Các tỉnh miền Trung phát triển tập trung vào năm trụ cột kinh tế và tăng cường liên kết vùng
TCCSĐT - Ngày 20-8-2019, tại Bình Định, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng các Phó Thủ tướng chủ trì Hội nghị phát triển kinh tế miền Trung. Đây là hội nghị quy mô lớn do Chính phủ tổ chức, thu hút hơn 700 đại biểu là lãnh đạo nhiều bộ, ngành trung ương; đại diện, lãnh đạo 14 tỉnh, thành phố Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận) và các chuyên gia kinh tế, các nhà đầu tư, doanh nghiệp.
“Đốt xương sống” miền Trung
Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung gồm 14 tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Dân số toàn vùng khoảng 20,2 triệu người, chiếm 21% tổng dân số cả nước, diện tích tự nhiên chiếm 28,9% cả nước. Trong đó, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 5 tỉnh, thành phố với diện tích bằng 8,5% cả nước và dân số chiếm 7%.
Sở hữu mặt tiền ra Biển Đông với chiều dài đường bờ biển 1.900km, các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế biển và các hoạt động kinh tế trên dải đất liền ven biển, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Nhiều năm trở lại đây, khu vực miền Trung có hệ thống hạ tầng giao thông phát triển khá nhanh và đồng bộ, với hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không thông suốt, không chỉ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng mà còn kết nối với hành lang kinh tế Đông - Tây khu vực Đông Nam Á và liên thông với quốc tế...
Mặc dù là vùng kinh tế trọng điểm, có bước phát triển tích cực thời gian qua, nhưng do xuất phát điểm thấp và tồn tại nhiều bất lợi trong phát triển, nên đến nay, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung vẫn là “vùng trũng” phát triển so với Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Phát biểu khai mạc hội nghị, nhấn mạnh vai trò, vị trí của miền Trung, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Nhìn vào bản đồ đất nước, miền Trung như đốt xương sống của con người. Chúng ta cũng hay gọi thân thương là “khúc ruột miền Trung”; một cách ví von hay nói khác là miền Trung như chiếc “đòn gánh” trên vai của con người, nếu hai đầu quá nặng mà đòn gánh yếu thì đòn gánh sẽ gãy, sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của cả nước”.
Thủ tướng nêu ví dụ thực tế là ngay tại vùng đất Nhơn Hội (tỉnh Bình Định) mấy năm trước là khu vực hoang hóa, cây cối thưa thớt thì giờ đây đã trở thành các khu đô thị, khách sạn hạng sang. Điều này cũng trả lời câu hỏi cho việc phát huy thế mạnh của các tỉnh miền Trung.
Phải thực sự là nơi “đất lành chim đậu”
Sau khi lắng nghe các ý kiến phát biểu, kết luận hội nghị, Thủ tướng đánh giá, thành công nổi bật nhất của khu vực miền Trung không chỉ là thu ngân sách, tăng trưởng kinh tế, mà đời sống của người dân đã được nâng lên rõ rệt.
Đi sâu phân tích những tồn tại, khó khăn của vùng, Thủ tướng chỉ rõ, động lực tăng trưởng nói chung, trong đó vai trò của công nghiệp còn yếu và thiếu bền vững. Nhiều tiềm năng “rừng vàng - biển bạc” vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Phát triển kinh tế biển theo tinh thần Nghị quyết 36 mới chỉ được bắt đầu, nhiều địa phương vẫn chưa định nghĩa được ngành kinh tế biển dựa trên lợi thế so sánh của địa phương mình. Các thể chế cho phát triển kinh tế các tỉnh miền Trung nói riêng cũng như cho sự phát triển toàn vùng nói chung đang dần được hình thành nhưng còn nhiều thiếu vắng và chưa đồng bộ, đặc biệt là thể chế phân cấp quản lý kinh tế, thể chế liên kết vùng.
Mặc dù mỗi một địa phương miền Trung như một “đốt sống” kinh tế nhưng lại rất rời rạc, lỏng lẻo tựa như đang mắc căn bệnh “thoát vị đĩa đệm”. Tình trạng phân mảnh về thể chế chính sách, cạnh tranh giành nguồn lực thay cho hợp tác và chia sẻ lợi ích đang làm cho nguồn lực khan hiếm bị lãng phí và không hiệu quả.
Thủ tướng nhận xét, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chưa thể hiện được vai trò là hạt nhân tăng trưởng, đầu tầu dẫn dắt kinh tế vùng. Chất lượng kết cấu hạ tầng vẫn còn thiếu và yếu, đặc biệt là hạ tầng giao thông đường bộ. Chất lượng môi trường kinh doanh chưa cao, năng lực quản trị nhà nước, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở nhiều địa phương còn yếu đã làm giảm tinh thần khởi nghiệp và sáng tạo của nền kinh tế.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị các địa phương miền Trung cần định hướng phát triển bám sát năm trụ cột kinh tế: ngư nghiệp; du lịch, đặc biệt là du lịch biển, đảo; phát triển cảng biển, dịch vụ logistics; các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến gắn liền với lợi thế cảng biển; phát triển năng lượng tái tạo và nghiên cứu các dạng năng lượng khác.
Nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh hơn, Thủ tướng yêu cầu miền Trung phải thực sự là nơi “đất lành chim đậu”, tạo điều kiện cho sự phát triển.
Giao các nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng bảo đảm chất lượng theo hướng tích hợp các quy hoạch quy định tại Luật Quy hoạch. Bộ Tài chính xây dựng cơ chế, chính sách tạo nguồn thu để lại cho các tỉnh, thành phố thuộc vùng; nghiên cứu tỷ lệ điều tiết hợp lý cho ngân sách địa phương bảo đảm tương ứng với vai trò đóng góp của ngân sách của từng tỉnh, thành phố, tạo nguồn lực cho các tỉnh, thành phố trong vùng tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và xã hội.
Bộ Giao thông vận tải cần đề xuất giải pháp để khai thác có hiệu quả các cảng biển sẵn có; đồng thời, xây dựng phương án đầu tư hoàn thành hệ thống đường cao tốc trong khu vực, hệ thống đường ven biển và đường ngang lên Tây Nguyên. Tập trung nguồn lực của Nhà nước để đầu tư đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm, có tác dụng lan tỏa liên kết vùng.
Lựa chọn ưu tiên chiến lược phát triển kinh tế trong giai đoạn tới
Đối với các tỉnh, thành phố thuộc khu vực miền Trung, Thủ tướng yêu cầu các địa phương trong vùng phải tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện thành công kế hoạch năm 2019, 2020 và kế hoạch 5 năm 2016 - 2020.
“Không chỉ lo vấn đề kinh tế mà còn quốc phòng, an ninh và xã hội”, Thủ tướng nói và đề nghị các tỉnh miền Trung cần đổi mới triệt để tư duy phát triển, luôn lấy phát triển vùng, lợi ích vùng làm ưu tiên trong quá trình hoạch định chính sách phát triển, trong lựa chọn từng dự án đầu tư và phát triển kinh tế địa phương. “Lãnh đạo các địa phương cần tiếp tục khơi dậy khát vọng vươn lên mạnh mẽ của toàn vùng và từng địa phương, doanh nghiệp, người dân trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng”, Thủ tướng yêu cầu.
Thủ tướng cũng gợi ý các địa phương miền Trung tập trung phát triển các ngành có lợi thế so sánh, tránh dàn trải, đặc biệt là kinh tế biển theo tinh thần Nghị quyết 36, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở một số địa phương theo tinh thần Nghị quyết 08.
Trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, phải bảo đảm tính hiệu quả kinh tế, lan tỏa, ưu tiên huy động nguồn lực và lợi thế của tư nhân để đầu tư kết cấu hạ tầng thông qua mô hình hợp tác công - tư PPP. Thu hút FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) cần có chọn lọc, ưu tiên các dự án có trình độ công nghệ cao, thân thiện môi trường, giải quyết nhiều việc làm, tăng thu nhập, các dự án gắn với liên kết cụm ngành. Tiếp tục có chương trình thu hút doanh nghiệp Việt Nam đến đầu tư tại khu vực này.
Thủ tướng đề nghị các tỉnh khuyến khích tinh thần khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong mọi hoạt động của nền kinh tế; kiểm soát và khắc phục ô nhiễm môi trường, ngăn chặn từ sớm các nguồn gây ô nhiễm một cách chủ động qua thanh tra, kiểm tra.
Song song với phát triển kinh tế phải coi trọng cải thiện phúc lợi của người dân, bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm quyền bình đẳng của người dân trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, tạo điều kiện để mọi người dân có điều kiện phát triển toàn diện; bảo vệ và nâng đỡ nhóm yếu thế, thiếu cơ hội; giảm khoảng cách chênh lệch giàu nghèo; đặc biệt quan tâm giải quyết tốt các vấn đề xã hội đang nổi lên ví dụ như "tín dụng đen", bạo lực xã hội.
Thủ tướng cũng đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, chống lãng phí gắn với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện xây dựng trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII./.
BTV/TTXVN
Làm gì để đưa nhanh Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống  (20/08/2019)
Việt Nam có tỷ lệ ức chế virus HIV thuộc hàng cao nhất thế giới  (20/08/2019)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển