê khai và người có nghĩa vụ kê khai phát sinh trách nhiệm nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Đại biểu phân tích, thực tế ở nước ta hiện nay, việc quản lý toàn bộ thu nhập từ đầu vào của công chức là rất khó khăn. Cán bộ, công chức ngoài tiền lương còn có nhiều khoản thu nhập hợp pháp khác như thu từ thù lao giảng dạy, làm báo cáo viên kiêm nhiệm, tham gia nghiên cứu khoa học, tham gia thị trường bất động sản, chứng khoán... đã giúp họ thu về những khoản lợi nhuận gấp nhiều lần tiền lương.
Vì nhiều lý do, họ có thể giấu không kê khai đầy đủ để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế. Việc giấu không kê khai này là sai, trái với quy định, tuy nhiên, theo quan điểm luật học không thể quy kết đó là tài sản không hợp pháp.
Mặc dù ai cũng có quyền nghi vấn về thu nhập, tài sản vượt trội của cá nhân đó nhưng ở góc độ pháp luật, không thể nhìn nhận tài sản, thu nhập đó là bất hợp pháp. Chừng nào chưa chứng minh được tài sản của họ có được là bất hợp pháp thì nguyên tắc vẫn phải suy đoán tài sản đó là hợp pháp.
Kể cả trường hợp họ không giải trình được nguồn gốc tài sản cũng chưa thể thu hồi được bởi trách nhiệm chứng minh là của cơ quan có thẩm quyền, nhà nước pháp quyền không thể suy đoán có tội.
Khai thuế thu nhập cá nhân ở vị trí có khả năng tham nhũng
Trong khi nhiều ý kiến tán thành với phương án 1, cũng có ý kiến nghiêng về phương án 2. Nêu quan điểm không tình với phương án 1, song đại biểu Trịnh Ngọc Thúy (Thành phố Hồ Chí Minh) lại chỉ đồng ý chọn một phần phương án 2, đó là chỉ đặt chế tài xử lý vi phạm hành chính và phạt hành chính đối với người có nghĩa vụ kê khai khi có hành vi không khai đầy đủ các tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, có nghĩa là các tài sản không được kê khai sẽ bị xử lý.
Mức độ xử lý tùy theo quy định, có thể tịch thu toàn bộ. Các tài sản, thu nhập đã được người có nghĩa vụ kê khai khai đầy đủ, không có cơ quan có thẩm quyền nào chứng minh là có liên quan đến vi phạm pháp luật, hành chính, hình sự hay buộc phải thực hiện nghĩa vụ dân sự, những tài sản này đương nhiên là tài sản hợp pháp, áp dụng cho mọi công dân trong xã hội./.
Bộ trưởng Tô Lâm làm việc với Bình Thuận về bảo đảm an ninh trật tự  (13/06/2018)
Các cơ chế hợp tác ở khu vực Mê Công và sự tham gia của Việt Nam  (13/06/2018)
Việt Nam hoan nghênh kết quả Hội đàm thượng đỉnh Triều Tiên - Hoa Kỳ  (12/06/2018)
Hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ và Triều Tiên thành công tốt đẹp  (12/06/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên