BIDV - nhân tố tích cực trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào
TCCS - Truyền thống đoàn kết và quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước Việt Nam và Lào đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản và nhiều thế hệ người Việt Nam, người Lào dày công vun đắp trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cũng như trong quá trình xây dựng đất nước sau giải phóng. Đến nay, quan hệ đó đã ngày càng phát triển và được nâng lên tầm cao mới với sự hợp tác hết sức chặt chẽ và chân thành giữa hai Đảng, hai Chính Phủ, nhân dân và doanh nghiệp hai nước.
Trong lĩnh vực kinh tế, quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước và đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam sang Lào trong 10 năm trở lại đây phát triển nhanh chóng với những số liệu khá ấn tượng: hơn 120 dự án đăng ký đầu tư sang Lào với tổng vốn đầu tư hơn 1,3 tỉ USD. Việt Nam vươn lên hàng đầu trong số các nước đầu tư vào Lào.
Đóng góp vào kết quả đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), với tư cách là một ngân hàng thương mại lớn của Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên hợp tác liên doanh với doanh nghiệp Lào trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đã có nhiều nỗ lực trong việc góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.
Doanh nghiệp hàng đầu trong hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp Lào
Trong lĩnh vực ngân hàng, thực thi Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật năm 1999 giữa Chính phủ Lào và Chính phủ Việt Nam, BIDV đã cùng Ngân hàng Ngoại thương Lào (BCEL) thành lập Ngân hàng liên doanh Lào - Việt (LVB).
Mạng lưới hoạt động của LVB ngày càng được mở rộng với 4 chi nhánh tại các địa bàn kinh tế quan trọng của hai nước (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Chăm-pa-sắc, Sa-va-na-khẹt) đã tạo thành một hệ thống thanh toán hoàn chỉnh phục vụ quan hệ đầu tư thương mại của doanh nghiệp hai nước. Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại đã được LVB chú trọng đầu tư và liên tục nâng cấp bảo đảm quá trình thực hiện giao dịch nhanh chóng, chính xác.
Trải qua 10 năm hoạt động, LVB đã có những bước phát triển mạnh mẽ về quy mô và hiệu quả hoạt động, từng bước trở thành ngân hàng hàng đầu tại Lào với tổng tài sản đạt hơn 269 triệu USD, tăng gấp 26 lần so với năm đầu thành lập với tốc đọ tăng trưởng hàng năm từ 25% - 30%; vốn điều lệ được bổ sung từ 10 triệu USD tăng lên 15 triệu USD và hoạt động kinh doanh có lãi qua các năm.
Trong quá trình hoạt động, BIDV đã hỗ trợ cùng LVB thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt, đã góp phần khơi thông dòng chảy vốn và lưu thông tiền tệ, là cầu nối giữa doanh nghiệp hai nước trong việc thực hiện giải ngân các dự án hợp tác giữa hai Chính phủ, chuyển tiền thanh toán giữa hai nước với doanh số đạt hàng trăm tỉ Kíp Lào - VND mỗi năm; thực hiện xúc tiến đầu tư, cung ứng tín dụng và các dịch vụ ngân hàng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của doanh nghiệp hai nước Việt Nam - Lào trong hoạt động kinh doanh.
Bằng những nỗ lực và kết quả cụ thể trong hoạt động kinh doanh của mình, LVB xứng đáng là hình mẫu trong quan hệ hợp tác kinh tế hai nước và là biểu tượng cho tình đoàn kết, hợp tác truyền thống giữa Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước Lào - Việt Nam.
Trong lĩnh vực bảo hiểm, sau một thời gian nghiên cứu, khảo sát thị trường bảo hiểm tại Lào, ngày 22-6-2008, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (thông qua Công ty con trực thuộc là Công ty Bảo hiểm BIDV - BIC) cùng Ngân hàng Ngoại thương Lào, Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt đã thành lập Công ty Liên doanh Bảo hiểm Lào - Việt (LVI) với số vốn điều lệ 3 triệu USD (trong đó phía Việt Nam góp 51% vốn điều lệ). Ngoài việc đáp ứng nhu cầu bảo hiểm tại thị trường Lào, việc thành lập LVI là bước đi quan trọng của BIDV nhằm không ngừng hoàn thiện các dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào (tín dụng, thanh toán, bảo lãnh, bảo hiểm...), qua đó góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư của Việt Nam sang Lào.
Đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào
Thực hiện chức năng của một ngân hàng thương mại, BIDV luôn ưu tiên dành nguồn lực để thực hiện tài trợ vốn và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào. Đến nay, BIDV tập trung cho vay chủ yếu trên các lĩnh vực phát triển cây công nghiệp (cao su, điều, ca-cao), đầu tư nhà máy nhựa, xuất khẩu dược phẩm, với một số dự án lớn như: dự án trồng cây cao su của Công ty cao su Đắk Lắk với tổng số vốn vay 22,7 triệu USD; dự án trồng cây công nghiệp tại 4 tỉnh Nam Lào với tổng vốn đầu tư ban đầu khoảng 200 tỉ đồng. BIDV còn là đại lý giải ngân, quản lý, theo dõi khoản vay của Chính phủ Việt Nam cho Lào vay theo Hiệp định tín dụng VL - 01 ngày 18-07-2001 (bổ sung ngày 16-07-2004) để xây dựng đường 18B với tổng số tiền 39,2 triệu USD.
Ngoài ra, BIDV còn thực hiện tốt hoạt động thanh toán chuyển tiền cho các doanh nghiệp hai nước, trong đó lũy kế doanh số thanh toán đạt trên 150 triệu USD, doanh số chuyển vốn đầu tư cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào đạt gần 1.500 tỉ VND (bao gồm USD và Kíp Lào quy đổi), lũy kế doanh số chuyển đổi VND - Kíp Lào và ngược lại đạt hơn 2.000 tỉ VND.
Bên cạnh vai trò chủ đạo trong cung ứng vốn tín dụng và các dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp, BIDV luôn chủ động, đẩy mạnh các hoạt động đầu tư trực tiếp, trở thành cổ đông sáng lập, cổ đông chiến lược và là đầu mối mời gọi đầu tư các tập đoàn kinh tế mạnh để thực hiện những dự án, tổ hợp kinh tế lớn tại Lào trong những lĩnh vực: năng lượng, khai khoáng, giao thông vận tải, bất động sản... BIDV đã tham gia đầu tư trực tiếp vào Lào thông qua việc góp vốn với tư cách cổ đông sáng lập (tỷ lệ góp vốn của hệ thống BIDV là 21%) vào Công ty cổ phần Điện Việt - Lào để triển khai các dự án thủy điện Xekaman1, Xekaman 3, Xekaman 4 và hiện đang phối hợp triển khai đầu tư một số dự án như: Dự án cảng trung chuyển hàng hóa cho Lào qua cảng Vũng áng - Hà Tĩnh (Việt Nam); dự án Thủy điện Luôngphabăng; dự án Thủy điện Mỹ Lý.
Là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư kinh tế với Lào, BIDV còn chủ động tích cực đề xuất nhiều giải pháp, sáng kiến để tạo cơ hội thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hoạt động đầu tư sang Lào và thu hút đầu tư trực tiếp vào Lào. Một trong những hoạt động tiêu biểu đó là việc tổ chức các hội nghị, diễn đàn xúc tiến đầu tư vào Lào.
Tháng 9-2007, BIDV đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thành công Diễn đàn Xúc tiến đầu tư vào Lào (Cửa Lò - Nghệ An) nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Lào - Việt Nam. Tại đây, hơn 100 doanh nghiệp đã có cơ hội được trao đổi trực tiếp với lãnh đạo Chính phủ hai nước về môi trường đầu tư; cơ chế, chính sách khuyến khích, tiềm năng, thế mạnh của Lào cũng như vấn đề các nhà đầu tư Việt Nam quan tâm khi thiết lập quan hệ kinh tế, hợp tác thương mại, dịch vụ đầu tư với các doanh nghiệp Lào.
Tiếp theo đó, cùng với kinh nghiệm đầu tư tại Lào và nhận được sự đánh giá, tin tưởng của Chính phủ Lào, BIDV cũng đã mạnh dạn tổ chức các chuyến khảo sát, thực tế cho các doanh nghiệp Việt Nam đến tìm hiểu thị trường Lào. Ngay sau Diễn đàn Xúc tiến đầu tư vào Lào tại Cửa Lò, BIDV đã làm đầu mối thu xếp chương trình công tác của đoàn khảo sát gồm gần 30 doanh nghiệp Việt Nam sang Viêng Chăn để đề xuất đầu tư vào 14 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 3,5 tỉ USD. Chuyến đi này đã đem lại những hiệu quả rất thiết thực về mặt kinh tế khi có 7 dự án được Chính phủ xem xét và ký Biên bản ghi nhớ (MOU) với tổng giá trị đầu tư hàng tỉ USD.
Tiếp nối thành công của các chương trình diễn đàn xúc tiến đầu tư đã được tổ chức, tháng 12-2008, trong khuôn khổ chương trình Hội thảo Khoa học lịch sử khu căn cứ địa cách mạng Sầm Nưa tại Hủa Phăn (Lào), BIDV cũng đã chủ động đề xuất với Bộ Kế hoạch Đầu tư Lào, Ban Tuyên giáo Trung ương Việt Nam, Ban Tuyên huấn Trung ương Lào tổ chức Diễn đàn xúc tiến đầu tư vào Hủa Phăn và 4 tỉnh Bắc Lào.
Tích cực tham gia các hoạt động xã hội tại Lào
Không chỉ quan tâm đến các quan hệ hợp tác về kinh tế, BIDV luôn chủ động đề xuất thực hiện và kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào tài trợ cho các hoạt động xã hội tại Lào, nhất là trong lĩnh vực phát triển giáo dục, đào tạo. Riêng BIDV cũng đã hỗ trợ đào tạo, chuyển giao công nghệ về quản trị điều hành, công nghệ thông tin, nghiệp vụ ngân hàng cho cán bộ của Ngân hàng Ngoại thương Lào và Ngân hàng liên doanh Lào - Việt.
Tính đến nay, BIDV đã hỗ trợ công tác xã hội tại Lào hơn 6 tỉ đồng và cam kết hỗ trợ 100.000 USD cho việc tổ chức lễ khai mạc Seagames tại Lào vào năm 2009. Ngoài ra, BIDV còn là đầu mối kêu gọi các đơn vị khác có đầu tư sang Lào cùng với ngân hàng tích cực tham hỗ trợ xây dựng trường mẫu giáo tại tỉnh Hủa Phăn, Quỹ khuyến học Lào... với số tiền hơn 2 tỉ đồng.
Ngay tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hủa Phăn và 4 tỉnh Bắc Lào (năm 2008), BIDV đã cùng các doanh nghiệp Việt Nam trao tặng cho tỉnh Hủa Phăn 2,5 tỉ đồng Việt Nam để xây dựng Bảo tàng cách mạng tỉnh Hủa Phăn.
Nhận thức sâu sắc ý nghĩa đặc biệt của tình hữu nghị Việt - Lào, trên cơ sở những đóng góp và thành quả đã đạt được, BIDV đã, đang và sẽ luôn xác định vai trò là đầu tầu, cầu nối nhằm góp phần làm sinh động hơn, thiết thực hơn quan hệ truyền thống giữa hai nước./.
Chế độ nhiệm kỳ đối với đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc  (05/08/2009)
“Vòng thúng”, “cắt phiên”(!)  (05/08/2009)
7 tháng, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 222.120 tỉ đồng  (05/08/2009)
Mục lục Hồ sơ sự kiện số 75 (7-8-2009)  (05/08/2009)
Mục lục Hồ sơ sự kiện số 74 (31-7-2009)  (05/08/2009)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên