Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
18:00, ngày 05-08-2010
Ngày 5-8-2010, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa; san lấp, mở rộng đảo Tri Tôn, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nói:
“Từ cuối tháng 5-2010 đến nay, phía Trung Quốc đã sử dụng tàu khảo sát M/V Western Spirit cùng nhiều tàu bảo vệ tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa và tại các lô dầu khí 141, 142 và 143 trên thềm lục địa Việt Nam, cách đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi khoảng 90 – 116 hải lý. Phía Trung Quốc còn tiến hành san lấp, mở rộng đảo Tri Tôn với mục đích xây dựng công trình trên đảo này.
Những việc làm trên của phía Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, trái với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông, đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo hai nước về việc duy trì hòa bình, ổn định, không làm phức tạp tình hình ở Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần giao thiệp với phía Trung Quốc ở các cấp khác nhau và bày tỏ ý kiến chính thức của Việt Nam về vấn đề này. Tuy nhiên, đến nay, phía Trung Quốc vẫn tiếp tục triển khai các hoạt động nói trên.
Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay và không để tái diễn các hoạt động vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, góp phần giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông, thúc đẩy quan hệ Việt - Trung phát triển ổn định, lành mạnh.”
Những việc làm trên của phía Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, trái với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông, đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo hai nước về việc duy trì hòa bình, ổn định, không làm phức tạp tình hình ở Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần giao thiệp với phía Trung Quốc ở các cấp khác nhau và bày tỏ ý kiến chính thức của Việt Nam về vấn đề này. Tuy nhiên, đến nay, phía Trung Quốc vẫn tiếp tục triển khai các hoạt động nói trên.
Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay và không để tái diễn các hoạt động vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, góp phần giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông, thúc đẩy quan hệ Việt - Trung phát triển ổn định, lành mạnh.”
Tạp chí Cộng sản - chặng đường 80 năm  (05/08/2010)
Tạp chí Cộng sản - chặng đường 80 năm  (05/08/2010)
Tạp chí Cộng sản luôn xứng đáng là ngọn cờ tư tưởng của Đảng  (05/08/2010)
Tạp chí Cộng sản luôn xứng đáng là ngọn cờ tư tưởng của Đảng  (05/08/2010)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên