Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 18 đến ngày 24-12-2017)
22:21, ngày 27-12-2017
TCCSĐT - Tính tới giữa tháng 12-2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã chinh phục mốc 400 tỷ USD (hơn 9 triệu tỷ đồng). Như vậy sau 10 năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng gấp 4 lần.
Xuất khẩu gạo năm 2017: Mức tăng trưởng vượt kỳ vọng
Trái ngược với những dự báo hồi đầu năm rằng xuất khẩu gạo trong năm 2017 sẽ gặp nhiều khó khăn, bấp bênh, thông tin từ Bộ Công Thương và các doanh nghiệp cho thấy ngành gạo đã có một năm khá thành công về xuất khẩu, vượt xa kế hoạch đã đề ra trước đó.
Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 11 tháng năm 2017 đạt 5,52 triệu tấn, với trị giá 2,49 tỷ USD, tăng 24,1% về lượng và 24,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo trong tháng cuối cùng của năm 2017, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ đạt khoảng 400.000-450.000 tấn, đưa tổng khối lượng gạo xuất khẩu trong năm 2017 lên mức 5,9-6 triệu tấn gạo, tăng 1,1-1,2 triệu tấn gạo so với năm 2016. Như vậy, với kết quả trên, năm 2017 được xem là một năm thành công đối với ngành gạo, vượt xa mục tiêu xuất khẩu 5 triệu tấn gạo đặt ra từ đầu năm. Bởi lẽ, ngay từ đầu năm, thị trường được đánh giá là sẽ gặp nhiều khó khăn khi nhiều quốc gia chuyển sang chính sách tự cung tự cấp lương thực; nhiều thị trường nhập khẩu gạo chính của Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á đang dần thay đổi cơ chế điều hành nhập khẩu gạo, từ việc Chính phủ nhập khẩu chuyển dần sang giao cho doanh nghiệp tư nhân đấu thầu hạn ngạch hoặc tự do hóa hoàn toàn thương mại gạo.
Ngoài Trung Quốc, lượng gạo xuất khẩu sang thị trường khác cũng tăng mạnh. Đơn cử, trong 10 tháng năm 2017, xuất khẩu gạo sang Philippines tăng tới 41,3% so với cùng kỳ năm ngoái; Malaysia tăng 97,3%, Cote d'Ivoire tăng 39,7%... Đáng chú ý, một số thị trường có sự tăng trưởng đột biến như: Iraq tăng 9.070%, Hàn Quốc tăng 470%, Saudi Arabia tăng 210%...
Theo các doanh nghiệp, trong thời gian tới, xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan nhờ nhu cầu tăng từ thị trường Trung Quốc, Philippines, Hàn Quốc, Iraq...
Đáng chú ý, thông tin từ các doanh nghiệp cho biết kể từ tháng 01-2018, Trung Quốc sẽ giảm thuế nhập khẩu đối với loại gạo nếp nhập từ Việt Nam. Đây sẽ là cơ hội để thúc đẩy xuất khẩu gạo nếp sang thị trường này trong thời gian tới. Dù có nhiều tín hiệu tích cực, tuy nhiên theo các chuyên gia, trong năm 2018, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, nhất là liên quan đến hàng rào kỹ thật, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm do các thị trường đặt ra.
Ngay như ở thị trường Trung Quốc, trong thời gian gần đây, thị trường này yêu cầu gạo nhập khẩu phải bảo đảm an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Với sự thay đổi này, nếu ngành gạo Việt Nam và các doanh nghiệp không kịp thích ứng thì sẽ khó đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới. Mặt khác, việc phụ thuộc xuất khẩu vào một thị trường có thể đem đến nhiều rủi ro cho doanh nghiệp và nông dân, nếu chẳng may thị trường nay ngưng nhập khẩu. Bên cạnh đó, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang một số thị trường ở khu vực châu Phi đang có dấu hiệu “hụt hơi” do khó cạnh tranh với các đối thủ khác như Pakistan, Ấn Độ, Thái Lan… về giá bán, phí vận chuyển, thanh toán. Những yếu tố thị trường này đòi hỏi ngành gạo cần có chiến lược xuất khẩu mới để phù hợp hơn với nhu cầu thị trường cũng như tránh phụ thuộc vào một thị trường nhất định.
Một số mặt hàng dệt may vượt ngưỡng quy định trong FTA Việt Nam - EAEU
Theo Bộ Công Thương, Ủy ban Liên minh kinh tế Á-Âu (Vụ Bảo vệ thị trường trong nước) có công hàm số 14-674 ra ngày 14-12-2017 thông báo về việc số lượng mặt hàng đồ lót (mã HS 6107, 6108, 6207, 6208, 6112) và quần áo trẻ em (mã HS 6111 20, 6111 30, 6111 90, 6209), được nhập khẩu từ tháng 1 tới tháng 10/2017 vào lãnh thổ Liên minh, đạt 173.330 kg và 112.732 kg và đã vượt ngưỡng trigger levels cho năm 2017 được quy định theo Phụ lục 2 của Hiệp định VN-EAEU FTA.
Theo cam kết trong Hiệp định EAEU FTA, khi đạt ngưỡng trigger levels, Liên minh có thể áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng đối với các mặt hàng liên quan trong khoảng thời gian khoảng 6 tháng. Do vậy, Bộ Công Thương thông báo đến các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang Liên minh được biết.
VN-EAEU FTA - hiệp định thương mại tự do giữa một bên là Việt Nam và bên kia là Liên minh Kinh tế Á-Âu và các quốc gia thành viên (bao gồm Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan) đã được hai bên khởi động từ tháng 3-2013 có hiệu lực từ ngày 05-10-2016.
Theo đánh giá, Hiệp định FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu là Hiệp định thương mại tự do mang tính lịch sử, không chỉ vì Việt Nam là đối tác đầu tiên ký kết hiệp định này với liên minh kinh tế Á-Âu mà còn đem đến cơ hội vàng xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như nông sản, thủy sản, dệt may, da giày, đồ gỗ và một số sản phẩm chế biến.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nhờ việc hiệp định có hiệu lực, kim ngạch hàng dệt may giữa hai bên sẽ tăng trưởng 50% ngay trong năm đầu tiên và tăng trung bình 20%/năm trong 5 năm tiếp theo. Giá trị kim ngạch tăng từ 700 triệu USD hiện nay lên 1 tỷ USD trong 1-2 năm tới và Việt Nam sẽ từ vị trí nhà cung cấp hàng dệt may thứ 8 tiến lên vị trí thứ 4 tại thị trường này.
Ngành hải quan ghi nhận xuất nhập khẩu đạt mốc kỷ lục 400 tỷ USD
Tính tới giữa tháng 12-2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã chinh phục mốc 400 tỷ USD (hơn 9 triệu tỷ đồng). Như vậy sau 10 năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng gấp 4 lần. Đây là những mốc xuất nhập khẩu đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ nhắc tới trong buổi lễ ghi nhận tổ chức chiều 19-12 tại Hà Nội.
Nói rõ hơn về những con số này, Phó Thủ tướng cho hay, năm 2001, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam mới chỉ là 30 tỷ USD thì sau đó 6 năm, khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, con số này đã tăng hơn 3 lần, lên 100 tỷ USD.
Bốn năm sau, năm 2011, Phó Thủ tướng tính toán, mức xuất nhập khẩu đã đạt 200 tỷ USD. Sau đó, 300 tỷ USD là con số Việt Nam đã đạt được năm 2015, tức là 4 năm sau khi đạt mốc 200 tỷ USD. Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, để vươn từ 300 tỷ USD lên 400 tỷ USD, Việt Nam chỉ mất 2 năm, từ năm 2015 đến năm 2017.
“Những năm 1990, khi Việt Nam chỉ đạt mức xuất nhập khẩu 2,5 tỷ USD thì cả Châu Phi là 26 tỷ USD. Còn bây giờ, khi họ chưa được 100 tỷ USD thì ta đã là 400 tỷ USD,” Phó Thủ tướng Chính phủ nói.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định, thành tích 400 tỷ USD là của cả nước, tuy nhiên, Phó Thủ tướng vẫn đánh giá cao sự cố gắng của ngành hải quan, đặc biệt là nỗ lực cải cách thủ tục hành chính.
Theo Phó Thủ tướng, thứ hạng về xuất nhập khẩu của Việt Nam (theo xếp hạng của WTO) đã tăng lên rõ rệt. Cụ thể, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng từ vị trí 50 trong năm 2007 lên vị trí 26 ghi nhận trong năm 2016. Trong khi đó, nhập khẩu của Việt Nam cũng tăng lên từ vị trí thứ 41 trong năm 2007 lên vị trí 25 trong năm 2016 và chắc chắn sẽ tiếp tục tăng bậc trong năm 2017.
Về phần mình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cam kết tiếp tục cùng các bộ, đơn vị, địa phương nỗ lực đưa ra các giải pháp thiết thực hơn nữa để giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp.
Theo Bộ trưởng, mục tiêu của ngành là đón nhận thêm kỷ lục mới cả về chất và lượng, đặc biệt là có thể cán mốc kim ngạch xuất nhập khẩu đạt mốc 500 tỷ USD trong 2 năm tới.
Nhật Bản quyết định duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ
Ngày 21-12, Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) đã quyết định tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ với lợi suất trái phiếu chính phủ dài hạn (10 năm) ở mức 0% và lãi suất ngắn hạn âm 0,1%, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước có những phục hồi thuận lợi, dù lạm phát vẫn ở mức thấp chưa đạt mục tiêu 2%.
Với 8/9 phiếu tán thành, Ủy ban Chính sách BoJ đã nhất trí tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ. Bên cạnh đó, ủy ban này đã thông qua các quyết định như phương châm mua vào tài sản từ quỹ đầu tư danh mục chỉ số chứng khoán (ETF) với 9/9 ủy viên tán thành cũng như thống nhất thảo luận ảnh hưởng từ việc tăng lãi suất của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và tác dụng phụ của môi trường lãi suất quá thấp.
Kết quả điều tra dự báo kinh tế ngắn hạn của các doanh nghiệp Nhật Bản trên toàn quốc trong tháng 12 cho thấy tình trạng suy giảm tại các doanh nghiệp sản xuất lớn đã được cải thiện năm quý liên tiếp. Nhu cầu trong và ngoài nước thuận lợi đang giúp kinh tế Nhật Bản phục hồi. Tiêu dùng cá nhân - yếu tố chiếm 60% tổng sản phẩm quốc nội (GPD) của Nhật Bản - cũng được điều chỉnh tăng.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thuận lợi trên, BoJ sẽ tiếp tục nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ nhằm đạt được mục tiêu lạm phát 2% vào năm 2019. Lạm phát yếu đang là mối đe dọa với kinh tế Nhật Bản khi người dân có thói quen tích trữ tiền mặt, ảnh hưởng xấu tới nhu cầu tiêu dùng. Việc kích thích lạm phát lên 2% sẽ làm giảm xu hướng tích trữ tiền mặt, buộc người dân mua các tài sản có giá trị, góp phần tăng đáng kể nhu cầu tiêu dùng.
Trung Quốc công bố khái niệm Tư tưởng Tập Cận Bình về kinh tế xã hội chủ nghĩa
Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương của Trung Quốc, được tổ chức từ ngày 18 đến 20-12-2017, lần đầu tiên đưa ra khái niệm “Tư tưởng của Tập Cận Bình về nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”.
Theo tuyên bố được đưa ra sau khi kết thúc hội nghị, “Tư tưởng của Tập Cận Bình về nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới” là sự “kết tinh lý luận” của 5 năm thực tiễn thúc đẩy phát triển kinh tế Trung Quốc, và là “thành quả mới nhất” của khoa học kinh tế chính trị xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc.
Nội dung cơ bản của khái niệm mới bao gồm “Bảy kiên trì” là: kiên trì tăng cường sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với công tác kinh tế, bảo đảm nền kinh tế Trung Quốc phát triển theo phương hướng đúng đắn; kiên trì tư tưởng phát triển lấy nhân dân làm trung tâm, trù tính một cách thống nhất giữa thúc đẩy bố cục tổng thể “ngũ vị nhất thể” và thúc đẩy hài hòa bố trí chiến lược “Bốn toàn diện”;
Kiên trì thích ứng, nắm chắc và dẫn dắt trạng thái mới trong phát triển kinh tế, dựa trên đại cục, nắm vững quy luật; kiên trì thúc đẩy thị trường phát huy vai trò mang tính quyết định trong phân phối các nguồn lực, phát huy tốt hơn nữa vai trò của chính phủ, kiên quyết loại bỏ những trở ngại về cơ chế thể chế đối với phát triển kinh tế; kiên trì thích ứng với sự thay đổi của những mâu thuẫn chủ yếu trong phát triển kinh tế của Trung Quốc để hoàn thiện điều tiết vĩ mô, tùy cơ ứng biến, đưa ra biện pháp thích hợp, lấy cải cách cơ cấu nguồn cung làm đường lối chính trong công tác kinh tế;
Kiên trì chiến lược mới về phát triển kinh tế trong đó nhằm thẳng thẳng vào những vấn đề cụ thể nhằm tạo ra ảnh hưởng sâu xa đối với những thay đổi trong phát triển kinh tế xã hội của Trung Quốc; kiên trì sách lược và phương pháp công tác đúng đắn, đạt được tiến triển trong khi vẫn giữ vững sự ổn định, duy trì trọng tâm chiến lược, kiên trì giới hạn đỏ, tiếp tục vững bước tiến lên phía trước.
Tại hội nghị năm nay, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc cũng đã xem xét những diễn biến của nền kinh tế trong 5 năm qua và đưa ra các kế hoạch cho năm 2018.
“Phát triển chất lượng cao” cũng là một trong những nội dung quan trọng nhất tại hội nghị năm nay. Theo đó, nền kinh tế Trung Quốc đã chuyển từ giai đoạn phát triển nhanh sang giai đoạn phát triển chất lượng cao, trong đó chú trọng tới chất lượng hơn là tốc độ, thay đổi mục tiêu từ số lượng sang chất lượng trong khu vực chế tạo, chuyển từ “Made in China” (sản xuất tại Trung Quốc) sang “Created in China” (sáng tạo tại Trung Quốc).
Hội nghị khẳng định “phát triển chất lượng cao” là yêu cầu cơ bản đối với việc xác định con đường phát triển, hoạch định các chính sách kinh tế và thực hiện điều tiết vĩ mô trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai.
Bên cạnh đó, tại hội nghị năm nay, Trung Quốc còn đưa ra một số chính sách kinh tế đáng chú ý khác như đẩy mạnh hơn nữa cải cách cơ cấu nguồn cung, tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng và trung hòa, mở rộng hoạt động nhập khẩu thông qua các chính sách cắt giảm thuế để hướng tới một nền thương mại cân bằng, thúc đẩy mở cửa hơn nữa nền kinh tế theo cam kết đã được đề ra tại Đại hội Toàn quốc lần thứ XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trấn áp mạnh tay đối với những hành vi vi phạm nguyên tắc và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính để đẩy lùi các nguy cơ, nỗ lực hỗ trợ thoát nghèo và kiểm soát ô nhiễm./.
Trái ngược với những dự báo hồi đầu năm rằng xuất khẩu gạo trong năm 2017 sẽ gặp nhiều khó khăn, bấp bênh, thông tin từ Bộ Công Thương và các doanh nghiệp cho thấy ngành gạo đã có một năm khá thành công về xuất khẩu, vượt xa kế hoạch đã đề ra trước đó.
Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 11 tháng năm 2017 đạt 5,52 triệu tấn, với trị giá 2,49 tỷ USD, tăng 24,1% về lượng và 24,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo trong tháng cuối cùng của năm 2017, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ đạt khoảng 400.000-450.000 tấn, đưa tổng khối lượng gạo xuất khẩu trong năm 2017 lên mức 5,9-6 triệu tấn gạo, tăng 1,1-1,2 triệu tấn gạo so với năm 2016. Như vậy, với kết quả trên, năm 2017 được xem là một năm thành công đối với ngành gạo, vượt xa mục tiêu xuất khẩu 5 triệu tấn gạo đặt ra từ đầu năm. Bởi lẽ, ngay từ đầu năm, thị trường được đánh giá là sẽ gặp nhiều khó khăn khi nhiều quốc gia chuyển sang chính sách tự cung tự cấp lương thực; nhiều thị trường nhập khẩu gạo chính của Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á đang dần thay đổi cơ chế điều hành nhập khẩu gạo, từ việc Chính phủ nhập khẩu chuyển dần sang giao cho doanh nghiệp tư nhân đấu thầu hạn ngạch hoặc tự do hóa hoàn toàn thương mại gạo.
Ngoài Trung Quốc, lượng gạo xuất khẩu sang thị trường khác cũng tăng mạnh. Đơn cử, trong 10 tháng năm 2017, xuất khẩu gạo sang Philippines tăng tới 41,3% so với cùng kỳ năm ngoái; Malaysia tăng 97,3%, Cote d'Ivoire tăng 39,7%... Đáng chú ý, một số thị trường có sự tăng trưởng đột biến như: Iraq tăng 9.070%, Hàn Quốc tăng 470%, Saudi Arabia tăng 210%...
Theo các doanh nghiệp, trong thời gian tới, xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan nhờ nhu cầu tăng từ thị trường Trung Quốc, Philippines, Hàn Quốc, Iraq...
Đáng chú ý, thông tin từ các doanh nghiệp cho biết kể từ tháng 01-2018, Trung Quốc sẽ giảm thuế nhập khẩu đối với loại gạo nếp nhập từ Việt Nam. Đây sẽ là cơ hội để thúc đẩy xuất khẩu gạo nếp sang thị trường này trong thời gian tới. Dù có nhiều tín hiệu tích cực, tuy nhiên theo các chuyên gia, trong năm 2018, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, nhất là liên quan đến hàng rào kỹ thật, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm do các thị trường đặt ra.
Ngay như ở thị trường Trung Quốc, trong thời gian gần đây, thị trường này yêu cầu gạo nhập khẩu phải bảo đảm an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Với sự thay đổi này, nếu ngành gạo Việt Nam và các doanh nghiệp không kịp thích ứng thì sẽ khó đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới. Mặt khác, việc phụ thuộc xuất khẩu vào một thị trường có thể đem đến nhiều rủi ro cho doanh nghiệp và nông dân, nếu chẳng may thị trường nay ngưng nhập khẩu. Bên cạnh đó, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang một số thị trường ở khu vực châu Phi đang có dấu hiệu “hụt hơi” do khó cạnh tranh với các đối thủ khác như Pakistan, Ấn Độ, Thái Lan… về giá bán, phí vận chuyển, thanh toán. Những yếu tố thị trường này đòi hỏi ngành gạo cần có chiến lược xuất khẩu mới để phù hợp hơn với nhu cầu thị trường cũng như tránh phụ thuộc vào một thị trường nhất định.
Một số mặt hàng dệt may vượt ngưỡng quy định trong FTA Việt Nam - EAEU
Theo Bộ Công Thương, Ủy ban Liên minh kinh tế Á-Âu (Vụ Bảo vệ thị trường trong nước) có công hàm số 14-674 ra ngày 14-12-2017 thông báo về việc số lượng mặt hàng đồ lót (mã HS 6107, 6108, 6207, 6208, 6112) và quần áo trẻ em (mã HS 6111 20, 6111 30, 6111 90, 6209), được nhập khẩu từ tháng 1 tới tháng 10/2017 vào lãnh thổ Liên minh, đạt 173.330 kg và 112.732 kg và đã vượt ngưỡng trigger levels cho năm 2017 được quy định theo Phụ lục 2 của Hiệp định VN-EAEU FTA.
Theo cam kết trong Hiệp định EAEU FTA, khi đạt ngưỡng trigger levels, Liên minh có thể áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng đối với các mặt hàng liên quan trong khoảng thời gian khoảng 6 tháng. Do vậy, Bộ Công Thương thông báo đến các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang Liên minh được biết.
VN-EAEU FTA - hiệp định thương mại tự do giữa một bên là Việt Nam và bên kia là Liên minh Kinh tế Á-Âu và các quốc gia thành viên (bao gồm Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan) đã được hai bên khởi động từ tháng 3-2013 có hiệu lực từ ngày 05-10-2016.
Theo đánh giá, Hiệp định FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu là Hiệp định thương mại tự do mang tính lịch sử, không chỉ vì Việt Nam là đối tác đầu tiên ký kết hiệp định này với liên minh kinh tế Á-Âu mà còn đem đến cơ hội vàng xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như nông sản, thủy sản, dệt may, da giày, đồ gỗ và một số sản phẩm chế biến.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nhờ việc hiệp định có hiệu lực, kim ngạch hàng dệt may giữa hai bên sẽ tăng trưởng 50% ngay trong năm đầu tiên và tăng trung bình 20%/năm trong 5 năm tiếp theo. Giá trị kim ngạch tăng từ 700 triệu USD hiện nay lên 1 tỷ USD trong 1-2 năm tới và Việt Nam sẽ từ vị trí nhà cung cấp hàng dệt may thứ 8 tiến lên vị trí thứ 4 tại thị trường này.
Ngành hải quan ghi nhận xuất nhập khẩu đạt mốc kỷ lục 400 tỷ USD
Tính tới giữa tháng 12-2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã chinh phục mốc 400 tỷ USD (hơn 9 triệu tỷ đồng). Như vậy sau 10 năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng gấp 4 lần. Đây là những mốc xuất nhập khẩu đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ nhắc tới trong buổi lễ ghi nhận tổ chức chiều 19-12 tại Hà Nội.
Nói rõ hơn về những con số này, Phó Thủ tướng cho hay, năm 2001, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam mới chỉ là 30 tỷ USD thì sau đó 6 năm, khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, con số này đã tăng hơn 3 lần, lên 100 tỷ USD.
Bốn năm sau, năm 2011, Phó Thủ tướng tính toán, mức xuất nhập khẩu đã đạt 200 tỷ USD. Sau đó, 300 tỷ USD là con số Việt Nam đã đạt được năm 2015, tức là 4 năm sau khi đạt mốc 200 tỷ USD. Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, để vươn từ 300 tỷ USD lên 400 tỷ USD, Việt Nam chỉ mất 2 năm, từ năm 2015 đến năm 2017.
“Những năm 1990, khi Việt Nam chỉ đạt mức xuất nhập khẩu 2,5 tỷ USD thì cả Châu Phi là 26 tỷ USD. Còn bây giờ, khi họ chưa được 100 tỷ USD thì ta đã là 400 tỷ USD,” Phó Thủ tướng Chính phủ nói.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định, thành tích 400 tỷ USD là của cả nước, tuy nhiên, Phó Thủ tướng vẫn đánh giá cao sự cố gắng của ngành hải quan, đặc biệt là nỗ lực cải cách thủ tục hành chính.
Theo Phó Thủ tướng, thứ hạng về xuất nhập khẩu của Việt Nam (theo xếp hạng của WTO) đã tăng lên rõ rệt. Cụ thể, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng từ vị trí 50 trong năm 2007 lên vị trí 26 ghi nhận trong năm 2016. Trong khi đó, nhập khẩu của Việt Nam cũng tăng lên từ vị trí thứ 41 trong năm 2007 lên vị trí 25 trong năm 2016 và chắc chắn sẽ tiếp tục tăng bậc trong năm 2017.
Về phần mình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cam kết tiếp tục cùng các bộ, đơn vị, địa phương nỗ lực đưa ra các giải pháp thiết thực hơn nữa để giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp.
Theo Bộ trưởng, mục tiêu của ngành là đón nhận thêm kỷ lục mới cả về chất và lượng, đặc biệt là có thể cán mốc kim ngạch xuất nhập khẩu đạt mốc 500 tỷ USD trong 2 năm tới.
Nhật Bản quyết định duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ
Ngày 21-12, Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) đã quyết định tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ với lợi suất trái phiếu chính phủ dài hạn (10 năm) ở mức 0% và lãi suất ngắn hạn âm 0,1%, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước có những phục hồi thuận lợi, dù lạm phát vẫn ở mức thấp chưa đạt mục tiêu 2%.
Với 8/9 phiếu tán thành, Ủy ban Chính sách BoJ đã nhất trí tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ. Bên cạnh đó, ủy ban này đã thông qua các quyết định như phương châm mua vào tài sản từ quỹ đầu tư danh mục chỉ số chứng khoán (ETF) với 9/9 ủy viên tán thành cũng như thống nhất thảo luận ảnh hưởng từ việc tăng lãi suất của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và tác dụng phụ của môi trường lãi suất quá thấp.
Kết quả điều tra dự báo kinh tế ngắn hạn của các doanh nghiệp Nhật Bản trên toàn quốc trong tháng 12 cho thấy tình trạng suy giảm tại các doanh nghiệp sản xuất lớn đã được cải thiện năm quý liên tiếp. Nhu cầu trong và ngoài nước thuận lợi đang giúp kinh tế Nhật Bản phục hồi. Tiêu dùng cá nhân - yếu tố chiếm 60% tổng sản phẩm quốc nội (GPD) của Nhật Bản - cũng được điều chỉnh tăng.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thuận lợi trên, BoJ sẽ tiếp tục nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ nhằm đạt được mục tiêu lạm phát 2% vào năm 2019. Lạm phát yếu đang là mối đe dọa với kinh tế Nhật Bản khi người dân có thói quen tích trữ tiền mặt, ảnh hưởng xấu tới nhu cầu tiêu dùng. Việc kích thích lạm phát lên 2% sẽ làm giảm xu hướng tích trữ tiền mặt, buộc người dân mua các tài sản có giá trị, góp phần tăng đáng kể nhu cầu tiêu dùng.
Trung Quốc công bố khái niệm Tư tưởng Tập Cận Bình về kinh tế xã hội chủ nghĩa
Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương của Trung Quốc, được tổ chức từ ngày 18 đến 20-12-2017, lần đầu tiên đưa ra khái niệm “Tư tưởng của Tập Cận Bình về nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”.
Theo tuyên bố được đưa ra sau khi kết thúc hội nghị, “Tư tưởng của Tập Cận Bình về nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới” là sự “kết tinh lý luận” của 5 năm thực tiễn thúc đẩy phát triển kinh tế Trung Quốc, và là “thành quả mới nhất” của khoa học kinh tế chính trị xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc.
Nội dung cơ bản của khái niệm mới bao gồm “Bảy kiên trì” là: kiên trì tăng cường sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với công tác kinh tế, bảo đảm nền kinh tế Trung Quốc phát triển theo phương hướng đúng đắn; kiên trì tư tưởng phát triển lấy nhân dân làm trung tâm, trù tính một cách thống nhất giữa thúc đẩy bố cục tổng thể “ngũ vị nhất thể” và thúc đẩy hài hòa bố trí chiến lược “Bốn toàn diện”;
Kiên trì thích ứng, nắm chắc và dẫn dắt trạng thái mới trong phát triển kinh tế, dựa trên đại cục, nắm vững quy luật; kiên trì thúc đẩy thị trường phát huy vai trò mang tính quyết định trong phân phối các nguồn lực, phát huy tốt hơn nữa vai trò của chính phủ, kiên quyết loại bỏ những trở ngại về cơ chế thể chế đối với phát triển kinh tế; kiên trì thích ứng với sự thay đổi của những mâu thuẫn chủ yếu trong phát triển kinh tế của Trung Quốc để hoàn thiện điều tiết vĩ mô, tùy cơ ứng biến, đưa ra biện pháp thích hợp, lấy cải cách cơ cấu nguồn cung làm đường lối chính trong công tác kinh tế;
Kiên trì chiến lược mới về phát triển kinh tế trong đó nhằm thẳng thẳng vào những vấn đề cụ thể nhằm tạo ra ảnh hưởng sâu xa đối với những thay đổi trong phát triển kinh tế xã hội của Trung Quốc; kiên trì sách lược và phương pháp công tác đúng đắn, đạt được tiến triển trong khi vẫn giữ vững sự ổn định, duy trì trọng tâm chiến lược, kiên trì giới hạn đỏ, tiếp tục vững bước tiến lên phía trước.
Tại hội nghị năm nay, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc cũng đã xem xét những diễn biến của nền kinh tế trong 5 năm qua và đưa ra các kế hoạch cho năm 2018.
“Phát triển chất lượng cao” cũng là một trong những nội dung quan trọng nhất tại hội nghị năm nay. Theo đó, nền kinh tế Trung Quốc đã chuyển từ giai đoạn phát triển nhanh sang giai đoạn phát triển chất lượng cao, trong đó chú trọng tới chất lượng hơn là tốc độ, thay đổi mục tiêu từ số lượng sang chất lượng trong khu vực chế tạo, chuyển từ “Made in China” (sản xuất tại Trung Quốc) sang “Created in China” (sáng tạo tại Trung Quốc).
Hội nghị khẳng định “phát triển chất lượng cao” là yêu cầu cơ bản đối với việc xác định con đường phát triển, hoạch định các chính sách kinh tế và thực hiện điều tiết vĩ mô trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai.
Bên cạnh đó, tại hội nghị năm nay, Trung Quốc còn đưa ra một số chính sách kinh tế đáng chú ý khác như đẩy mạnh hơn nữa cải cách cơ cấu nguồn cung, tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng và trung hòa, mở rộng hoạt động nhập khẩu thông qua các chính sách cắt giảm thuế để hướng tới một nền thương mại cân bằng, thúc đẩy mở cửa hơn nữa nền kinh tế theo cam kết đã được đề ra tại Đại hội Toàn quốc lần thứ XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trấn áp mạnh tay đối với những hành vi vi phạm nguyên tắc và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính để đẩy lùi các nguy cơ, nỗ lực hỗ trợ thoát nghèo và kiểm soát ô nhiễm./.
Nhìn lại kinh tế thế giới 2017: Đồng loạt khởi sắc trên toàn cầu  (27/12/2017)
Phòng chống và điều trị sốt xuất huyết còn nhiều bất cập  (27/12/2017)
Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Xuân Thắng thăm và làm việc tại Nhật Bản  (27/12/2017)
Trường Hạ sỹ quan xe tăng 1: 45 năm phấn đấu và trưởng thành  (27/12/2017)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 17 đến ngày 24-12-2017)  (27/12/2017)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển