Cuộc họp các Quan chức cao cấp ASEAN - Ấn Độ lần thứ 20
Cuộc họp các Quan chức cao cấp ASEAN - Ấn Độ lần thứ 20 đã diễn ra tại Hà Nội từ ngày 05 và 06-4-2018. Đây là hoạt động thường niên trong khuôn khổ hợp tác ASEAN - Ấn Độ. Hội nghị lần này do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng đồng chủ trì với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ Preeti Saran.
Tại Hội nghị, các nước đã kiểm điểm tiến độ các hoạt động hợp tác ASEAN - Ấn Độ và thống nhất một số định hướng cho quan hệ thời gian tới. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng trao đổi về tình hình khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Các nước nhất trí, quan hệ đối thoại ASEAN - Ấn Độ có vị trí quan trọng trong bảo đảm hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực. Mối quan hệ này phát triển dựa trên sự tin cậy, hiểu biết lẫn nhau và đặc biệt là các liên kết lâu đời về văn hóa và lịch sử giữa các nước Đông Nam Á và Ấn Độ. Đại biểu các nước ASEAN đánh giá cao thành công của Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm ASEAN - Ấn Độ tháng 01-2018, coi đây là sự kiện lớn, có ý nghĩa quan trọng, mở ra một chương mới trong quan hệ ASEAN - Ấn Độ.
Trao đổi về tình hình hợp tác, các nước chia sẻ đánh giá tích cực về những tiến triển và kết quả đạt được trong triển khai Kế hoạch Hành động giai đoạn 2016 - 2020 và Danh mục các lĩnh vực ưu tiên 2016 - 2018. Theo đó, đến tháng 3-2018, 75/130 các hoạt động trong Kế hoạch Hành động đã được thực hiện (đạt 60% sau 2 năm thực hiện).
ASEAN và Ấn Độ nhất trí nỗ lực hơn nữa để đưa quan hệ Đối tác chiến lược đi vào chiều sâu, thực chất và mang lại lợi ích thiết thực, nhất là trong các lĩnh vực ưu tiên mà ASEAN và Ấn Độ có thế mạnh. Theo đó, các quan chức cao cấp cam kết tiếp tục đẩy mạnh hợp tác về thương mại - đầu tư giữa ASEAN và Ấn Độ thông qua triển khai hiệu quả các hiệp định thương mại tự do về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, tăng cường các hoạt động kết nối khu vực tư nhân, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng khả năng tiếp cận công nghệ và vốn… Các nước cũng chia sẻ tầm quan trọng của triển khai hiệu quả các dự án, sáng kiến kết nối đường bộ, hàng hải, hàng không và kết nối số trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế ASEAN - Ấn Độ. Nhân dịp này ASEAN hoan nghênh Ấn Độ chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng các thành phố thông minh, phát triển kinh tế biển xanh, hỗ trợ các doanh nghiệp ASEAN và Ấn Độ hình thành các chuỗi giá trị khu vực, tham gia hiệu quả vào các chuỗi cung ứng toàn cầu và thu hẹp khoảng cách phát triển.
Bên cạnh các nội dung trên, ASEAN và Ấn Độ cũng chia sẻ đánh giá, nhận định về tình hình khu vực và quốc tế. Các nước đều cho rằng môi trường quốc tế thời gian qua, mặc dù có nhiều dấu hiệu tích cực nhưng vẫn chưa thực sự bền vững. Các thách thức về an ninh tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là các thách thức an ninh phi truyền thống. Trong bối cảnh này, ASEAN và Ấn Độ cần đẩy mạnh hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau về an ninh, trong đó có tăng cường an ninh mạng, ứng phó với khủng bố, bạo lực cực đoan, tội phạm xuyên quốc gia, biến đổi khí hậu... Đồng thời, các nước cũng hoan nghênh 6 các đề xuất dự án triển khai những sáng kiến Thủ tướng Ấn Độ Modi công bố tại Hội nghị Cấp cao kỷ niệm ASEAN - Ấn Độ như lập làng thông minh kỹ thuật số ở các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam, lấy năm 2019 làm năm du lịch ASEAN - Ấn Độ, thực hiện chương trình học bổng Tiến sỹ cho các nước ASEAN, nhiều khóa đào tạo về sử dụng và truyền tải điện năng, về công nghệ viễn thông và mạng.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Preeti Saran phát biểu khẳng định, chính sách của Ấn Độ luôn tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN trong các tiến trình khu vực, cam kết sẵn sàng hỗ trợ ASEAN xây dựng cộng đồng. Nhân dịp này, Ấn Độ bày tỏ sự đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong điều phối quan hệ ASEAN - Ấn Độ thời gian qua. Trao đổi về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Preeti Saran cho rằng sự hợp tác chặt chẽ của ASEAN, sẽ đóng góp tích cực vào việc tăng cường hiểu biết lẫn nhau, hướng tới khu vực công bằng, rộng mở, bao trùm và dựa trên luật lệ.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh cùng các nước ASEAN, Việt Nam đánh giá cao vai trò của Ấn Độ trong khu vực; bày tỏ tin tưởng quan hệ đối thoại ASEAN - Ấn Độ ngày càng phát triển hiệu quả đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Thứ trưởng khẳng định, chính sách “Hành động hướng Đông” do Thủ tướng Ấn Độ đề xuất là một minh chứng cho thấy quan hệ ASEAN - Ấn Độ đang có những bước phát triển quan trọng, đóng góp thực chất cho hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng cũng khẳng định, phát triển kinh tế biển xanh, nâng cao kết nối toàn diện, nhất là kết nối số, là chìa khóa để thúc đẩy quan hệ đối tác ASEAN - Ấn Độ lên tầm cao mới, một thị trường rộng lớn với dân số gần 2 tỷ người và tổng GDP hơn 3.800 tỷ USD/năm.
Liên quan đến tình hình khu vực và quốc tế, hai bên ghi nhận, hoan nghênh việc khởi động đàm phán thực chất, mong đợi sẽ sớm có bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông hiệu quả và ràng buộc./.
Quan hệ Mỹ - Mexico căng thẳng sau quyết định triển khai quân đội tại biên giới chung  (07/04/2018)
Tổng thống Nga yêu cầu bảo vệ hiệu quả biên giới quốc gia  (07/04/2018)
Đại sứ Phạm Quang Vinh thăm Học viện Hải quân Monterey của Hoa Kỳ  (07/04/2018)
Hội nghị Bộ trưởng NAM lần 18 tập trung thúc đẩy phát triển bền vững  (07/04/2018)
Giảm một nửa số chi cục thuế, xóa sổ phòng giao dịch của kho bạc tỉnh  (06/04/2018)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên