Phát huy vai trò báo chí trong tuyên truyền chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
TCCSĐT - Ngày 14-12-2017, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị “Tập huấn tuyên truyền chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế”.
Tham dự có hơn 100 đại biểu đại diện lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Hội Nhà Báo Việt Nam, Sở Thông tin và Truyền thông và lãnh đạo, biên tập viên, phóng viên cơ quan báo chí các tỉnh, thành phía Nam.
Hội nghị đã nghe đại diện Bảo hiểm Xã hội Việt Nam Việt Nam, Hội Nhà Báo Việt Nam trình bày các chuyên đề: “Những điểm mới trong chính sách về bảo hiểm xã hội theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014”, “Những vấn đề cần quan tâm trong thực hiện chính sách về bảo hiểm y tế ở Việt Nam hiện nay”, “Cải cách thủ tục hành chính của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp”, “Vai trò, trách nhiệm định hướng của báo chí trong công tác tuyên truyền về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế”, “Biểu dương những điển hình trong thực hiện chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế”, “Phê phán những hành vi tiêu cực, cố tình vi phạm Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm Y tế góp phần hạn chế, phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để bảo vệ quyền lợi người lao động”, “Một số kinh nghiệm trong công tác thông tin, tuyên truyền về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế”,…
Nội dung trọng tâm được tập trung trao đổi, thảo luận là vai trò, trách nhiệm định hướng của báo chí và một số giải pháp nhằm phát huy tốt hơn vai trò, trách nhiệm của báo chí trong công tác tuyên truyền về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Trao đổi về vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thời gian qua, PGS, TS. Nguyễn Thành Lợi, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Người Làm Báo, nêu 7 nội dung:
Một là, định hướng để dư luận hiểu đúng và chấp hành tốt chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; đưa chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đến với mọi tầng lớp cán bộ và nhân dân; tạo sự đồng thuận trong thực hiện; xây dựng và quảng bá thương hiệu an sinh xã hội quốc gia.
Hai là, góp phần thay đổi nhận thức, nâng cao hiểu biết của các đối tượng tham gia, thụ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Các cơ quan báo chí giúp người tham gia hiểu biết, thực hiện đúng nghĩa vụ và quyền lợi theo luật định; tự nguyện tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế vì lợi ích của bản thân, gia đình và cộng đồng.
Ba là, làm thay đổi ý thức, hành vi tuân thủ chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thông qua việc chuyển tải kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật, quy định, hướng dẫn của Nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Bốn là, thực hiện chức năng phản biện xã hội; góp phần xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Những thông tin từ báo chí giúp các cơ quan chức năng có cơ sở điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, từng bước hoàn thiện chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Năm là, báo chí là một kênh kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Nhờ khả năng thông tin nhanh, khách quan, báo chí có tác động mạnh trong việc yêu cầu các cá nhân, cơ quan, đơn vị vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phải sửa chữa, rút kinh nghiệm.
Sáu là, động viên, nhân rộng gương tốt trong thực hiện chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Nhân rộng những gương tốt để chống lại và đẩy lùi cái chưa tốt; đồng thời cổ vũ để đưa việc thực hiện tốt chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trở thành phong trào sâu rộng trong xã hội.
Bảy là, đấu tranh chống những biểu hiện, hành vi tiêu cực, trục lợi quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo vệ an sinh xã hội. Trong đó, báo chí chú trọng bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.
Tuy nhiên, thời gian qua, công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Cụ thể là:
Việc định hướng, chỉ đạo và hướng dẫn tuyên truyền về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế có những thời điểm chưa kịp thời, chưa được quan tâm thường xuyên.
Lượng thông tin về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế còn ít; nhiều sự kiện liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chưa được phản ánh; thông tin chưa đến được những vùng sâu, vùng xa; một số hạn chế, tiêu cực trong thực thi chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chưa được phát hiện, phản ánh;
Một số tin, bài chưa bảo đảm tính khách quan, gây hiệu ứng xã hội không tốt; số lượng tin, bài hay về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế còn ít, khả năng lan tỏa trong xã hội còn hạn chế.
Nhiều cơ quan báo chí chưa có lực lượng chuyên trách về mảng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; một số cơ quan báo chí còn xem nhẹ công tác tuyên truyền về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Hội nghị đã thống nhất một số giải pháp cần tập trung thực hiện trong thời gian tới để phát huy tốt hơn vai trò báo chí trong tuyên truyền chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:
- Tăng cường tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kịp thời các nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đến đội ngũ phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí.
- Các cơ quan báo chí cần chủ động phối hợp với Bảo hiểm xã hội và các bộ, ngành liên quan để xây dựng chiến lược lâu dài cho công tác tuyên truyền về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; duy trì thường xuyên các chuyên trang, chuyên mục và có phương thức tuyên truyền đa dạng, sinh động về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Ngành Bảo hiểm xã hội và các bộ, ngành liên quan chủ động hơn trong cung cấp thông tin về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho các cơ quan báo chí và phối hợp tập huấn để tạo ra lực lượng biên tập viên, phóng viên, công tác viên chuyên sâu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Các ấn phẩm truyền thông cho đồng bào miền núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phải ngắn gọn, gần gũi với từng đối tượng cụ thể, theo phương châm “dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo”./.
Thượng tướng Nguyễn Văn Được tái đắc cử Chủ tịch Hội Cựu chiến binh  (15/12/2017)
Bế mạc Phiên họp thứ 19 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV  (14/12/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Viện Toán học Việt Nam  (14/12/2017)
Văn phòng Chủ tịch nước công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 6 Luật  (14/12/2017)
Việt Nam thiệt hại hơn 22.600 tỷ đồng do bão lũ trong năm 2017  (14/12/2017)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay