Mục lục Hồ sơ sự kiện số 97 (1-1-2010)
- Văn minh Ai Cập cổ đại
Nằm ở đông bắc châu Phi, với hơn 90% đất đai là sa mạc, phần lớn cư dân Ai Cập sống tại châu thổ sông Nin (Nile), vùng đất thâm canh nhờ thủy lợi và được phù sa do các trận lụt hàng năm của sông Nile bồi đắp. Ai Cập hấp dẫn khách du lịch chính bởi một bề dày lịch sử cùng rất nhiều những thành tựu về văn hoá, kiến trúc... Bên cạnh đó còn là những truyền thuyết về các Pha-ra-ông thần bí. Cho đến ngày nay, Ai Cập trong lòng khách du lịch là vô vàn sự kỳ diệu, hấp dẫn. Trong tác phẩm “Nghìn lẻ một đêm”, có viết: “Những ai chưa đến Ai Cập được xem như chưa biết thế giới. Bụi nơi đây được làm bằng vàng. Dòng sông Nile ở đây là một kỳ quan. Phụ nữ nơi này giống như những thiên thần. Và không thể khác hơn được vì Ai Cập là chiếc nôi của nền văn minh nhân loại”.
*** Vấn đề và bình luận
Mai Linh - Thần thoại Ai Cập: Những thông điệp chưa được giải mã.
Nói đến thần thoại Ai Cập là nói đến một thế giới đầy huyền bí của các vị thần. Đây cũng là thế giới của những điều bí ẩn mà những nỗ lực của con người hiện đại chưa thể nào khai phá.
Hữu Kiên - “Bất động sản” thời Ai Cập cổ đại
Ngay từ thời Ai Cập cổ đại, người ta đã biết tới rất nhiều hợp đồng bán nhà. Các văn bản khác nhau thuộc về đất đai của tất cả các thời kỳ cũng đều ít nhiều nói đến việc xây dựng nhà ở và tạo nên các khu đất.
Nguyễn Vũ Dũng - “Chiêu” làm du lịch của người Ai Cập
Đỉnh cao của nền văn minh Ai-cập đã lùi xa trên 4500 năm, nhưng chứng tích của chúng còn in khá đậm nét và mang lại sự thịnh vượng cho mỗi người dân, bởi một lẽ đơn giản, chúng là tài nguyên du lịch sinh lời hàng đầu của đất nước “nghìn lẻ một đêm”.
*** Bên lề sự kiện
Thiên An - Ai Cập cổ đại - có hay không cuộc sống ở kiếp sau?
Tục lệ ướp xác, tạo thành các "momi" và chôn chúng trong những ngôi mộ đồ sộ là Mastaba và Kim tự tháp đã khiến cho văn minh Ai Cập cổ đại được nhắc đến như một thế giới vĩ đại mà huyền bí. Thế giới kì bí ấy với những kiến giải thú vị về đời sống của người Ai Cập cổ đại được hé mở qua một đặc điểm tôn giáo trong quan niệm về linh hồn với tư tưởng kiếp sau. Các di tích của Ai Cập thời Pha-ra-ông đã chứng tỏ rõ ràng con người thời đó coi trọng cuộc sống ở thế giới bên kia hơn là cuộc sống nơi trần thế.
Đức Tuấn - Văn minh cổ xưa: Những bí ẩn khó lý giải
Khi nghiên cứu các nền văn minh cổ xưa, giới khoa học đôi khi không khỏi băn khoăn: Phải chăng có những phát minh mà nền khoa học ngày nay cho là “tân kỳ”, thực ra chỉ là những điều xưa cũ đã bị quyên lãng? Từ xưa phải chăng đã từng tồn tại những nền văn minh “siêu tân kỳ” bị hủy diệt hoặc mất tích vì một lý do bí hiểm nào đó? Giả thuyết này không phải lả ảo tưởng.
Quỳnh Anh - Tại sao Ai Cập thuộc cộng đồng Ả-rập?
Vào đầu năm 640, người Ả-rập bắt đầu tấn công, đô hộ Ai Cập, và Hồi giáo chính thức được đưa vào quốc gia này. Sau đó, đất nước Ai Cập chính thức trở thành một vùng đất của cộng đồng người Ả-rập nói tiếng Ả-rập. Trong lịch sử, đất nước Ai Cập đã phải trải qua các ách thống trị của nhiều đế quốc như Hy Lạp, La Mã, Thổ, Pháp và Anh.
Lê Huy - Vương quốc bị bỏ quên bên bờ sông Nile
Từ cổ xưa, có một vùng biển nằm ngay phía sau một đập nước mới đang được xây dựng ở miền bắc Xu-đăng (Sudan) được gọi là Cút (Kush). Mặc dù vùng đất này đã bị lu mờ bởi quá trình lớn mạnh của quốc gia láng giềng Ai Cập và giờ đây nó chỉ tồn tại trong ký ức mọi người như là một huyền thoại, nhưng không mấy ai biết được rằng, trước đây, Kush là một quốc gia hùng mạnh và ảnh hưởng sâu rộng đến phần lớn các nền văn minh sông Nile.
Tầm Giao - Biến đổi khí hậu: Thủ phạm diệt vong thời kỳ Cổ Vương quốc của Ai Cập cổ đại?
*** Kinh tế và hội nhập
Việt Nga - Đông Nam Á với những thách thức trong giao thương hàng hải
Các đường giao thương hàng hải đan xen nhau qua khu vực Đông Nam Á là huyết mạch của thương mại thế giới, đóng góp rất lớn cho sự tăng trưởng kinh tế của các nước ASEAN. Tuy nhiên, suy thoái kinh tế đã gây ra nhiều hệ lụy, khiến giao thương hàng hải đi qua khu vực này giảm đáng kể. Đặc biệt, an ninh trên biển cũng vì thế khiến các nước Đông Nam Á phải “đau đầu”.
Trần Anh Tuấn - Nga với mô hình phát triển sau khủng hoảng
Tổng thống D. Mét-vê-đép cho rằng, sẽ mất 15 năm để Nga thoát khỏi sự phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng. Lúc đó đòn bẩy của kinh tế Nga sẽ là khoa học-công nghệ.
*** Cửa sổ nhìn ra thế giới
Minh Duy - Ga-da: 22 ngày và 1 năm nhìn lại
Tròn một năm sau cuộc tấn công kéo dài 22 ngày của Israel vào dải Ga-da (Gaza), cướp đi sinh mạng của hơn 1.400 người Palestin, chưa thể nói vùng đất này đã trở lại cuộc sống bình thường. Trong một công bố ra ngày 27-12-2009 - kỷ niệm một năm ngày Chiến dịch Đổ chì bắt đầu, Tổng thư kí Liên hợp quốc Ban Ki Mun nêu rõ người dân Gaza đang bị từ chối “những quyền cơ bản của con người”. Ông thúc giục Israel chấm dứt lệnh phong tỏa Gaza mà ông cho là “không thể chấp nhận được” và đặc biệt là vì “cảm giác vô vọng” của 1,5 triệu cư dân ở Gaza, trong đó có một nửa là dưới 18 tuổi.
Minh Quân - Vở kịch cũ trên sân khấu chính trị Pa-ki-xtan
Căng thẳng chính trị ở Pakistan gia tăng sau khi Tòa án Tối cao nước này bãi bỏ sắc lệnh miễn truy tố các quan chức cấp cao của chính phủ. Trong khi tình trạng an ninh ngày càng trở nên tồi tệ với các vụ nổ bom liên tiếp khiến hàng trăm người thiệt mạng, Pakistan lại đang đứng trước một cuộc khủng hoảng chính trị mới và người ta lại bắt đầu nói đến những kịch bản có thể xảy đến với đất nước này. Vậy là đã hai năm sau vụ ám sát nữ chính trị gia nổi tiếng Bê-na-di Bút-tô (Benazir Bhutto), vòng xoáy đối đầu giữa các phe phái lại nổi lên ở Pakistan, gợi lại hình ảnh của quá khứ hai năm trước.
Lê Thị Nga - Thêm một “huyết mạch năng lượng” của Nga hướng về phương Đông
“Huyết mạch năng lượng” là một cụm từ được nói tới nhiều trong thời gian gần đây để mô tả hệ thống chuyển tải dầu mỏ và khí đốt của Nga theo ba hướng: “Dòng chảy Phương Bắc”, “Dòng chảy Phương Nam” đi sang châu Âu và “Dòng chảy Phương Đông” đi sang châu Á, đưa ảnh hưởng của nước Nga lan tỏa ra toàn bộ không gian địa - chính trị và địa - kinh tế Á-Âu, một không gian chiến lược có ý nghĩa quyết định tương lai của thế giới trong thế kỷ XXI.
*** Văn hóa - xã hội
Phạm Nhẫn - Đấu bò tót: Văn hóa hay bạo lực
Đấu bò tót được tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng có lẽ chỉ ở Tây Ban Nha nó mới được coi là một trong những biểu tượng cho đất nước. Từ nhiều năm nay, hảng triệu du khách từ khắp nơi trên thế giới tìm đường đến Tây Ban Nha để xem thi đấu bò tót và cũng chẳng ở đâu khác trên thế giới ngoài xứ này, người dân hào hứng chờ đón và trực tiếp tham gia cuộc chơi nguy hiểm và đẫm máu đến như vậy. Và câu hỏi về đó là một truyền thống văn hóa hay một trò chơi bạo lực thường vẫn luôn được đặt ra, nhất là khi sự thay đổi của thời thế đã kéo theo sự thay đổi nhận thức của con người và làm thay đổi cả không ít phong tục tập quán văn hóa.
Nguyễn Văn Sơn - Umoja – Nơi phụ nữ tìm lại chính mình
Cách thủ đô Nai-rô-bi (Nairobi) của Kê-ni-a (Kenya) 350 km về phía Tây có một ngôi làng nhỏ gồm toàn phụ nữ tên là U-mô-da (Umoja). Họ là những người trốn chạy khỏi nạn bạo hành gia đình, những cuộc hôn nhân ép buộc, những hủ tục man rợ... Họ cùng nhau dựng nhà, chăn nuôi gia súc và nuôi dạy con cái trưởng thành. Ngôi làng ngày một phát triển, thách thức tư tưởng gia trưởng đã tồn tại lâu đời ở đất nước này.
*** Văn học - nghệ thuật
Nhật Anh - Tổng thống Ô-ba-ma và Giải Văn học Anh
Giải Văn học Anh vốn rất sôi động bởi nhiều lý do khác nhau. Nhưng dường như nó lại càng sôi động hơn trong năm 2009, khi Tổng thống B.Ô-ba-ma luôn là người dẫn đầu danh sách đề cử cho Giải này ở cả hai lĩnh vực tác giả và tự truyện hay nhất của năm.
Dân số và biển đảo
Lê Anh Tuấn - Nhịp sống ở “đảo Thiên đường”
*** Nhân vật với lịch sử
Đông Quân - Vị vua vĩ đại của Ai Cập cổ đại
Một cuộc đời đầy bí ẩn, một vị tướng chưa bao giờ nếm mùi thất bại, một nhà kiến trúc sư tài ba, đó là vua Ramesses II. Ông là vị Pha-ra-ông (vua) thứ 3 của Vương triều thứ 19 thời Ai Cập cổ đại. Ramesses II là một trong những vị vua được ca tụng nhiều nhất trong lịch sử Ai Cập, đồng thời cũng là “ ông tổ” của đất nước Ai Cập cổ đại.
*** Tuần trong 5 phút
- Việt Nam
- Thế giới
Ra mắt Ban chỉ đạo AIPA - 31  (05/01/2010)
Trung Quốc cần chấm dứt ngay việc phát triển du lịch tại Hoàng Sa  (05/01/2010)
Dịch chuyển cán cân từ Tây sang Đông  (05/01/2010)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 28-12-2009 đến ngày 3-1-2010)  (05/01/2010)
Ban đối ngoại Trung ương - Phấn đấu, cống hiến và trưởng thành  (05/01/2010)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên