Vấn đề Brexit: Anh công bố kế hoạch cho giai đoạn chuyển tiếp
Chính phủ Anh ngày 21-02 đã công bố dự thảo kế hoạch cho giai đoạn chuyển tiếp hậu Brexit, chỉ việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU).
Giai đoạn này sẽ diễn ra trong khoảng thời gian cần thiết để thực thi những tiến trình mới và triển khai các hệ thống mới, bao gồm cả việc hai bên đạt được một thỏa thuận thương mại mới. Tuy nhiên, Chính phủ Anh cũng cam kết hạn chế để giai đoạn này kéo dài không quá 2 năm sau khi London chính thức không còn là thành viên EU từ ngày 29-3-2019.
Văn bản dự thảo trên cũng cho thấy Anh sẽ tuân thủ các quy định mới của EU và tham gia các cuộc đàm phán về hạn ngạch đánh bắt cá trong tương lai, song London sẽ không thể ký kết các thỏa thuận thương mại nếu không có sự nhất trí của EU.
Trong bản dự thảo này, phía Anh chấp nhận quan điểm giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng 2 năm, song cũng đề nghị EU ủng hộ đề xuất của London về thời gian chấm dứt quá trình trên, đồng nghĩa với việc cân nhắc một quá trình chuyển tiếp dài hơn so với đề xuất của Brussels.
Trong khi EU tuyên bố giai đoạn chuyển tiếp sẽ khép lại vào ngày 31-12-2020, tức là trùng với thời điểm kết thúc giai đoạn ngân sách hiện nay của khối thì kế hoạch của Chính phủ Anh lại cho rằng, thời gian chuyển tiếp sẽ được xác định dựa trên quá trình chuẩn bị và triển khai cho mối quan hệ giữa hai bên trong tương lai.
Bản kế hoạch trên do Bộ trưởng Brexit của Anh David Davis công bố, có thể vấp phải sự chỉ trích của những nghị sĩ đảng Bảo thủ ủng hộ việc rời EU. Trong bản kế hoạch này, Chính phủ Anh không bác bỏ những đòi hỏi của EU về duy trì nguyên trạng tự do đi lại trong giai đoạn chuyển tiếp, đồng thời không đề cập khả năng phủ quyết những luật mới của EU, cũng như việc Anh không có quyền thực hiện các thỏa thuận thương mại quốc tế mới nếu không có sự đồng ý của EU.
Kế hoạch này được công bố ngay sau khi hơn 60 nghị sỹ đảng Bảo thủ ủng hộ Brexit đã gửi cho Thủ tướng Anh Theresa May một danh sách gồm các yêu cầu của họ đối với lập trường đàm phán Brexit của Anh, một ngày trước khi chính phủ họp bàn về phương hướng đàm phán Brexit. Các nghị sỹ này yêu cầu Anh phải có quyền đàm phán các thỏa thuận thương mại với các nước khác sau khi Anh rời EU, cũng như cần có đầy đủ quyền tự quyết về các quy định.
Theo các quan chức Brussels, dự kiến, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk sẽ công bố văn bản hướng dẫn cho các cuộc thương lượng tiếp theo về mối quan hệ trong tương lai giữa EU và Anh tại một hội nghị thượng đỉnh, diễn ra trong hai ngày 22 và 23-02.
Cùng ngày, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte hối thúc Chính phủ Anh đẩy nhanh tiến trình đàm phán Brexit, cho rằng London cần có hành động cụ thể hơn cho các kế hoạch chuẩn bị cho tiến trình này. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi ông có cuộc gặp với người đồng cấp Anh Theresa May tại số 10 phố Downing. Thủ tướng Rutte cho rằng, thời gian không còn nhiều và hai bên cần hành động nhanh chóng, đồng thời hy vọng Anh và EU đạt được thỏa thuận có lợi cho hai bên./.
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 12 đến 18-02-2018)  (23/02/2018)
Du lịch tâm linh thu hút khách những ngày đầu năm mới  (23/02/2018)
Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, nơi khởi nghiệp tốt nhất, là một cực tăng trưởng của Hà Nội  (23/02/2018)
Đề nghị Hà Nội kiểm tra, rà soát công tác tổ chức Lễ hội Chùa Hương  (23/02/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc Tết đầu Xuân các cơ quan Đảng  (23/02/2018)
Tiếp tục xây dựng các thiết chế công đoàn cho công nhân  (23/02/2018)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên