Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Ardeshir Larijani thăm chính thức Việt Nam
Thành viên Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước Cộng hòa Hồi giáo Iran gồm có: ngài tiến sỹ Ali Ardashir Larijani, Chủ tịch Quốc hội Iran, trưởng đoàn; ông Mohammad Ashuri Taziani, đại biểu Quốc hội, thành viên Đoàn Chủ tịch Quốc hội; ông Mohammad Mahmoudi Shahnesin, đại biểu Quốc hội, Ủy ban Nội vụ, thành viên Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Iran-Việt Nam; ông Nazar Afzali, đại biểu Quốc hội, Ủy ban Nông nghiệp; bà Soheila Jelodarzadeh, đại biểu Quốc hội, Ủy ban Các vấn đề xã hội.
Đoàn còn có ông Mohammad Jafari, cố vấn và Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; ông Hossein Panahi Azar, Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề nghị viện và người Iran ở nước ngoài; ông Hossein Amir Abdollahian, trợ lý đặc biệt của Chủ tịch Quốc hội về các vấn đề quốc tế; ông Mahmoud Farzandeh, Trợ lý Bộ trưởng và Tổng Vụ trưởng châu Á-Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao; ông Seyyed Mohammad Yasrebi, Vụ trưởng Lễ tân Quốc hội; ông Seyyed Mahmoud Soa Hashemi, cố vấn Chủ tịch Quốc hội...
Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Hồi giáo Iran - tiến sỹ Ali Ardeshir Larijani sinh ngày 03-6-1957, tốt nghiệp chuyên ngành toán và máy tính năm 1980 và sau đó nhận bằng thạc sỹ và tiến sỹ ngành Triết học phương Tây của Trường Đại học Tehran. Với tư cách là giáo sư Triết học và thành viên giảng dạy trường Đại học Tehran, ông đã biên soạn nhiều công trình khác nhau bao gồm 3 cuốn sách về triết học Kant và 15 bài nghiên cứu về nhiều đề tài liên quan.
Tiến sỹ Ali Larijani đóng góp vai trò tích cực và hiệu quả trong cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran và đảm nhận nhiều trọng trách chủ chốt sau chiến thắng của cách mạng.
Sau khi nước Cộng hòa Hồi giáo Iran được thành lập, ông được bổ nhiệm là Trưởng Ban Tin tức đối ngoại và Cục trưởng Tin tức Trung ương của Cơ quan Phát thanh Truyền hình Iran (IRIB). Tiến sỹ Larrijani đảm nhận trách nhiệm quan trọng làm Tổng Giám đốc Cơ quan Phát thanh Truyền hình Iran năm 1982-1983.
Trong thời gian từ 1984-1993, Chủ tịch Quốc hội Hồi giáo Iran đảm đương các trọng trách sau: Thứ trưởng Bộ Lao động và Xã hội; Thứ trưởng Bộ Bưu chính và Viễn thông; Thứ trưởng phụ trách Lực lượng Vệ binh Cách mạng và Phó Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Vệ binh Cách mạng.
Năm 1992-1995, tiến sỹ Larijani làm Bộ trưởng Bộ Văn hóa và hướng dẫn Hồi giáo. Năm 1994, ông được tái bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Cơ quan Phát thanh Truyền hình Iran và giữ chức vụ này trong 10 năm.
Tiến sỹ Larijani cũng là người đại diện cho Lãnh tụ tối cao của Cách mạng Hồi giáo trong Hội đồng An ninh quốc gia tối cao và được bổ nhiệm làm Thư ký Hội đồng này.
Ông ứng cử vào Quốc hội khóa 8 và được bầu làm Chủ tịch Quốc hội. Ông tiếp tục ứng cử vào Quốc hội khóa 9; tái đắc cử làm Chủ tịch Quốc hội Hồi giáo Iran khóa 10 vào tháng 6-2010 cho tới nay./.
"Chảo lửa” Syria ảnh hưởng kinh tế đến những cường quốc hàng đầu  (15/04/2018)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại tỉnh An Giang  (15/04/2018)
'Nâng cấp' Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới  (15/04/2018)
Phát triển hài hoà thị trường bất động sản, ưu tiên nhà ở xã hội  (15/04/2018)
Văn hóa Việt Nam thu hút bạn bè quốc tế tại Mexico  (15/04/2018)
Dư luận quốc tế sau vụ tấn công của Mỹ, Anh, Pháp vào Syria  (15/04/2018)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên