Thủ tướng trả lời chất vấn về việc thanh tra dự án bán đảo Sơn Trà
22:30, ngày 31-01-2018
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa (Thành phố Hồ Chí Minh) về việc kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm của các tổ chức tín dụng và việc thanh tra Dự án bán đảo Sơn Trà.
Các tồn tại, yếu kém của hệ thống ngân hàng đã được phát hiện và xử lý
Về việc kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm của các tổ chức tín dụng, Thủ tướng Chính phủ cho biết giai đoạn 2011-2015, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh tái cơ cấu, tăng cường thanh tra, giám sát nhằm bảo đảm an toàn, lành mạnh trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng theo đúng mục tiêu của Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” ban hành tại Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01-3-2012 của Thủ tướng Chính phủ. Các tồn tại, yếu kém của hệ thống được tích tụ từ trước đã được phát hiện và xử lý.
Căn cứ kết quả thanh tra, giám sát và quá trình thực hiện tái cơ cấu, căn cứ quy định pháp luật, một số tổ chức tín dụng đã được đặt vào diện kiểm soát đặc biệt, yêu cầu các tổ chức tín dụng này phải xây dựng phương án để tự chấn chỉnh, củng cố và khôi phục hoạt động.
Tuy nhiên, có một số tổ chức tín dụng do vi phạm quy định pháp luật, thực trạng tài chính quá yếu kém không thể tự khôi phục mà cần phải có các biện pháp can thiệp của Nhà nước nhằm xử lý dứt điểm các yếu kém, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền, giảm thiểu nguy cơ lây lan, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống ngân hàng.
Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước báo cáo về thực trạng, nguyên nhân dẫn đến các sai phạm, yếu kém của các tổ chức tín dụng này, trên cơ sở đó, xin ý kiến Bộ Chính trị về phương án xử lý.
Để xảy ra các sai phạm, vụ việc nổi cộm trong ngành ngân hàng trước hết thuộc về các cá nhân, tập thể sai phạm, người đứng đầu tổ chức, đơn vị nơi xảy ra vụ việc sai phạm; đặc biệt là các cổ đông, nhóm cổ đông cố tình lách quy định về giới hạn sở hữu cổ phần để thao túng, chi phối ngân hàng, những cá nhân này đã bị tòa án đưa ra xét xử và tuyên án với các mức án nghiêm khắc theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước nghiêm túc kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm trong công tác quản lý, thanh tra, giám sát.
Tại các báo cáo Bộ Chính trị, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cũng đã thẳng thắn thừa nhận công tác quản lý, thanh tra, giám sát còn những tồn tại, hạn chế do khuôn khổ pháp lý, cơ chế về thanh tra, giám sát và chính sách an toàn hoạt động ngân hàng chậm được đổi mới để phù hợp thực tiễn; năng lực, chất lượng, hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát chưa cao, một số trường hợp chưa kịp thời phát hiện các rủi ro trọng yếu, vi phạm hoạt động của một số ngân hàng; đồng thời, trong quá trình thực thi nhiệm vụ, còn có một số cán bộ đã không hoàn thành đầy đủ trách nhiệm, để xảy ra một số vi phạm.
Liên quan đến Kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong công tác thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Kết luận thanh tra số 1411/KL-TTCP ngày 05-6-2017), ngày 04-8-2017, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã chủ trì họp nghe báo cáo về kết luận thanh tra nêu trên và đã có ý kiến chỉ đạo.
Ngân hàng Nhà nước phải làm rõ trách nhiệm của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước được giao phụ trách các đơn vị để xảy ra nhiều sai phạm, vi phạm qua kết quả kiểm toán, kiểm tra, kết luận thanh tra và các vụ án đã xét xử; tổ chức thực hiện và chỉ đạo thực hiện các nội dung kiến nghị của Thanh tra Chính phủ tại Kết luận số 1411/KL-TTCP.
Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước khẩn trương và nghiêm túc chỉ đạo tập thể, cá nhân có liên quan đến các tồn tại, sai phạm nêu tại Kết luận của Thanh tra Chính phủ, tiến hành kiểm điểm, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm, đề ra giải pháp khắc phục, trên cơ sở đó có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm đối với các cá nhân có sai phạm, khuyết điểm; đồng thời, Chính phủ thường xuyên chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả và hiệu lực công tác thanh tra, giám sát cả về mô hình tổ chức và hoạt động, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - tiền tệ, góp phần bảo đảm an ninh kinh tế, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Đã thanh tra dự án bán đảo Sơn Trà
Liên quan đến Dự án bán đảo Sơn Trà, Thủ tướng Chính phủ cho biết lập Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà đến năm 2030 căn cứ vào các văn bản pháp lý chính sau:
- Quyết định số 41-TTg ngày 24-01-1977 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Khu rừng cấm bán đảo Sơn Trà với diện tích 4.000ha.
- Thực hiện Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 15-12-2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát quy hoạch 3 loại rừng, Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng đã tiến hành rà soát 3 loại rừng và gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trước khi Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, từ đó, có Quyết định số 6758/QĐ-UBND ngày 20-9-2008 của Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng về phê duyệt quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2008-2020, trong đó xác định rõ diện tích rừng đặc dụng bán đảo Sơn Trà là 2.591ha.
Theo Điều 53 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 thì được phép kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái-môi trường trong rừng đặc dụng. Các hoạt động kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái-môi trường trong rừng đặc dụng thực hiện theo quy định tại Điều 55, Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03-3-2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển và Điều 23 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24-12-2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
- Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định, bán đảo Sơn Trà là một trong 47 địa điểm tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia (Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30-12-2011 và Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22-01-2013 của Thủ tướng Chính phủ), có diện tích là 1.500ha.
- Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 12-9-2013 của Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu kỳ (2011-2015) của thành phố Đà Nẵng, trong đó đã quy định đất rừng đặc dụng tại quận Sơn Trà là 2.591ha.
- Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2357/QĐ-TTg ngày 04-12-2013, quy định khu vực bán đảo Sơn Trà là khu bảo tồn thiên nhiên, phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn tự nhiên.
- Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08-01-2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong Quyết định này, Phụ lục I: danh mục các khu bảo tồn quy hoạch đến năm 2020 và năm 2030 xác định Bán đảo Sơn Trà (phân hạng dự trữ thiên nhiên) có diện tích quy hoạch là 3.871ha.
- Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30-10-2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Phụ lục II của Quyết định này xác định diện tích sẽ được quy hoạch cho rừng đặc dụng Sơn Trà (phân hạng bảo tồn tự nhiên), là 2.591,1ha.
- Quyết định số 2163/QĐ-TTg ngày 09-11-2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 xác định: “Khu vực quy hoạch phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà nằm trên bán đảo Sơn Trà thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố khoảng 10km về phía Đông Bắc với tổng diện tích khoảng 4.439ha. Diện tích khu vực tập trung phát triển trở thành Khu du lịch quốc gia là 1.056ha."
Như vậy, diện tích toàn bộ bán đảo Sơn Trà (4.439ha) là khu vực nghiên cứu quy hoạch, nhưng diện tích khu vực tập trung phát triển trở thành khu du lịch quốc gia chỉ là 1.056 ha. Trong quy hoạch du lịch có nêu cụ thể tổng diện tích các khu chức năng chỉ chiếm 553,6 ha, còn lại là diện tích dự trữ phát triển.
Tuy nhiên, ngay cả trên 553,6 ha này, tổng số phòng lưu trú được xác định chỉ là khoảng 1.600 phòng. Do quy hoạch du lịch không đề cập đến vấn đề mật độ xây dựng, tầng cao trung bình, hệ số sử dụng đất (thuộc thẩm quyền của quy hoạch xây dựng) nên các chỉ tiêu này không được xác định. Tuy nhiên, với việc xác định ngưỡng phát triển hệ thống cơ sở lưu trú của du lịch Sơn Trà là 1.600 phòng, ước tính tổng diện tích sàn xây dựng của các công trình dịch vụ du lịch chỉ là khoảng 150.000m2 (bằng 15ha).
Như vậy, diện tích chiếm đất của các công trình dịch vụ du lịch tối đa là 15ha, trong trường hợp các công trình xây dựng 2, 3 tầng thì diện tích chiếm đất còn giảm hơn nữa.
Với quy mô này, hệ số sử dụng đất được kiểm soát gián tiếp thông qua chỉ tiêu phòng lưu trú là rất nhỏ (dưới 3%). Ngoài phần diện tích xây dựng và khuôn viên vườn hoa, cảnh quan, phần còn lại được khuyến cáo giữ nguyên trạng.
Trong quy hoạch du lịch cũng có tính toán sức chứa (đối với các hoạt động du lịch: nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, đi xe đạp...) nhằm kiểm soát lượng khách tới tham quan và du lịch Sơn Trà để đảm bảo các hoạt động du lịch ở mức chấp nhận được với môi trường tự nhiên (khách du lịch được tự do vào Sơn Trà và lượng khách hoàn toàn có thể tăng đột biến vượt quá sức chịu tải môi trường của Sơn Trà trong tương lai gần).
Quy hoạch cũng đề xuất có biện pháp giám sát, quan trắc các tác động của môi trường để có thể kịp thời điều chỉnh các quy định về kiểm soát sức chứa, về hoạt động của khách du lịch khi cần. Hiện nay, các phương tiện cơ giới cũng được phép đi lại tự do trên hầu hết các tuyến đường trên Sơn Trà (ngoại trừ các khu vực quốc phòng). Tuy nhiên, quy hoạch đề xuất hạn chế tối đa giao thông cơ giới, chỉ trên 3 tuyến đường (không khép kín), các tuyến còn lại chỉ cho phép đi bộ dã ngoại và đi xe đạp và chỉ với số lượng hạn chế tối đa trong ngày.
Về thanh tra việc chấp hành pháp luật đối với các dự án đầu tư xây dựng trên bán đảo Sơn Trà, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo tại Công văn số 9973/VPCP-V.I ngày 19-9-2017, giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan (các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng) thanh tra toàn diện việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường, xây dựng, xây dựng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31-3-2018./.
Về việc kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm của các tổ chức tín dụng, Thủ tướng Chính phủ cho biết giai đoạn 2011-2015, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh tái cơ cấu, tăng cường thanh tra, giám sát nhằm bảo đảm an toàn, lành mạnh trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng theo đúng mục tiêu của Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” ban hành tại Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01-3-2012 của Thủ tướng Chính phủ. Các tồn tại, yếu kém của hệ thống được tích tụ từ trước đã được phát hiện và xử lý.
Căn cứ kết quả thanh tra, giám sát và quá trình thực hiện tái cơ cấu, căn cứ quy định pháp luật, một số tổ chức tín dụng đã được đặt vào diện kiểm soát đặc biệt, yêu cầu các tổ chức tín dụng này phải xây dựng phương án để tự chấn chỉnh, củng cố và khôi phục hoạt động.
Tuy nhiên, có một số tổ chức tín dụng do vi phạm quy định pháp luật, thực trạng tài chính quá yếu kém không thể tự khôi phục mà cần phải có các biện pháp can thiệp của Nhà nước nhằm xử lý dứt điểm các yếu kém, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền, giảm thiểu nguy cơ lây lan, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống ngân hàng.
Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước báo cáo về thực trạng, nguyên nhân dẫn đến các sai phạm, yếu kém của các tổ chức tín dụng này, trên cơ sở đó, xin ý kiến Bộ Chính trị về phương án xử lý.
Để xảy ra các sai phạm, vụ việc nổi cộm trong ngành ngân hàng trước hết thuộc về các cá nhân, tập thể sai phạm, người đứng đầu tổ chức, đơn vị nơi xảy ra vụ việc sai phạm; đặc biệt là các cổ đông, nhóm cổ đông cố tình lách quy định về giới hạn sở hữu cổ phần để thao túng, chi phối ngân hàng, những cá nhân này đã bị tòa án đưa ra xét xử và tuyên án với các mức án nghiêm khắc theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước nghiêm túc kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm trong công tác quản lý, thanh tra, giám sát.
Tại các báo cáo Bộ Chính trị, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cũng đã thẳng thắn thừa nhận công tác quản lý, thanh tra, giám sát còn những tồn tại, hạn chế do khuôn khổ pháp lý, cơ chế về thanh tra, giám sát và chính sách an toàn hoạt động ngân hàng chậm được đổi mới để phù hợp thực tiễn; năng lực, chất lượng, hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát chưa cao, một số trường hợp chưa kịp thời phát hiện các rủi ro trọng yếu, vi phạm hoạt động của một số ngân hàng; đồng thời, trong quá trình thực thi nhiệm vụ, còn có một số cán bộ đã không hoàn thành đầy đủ trách nhiệm, để xảy ra một số vi phạm.
Liên quan đến Kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong công tác thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Kết luận thanh tra số 1411/KL-TTCP ngày 05-6-2017), ngày 04-8-2017, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã chủ trì họp nghe báo cáo về kết luận thanh tra nêu trên và đã có ý kiến chỉ đạo.
Ngân hàng Nhà nước phải làm rõ trách nhiệm của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước được giao phụ trách các đơn vị để xảy ra nhiều sai phạm, vi phạm qua kết quả kiểm toán, kiểm tra, kết luận thanh tra và các vụ án đã xét xử; tổ chức thực hiện và chỉ đạo thực hiện các nội dung kiến nghị của Thanh tra Chính phủ tại Kết luận số 1411/KL-TTCP.
Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước khẩn trương và nghiêm túc chỉ đạo tập thể, cá nhân có liên quan đến các tồn tại, sai phạm nêu tại Kết luận của Thanh tra Chính phủ, tiến hành kiểm điểm, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm, đề ra giải pháp khắc phục, trên cơ sở đó có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm đối với các cá nhân có sai phạm, khuyết điểm; đồng thời, Chính phủ thường xuyên chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả và hiệu lực công tác thanh tra, giám sát cả về mô hình tổ chức và hoạt động, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - tiền tệ, góp phần bảo đảm an ninh kinh tế, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Đã thanh tra dự án bán đảo Sơn Trà
Liên quan đến Dự án bán đảo Sơn Trà, Thủ tướng Chính phủ cho biết lập Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà đến năm 2030 căn cứ vào các văn bản pháp lý chính sau:
- Quyết định số 41-TTg ngày 24-01-1977 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Khu rừng cấm bán đảo Sơn Trà với diện tích 4.000ha.
- Thực hiện Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 15-12-2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát quy hoạch 3 loại rừng, Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng đã tiến hành rà soát 3 loại rừng và gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trước khi Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, từ đó, có Quyết định số 6758/QĐ-UBND ngày 20-9-2008 của Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng về phê duyệt quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2008-2020, trong đó xác định rõ diện tích rừng đặc dụng bán đảo Sơn Trà là 2.591ha.
Theo Điều 53 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 thì được phép kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái-môi trường trong rừng đặc dụng. Các hoạt động kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái-môi trường trong rừng đặc dụng thực hiện theo quy định tại Điều 55, Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03-3-2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển và Điều 23 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24-12-2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
- Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định, bán đảo Sơn Trà là một trong 47 địa điểm tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia (Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30-12-2011 và Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22-01-2013 của Thủ tướng Chính phủ), có diện tích là 1.500ha.
- Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 12-9-2013 của Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu kỳ (2011-2015) của thành phố Đà Nẵng, trong đó đã quy định đất rừng đặc dụng tại quận Sơn Trà là 2.591ha.
- Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2357/QĐ-TTg ngày 04-12-2013, quy định khu vực bán đảo Sơn Trà là khu bảo tồn thiên nhiên, phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn tự nhiên.
- Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08-01-2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong Quyết định này, Phụ lục I: danh mục các khu bảo tồn quy hoạch đến năm 2020 và năm 2030 xác định Bán đảo Sơn Trà (phân hạng dự trữ thiên nhiên) có diện tích quy hoạch là 3.871ha.
- Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30-10-2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Phụ lục II của Quyết định này xác định diện tích sẽ được quy hoạch cho rừng đặc dụng Sơn Trà (phân hạng bảo tồn tự nhiên), là 2.591,1ha.
- Quyết định số 2163/QĐ-TTg ngày 09-11-2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 xác định: “Khu vực quy hoạch phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà nằm trên bán đảo Sơn Trà thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố khoảng 10km về phía Đông Bắc với tổng diện tích khoảng 4.439ha. Diện tích khu vực tập trung phát triển trở thành Khu du lịch quốc gia là 1.056ha."
Như vậy, diện tích toàn bộ bán đảo Sơn Trà (4.439ha) là khu vực nghiên cứu quy hoạch, nhưng diện tích khu vực tập trung phát triển trở thành khu du lịch quốc gia chỉ là 1.056 ha. Trong quy hoạch du lịch có nêu cụ thể tổng diện tích các khu chức năng chỉ chiếm 553,6 ha, còn lại là diện tích dự trữ phát triển.
Tuy nhiên, ngay cả trên 553,6 ha này, tổng số phòng lưu trú được xác định chỉ là khoảng 1.600 phòng. Do quy hoạch du lịch không đề cập đến vấn đề mật độ xây dựng, tầng cao trung bình, hệ số sử dụng đất (thuộc thẩm quyền của quy hoạch xây dựng) nên các chỉ tiêu này không được xác định. Tuy nhiên, với việc xác định ngưỡng phát triển hệ thống cơ sở lưu trú của du lịch Sơn Trà là 1.600 phòng, ước tính tổng diện tích sàn xây dựng của các công trình dịch vụ du lịch chỉ là khoảng 150.000m2 (bằng 15ha).
Như vậy, diện tích chiếm đất của các công trình dịch vụ du lịch tối đa là 15ha, trong trường hợp các công trình xây dựng 2, 3 tầng thì diện tích chiếm đất còn giảm hơn nữa.
Với quy mô này, hệ số sử dụng đất được kiểm soát gián tiếp thông qua chỉ tiêu phòng lưu trú là rất nhỏ (dưới 3%). Ngoài phần diện tích xây dựng và khuôn viên vườn hoa, cảnh quan, phần còn lại được khuyến cáo giữ nguyên trạng.
Trong quy hoạch du lịch cũng có tính toán sức chứa (đối với các hoạt động du lịch: nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, đi xe đạp...) nhằm kiểm soát lượng khách tới tham quan và du lịch Sơn Trà để đảm bảo các hoạt động du lịch ở mức chấp nhận được với môi trường tự nhiên (khách du lịch được tự do vào Sơn Trà và lượng khách hoàn toàn có thể tăng đột biến vượt quá sức chịu tải môi trường của Sơn Trà trong tương lai gần).
Quy hoạch cũng đề xuất có biện pháp giám sát, quan trắc các tác động của môi trường để có thể kịp thời điều chỉnh các quy định về kiểm soát sức chứa, về hoạt động của khách du lịch khi cần. Hiện nay, các phương tiện cơ giới cũng được phép đi lại tự do trên hầu hết các tuyến đường trên Sơn Trà (ngoại trừ các khu vực quốc phòng). Tuy nhiên, quy hoạch đề xuất hạn chế tối đa giao thông cơ giới, chỉ trên 3 tuyến đường (không khép kín), các tuyến còn lại chỉ cho phép đi bộ dã ngoại và đi xe đạp và chỉ với số lượng hạn chế tối đa trong ngày.
Về thanh tra việc chấp hành pháp luật đối với các dự án đầu tư xây dựng trên bán đảo Sơn Trà, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo tại Công văn số 9973/VPCP-V.I ngày 19-9-2017, giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan (các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng) thanh tra toàn diện việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường, xây dựng, xây dựng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31-3-2018./.
Tuyên bố 12 điểm đề ra nguyên tắc giải quyết khủng hoảng Syria  (31/01/2018)
Tổng tiến công, nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 mãi là biểu tượng sáng ngời  (31/01/2018)
Tòa án nhân dân tối cao họp báo đầu năm 2018  (31/01/2018)
Tổng Bí thư thắp hương tưởng nhớ nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước  (31/01/2018)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên