Tăng cường quan hệ Việt Nam - Cameroon
22:26, ngày 27-12-2017
TCCSĐT - Nhận lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, thiết thực kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Cameroon (1972 – 2017), Đoàn Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Cameroon Lejeune Mbela Mbela thăm làm việc tại Việt Nam từ ngày 27 đến ngày 30-12-2017.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Ngoại giao Cameroon đến chào Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, hội đàm và dự chiêu đãi của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, gặp Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung trao thư của Tổng thống Cameroon Paul Biya gửi Chủ tịch nước Trần Đại Quang và thăm làm việc với các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư tại Cameroon.
Tại buổi tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Cameroon L.Ben-la, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tin tưởng chuyến thăm của Bộ trưởng sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ song phương tốt đẹp đi vào chiều sâu và hiệu quả, tối đa hóa lợi ích, mở ra chương mới trong quan hệ hai nước, nhất là chuyến đi này hai bên đã ký được một số hiệp định quan trọng.
Chúc mừng những thành tựu kinh tế - xã hội toàn diện của Cameroon, Thủ tướng vui mừng trước những tiến triển tốt đẹp của quan hệ song phương thời gian qua; khẳng định Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ hữu nghị truyền thống và mong muốn hai bên mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế tương xứng quan hệ chính trị tốt đẹp, đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới. Thủ tướng đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ giữa hai nước tại các diễn đàn quốc tế thời gian qua.
Thủ tướng cảm ơn Chính phủ Cameroon đã tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư của Việt Nam tại nước này. Thủ tướng chia sẻ kinh nghiệm, Chính phủ Việt Nam luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh thành công tại Việt Nam, coi thành công của các nhà đầu tư nước ngoài cũng chính là thành công của Việt Nam. Thủ tướng cho rằng việc Cameroon quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam đến đầu tư chính là biểu hiện sinh động trong quan hệ song phương và tạo đà thuận lợi cho các hoạt động đầu tư khác của Việt Nam vào Cameroon. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Cameroon trong các lĩnh vực, như trồng lúa nước, góp phần thúc đẩy quan hệ toàn diện giữa hai bên.
Tại buổi hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao Cameroon đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam, mong muốn thúc đẩy quan hệ song phương trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư, nông nghiệp, giáo dục, năng lượng sạch, viễn thông…, sẵn sàng làm cầu nối thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước thành viên Cộng đồng Kinh tế và Tiền tệ Trung Phi (CEMAC).
Bộ trưởng Lejeune Mbela Mbela đánh giá cao kết quả hoạt động của các dự án đầu tư của Việt Nam tại Cameroon, trong đó có liên doanh viễn thông của Tập đoàn Viettel, coi đây là biểu tượng cho sự thành công của hợp tác song phương. Phía Cameroon đề xuất tăng cường hợp tác giữa các địa phương, thành phố của hai nước, tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại, trao đổi các chương trình đào tạo, học bổng… Bộ Ngoại giao Cameroon thông báo sẽ sớm đề xuất Tổng thống phê duyệt Đại sứ Cameroon tại Bắc Kinh kiêm nhiệm Việt Nam, phê duyệt việc bổ nhiệm Lãnh sự danh dự Việt Nam ở Cameroon và tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện dự án hợp tác về lúa theo mô hình đối tác công tư (PPP).
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đề nghị Bộ Ngoại giao hai nước phối hợp thúc đẩy sớm thực hiện chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Cameroon trong năm 2018, hoàn thành đàm phán ký kết các Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư, Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần, Thỏa thuận hợp tác về công nghiệp và thúc đẩy xuất khẩu nhiều hơn nữa hàng hóa Việt Nam vào thị trường Cameroon. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng cũng đề nghị phía Cameroon quan tâm tạo thuận lợi hơn cho hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang đầu tư, kinh doanh tại Cameroon.
Cameroon hiện là nước đứng thứ 12 trong số 72 quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã đầu tư với 4 dự án có tổng số vốn trên 270 triệu USD. Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Cameroon hiện đạt khoảng 200 triệu USD, trong đó chủ yếu là Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu từ Cameroon. Nhân chuyến thăm, hai nước đã ký các Hiệp định Khung về hợp tác, Hiệp định Miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao hoặc công vụ và Bản ghi nhớ về hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao.
Bộ trưởng Ngoại giao Cameroon cho biết Chính phủ Cameroon đặc biệt quan tâm mở rộng hợp tác với Việt Nam. Chính vì vậy, Tổng thống Cameroon đã cử Bộ trưởng sang Việt Nam để thúc đẩy mối quan hệ này. Bộ trưởng cũng cho biết, bên cạnh phát triển nông nghiệp, Cameroon đang phát triển cơ sở hạ tầng như đường giao thông, bến cảng, sân bay...; quan tâm lĩnh vực năng lượng, công nghệ thông tin, kinh tế số. Nhấn mạnh vị trí địa - chính trị quan trọng của Cameroon ở châu Phi, Bộ trưởng khẳng định, Cameroon mong muốn thúc đẩy hợp tác nhiều mặt với Việt Nam./.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Cameroon L.Ben-la. Ảnh: TTXVN |
Tại buổi tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Cameroon L.Ben-la, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tin tưởng chuyến thăm của Bộ trưởng sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ song phương tốt đẹp đi vào chiều sâu và hiệu quả, tối đa hóa lợi ích, mở ra chương mới trong quan hệ hai nước, nhất là chuyến đi này hai bên đã ký được một số hiệp định quan trọng.
Chúc mừng những thành tựu kinh tế - xã hội toàn diện của Cameroon, Thủ tướng vui mừng trước những tiến triển tốt đẹp của quan hệ song phương thời gian qua; khẳng định Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ hữu nghị truyền thống và mong muốn hai bên mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế tương xứng quan hệ chính trị tốt đẹp, đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới. Thủ tướng đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ giữa hai nước tại các diễn đàn quốc tế thời gian qua.
Thủ tướng cảm ơn Chính phủ Cameroon đã tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư của Việt Nam tại nước này. Thủ tướng chia sẻ kinh nghiệm, Chính phủ Việt Nam luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh thành công tại Việt Nam, coi thành công của các nhà đầu tư nước ngoài cũng chính là thành công của Việt Nam. Thủ tướng cho rằng việc Cameroon quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam đến đầu tư chính là biểu hiện sinh động trong quan hệ song phương và tạo đà thuận lợi cho các hoạt động đầu tư khác của Việt Nam vào Cameroon. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Cameroon trong các lĩnh vực, như trồng lúa nước, góp phần thúc đẩy quan hệ toàn diện giữa hai bên.
Tại buổi hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao Cameroon đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam, mong muốn thúc đẩy quan hệ song phương trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư, nông nghiệp, giáo dục, năng lượng sạch, viễn thông…, sẵn sàng làm cầu nối thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước thành viên Cộng đồng Kinh tế và Tiền tệ Trung Phi (CEMAC).
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Cameroon Lejeune Mbella Mbella ký Hiệp định khung hợp tác song phương giữa hai Chính phủ Việt Nam và Cameroon. Ảnh: TTXVN |
Bộ trưởng Lejeune Mbela Mbela đánh giá cao kết quả hoạt động của các dự án đầu tư của Việt Nam tại Cameroon, trong đó có liên doanh viễn thông của Tập đoàn Viettel, coi đây là biểu tượng cho sự thành công của hợp tác song phương. Phía Cameroon đề xuất tăng cường hợp tác giữa các địa phương, thành phố của hai nước, tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại, trao đổi các chương trình đào tạo, học bổng… Bộ Ngoại giao Cameroon thông báo sẽ sớm đề xuất Tổng thống phê duyệt Đại sứ Cameroon tại Bắc Kinh kiêm nhiệm Việt Nam, phê duyệt việc bổ nhiệm Lãnh sự danh dự Việt Nam ở Cameroon và tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện dự án hợp tác về lúa theo mô hình đối tác công tư (PPP).
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đề nghị Bộ Ngoại giao hai nước phối hợp thúc đẩy sớm thực hiện chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Cameroon trong năm 2018, hoàn thành đàm phán ký kết các Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư, Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần, Thỏa thuận hợp tác về công nghiệp và thúc đẩy xuất khẩu nhiều hơn nữa hàng hóa Việt Nam vào thị trường Cameroon. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng cũng đề nghị phía Cameroon quan tâm tạo thuận lợi hơn cho hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang đầu tư, kinh doanh tại Cameroon.
Cameroon hiện là nước đứng thứ 12 trong số 72 quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã đầu tư với 4 dự án có tổng số vốn trên 270 triệu USD. Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Cameroon hiện đạt khoảng 200 triệu USD, trong đó chủ yếu là Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu từ Cameroon. Nhân chuyến thăm, hai nước đã ký các Hiệp định Khung về hợp tác, Hiệp định Miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao hoặc công vụ và Bản ghi nhớ về hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao.
Bộ trưởng Ngoại giao Cameroon cho biết Chính phủ Cameroon đặc biệt quan tâm mở rộng hợp tác với Việt Nam. Chính vì vậy, Tổng thống Cameroon đã cử Bộ trưởng sang Việt Nam để thúc đẩy mối quan hệ này. Bộ trưởng cũng cho biết, bên cạnh phát triển nông nghiệp, Cameroon đang phát triển cơ sở hạ tầng như đường giao thông, bến cảng, sân bay...; quan tâm lĩnh vực năng lượng, công nghệ thông tin, kinh tế số. Nhấn mạnh vị trí địa - chính trị quan trọng của Cameroon ở châu Phi, Bộ trưởng khẳng định, Cameroon mong muốn thúc đẩy hợp tác nhiều mặt với Việt Nam./.
Đồng chí Thào Xuân Sùng giữ chức Bí thư Đảng đoàn Trung ương Hội Nông dân Việt Nam  (27/12/2017)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 18 đến ngày 24-12-2017)  (27/12/2017)
Nhìn lại kinh tế thế giới 2017: Đồng loạt khởi sắc trên toàn cầu  (27/12/2017)
Phòng chống và điều trị sốt xuất huyết còn nhiều bất cập  (27/12/2017)
Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Xuân Thắng thăm và làm việc tại Nhật Bản  (27/12/2017)
Trường Hạ sỹ quan xe tăng 1: 45 năm phấn đấu và trưởng thành  (27/12/2017)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên