Chủ tịch nước chủ trì Hội nghị các Nhà lãnh đạo kinh tế APEC
20:17, ngày 11-11-2017
TCCSĐT - Trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 (Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương), với chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung” được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng từ ngày 06 đến 11-11-2017, sáng 11-11, Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 25 đã chính thức khai mạc. Chủ tịch nước Trần Đại Quang chủ trì Hội nghị.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đón Trưởng đoàn các nền kinh tế thành viên APEC, gồm: Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull; Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah; Thủ tướng Canada Justin Trudeau; Tổng thống Chile Michelle Bachelet; Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình; Trưởng đặc khu Hong Kong - Trung Quốc Carrie Lam; Tổng thống Indonesia Joko Widodo; Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe; Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In; Thủ tướng Malaysia Najib Razak; Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto; Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern; Thủ tướng Papua New Guinea Peter O'Neill; Tổng thống Peru Pedro Pablo Kuczynski; Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte; Tổng thống Nga Vladimir Putin; Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long; Trưởng đoàn Đài Bắc - Trung Hoa Tống Sở Du; Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha; Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Ngay sau phiên khai mạc, lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC đã tiến hành các phiên họp kín và chụp ảnh chung.
Năm APEC 2017 với chủ đề “Tạo động lực mới cùng vun đắp tương lai chung” đã phản ánh quan tâm chung của các nền kinh tế thành viên APEC về tìm kiếm “động lực mới” cho hội nhập, liên kết và tăng trưởng kinh tế của châu Á - Thái Bình Dương; thể hiện mẫu số chung, mục tiêu dài hạn của APEC và châu Á - Thái Bình Dương về “vun đắp một tương lai chung”, đó là hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng; thể hiện kỳ vọng về những phát triển mới của APEC trong năm 2017, góp phần khẳng định vị thế của Diễn đàn trong cục diện mới.
Được thành lập năm 1989, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) gồm 21 nền kinh tế thành viên, với mục tiêu là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh tự do hóa thương mại và đầu tư, liên kết kinh tế khu vực, hợp tác kinh tế kỹ thuật, đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi và bền vững.
Là một thị trường 2,8 tỷ dân, APEC hiện đóng góp gần 60% GDP và 49% thương mại toàn cầu. APEC là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu ở khu vực, với mục tiêu chủ yếu là góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 25 với chủ đề “Tạo động lực mới cùng vun đắp tương lai chung” là sự kiện quan trọng trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 diễn ra tại thành phố Đà Nẵng vào ngày 11-11.
Hội nghị diễn ra các Phiên họp kín; Lễ chuyển giao vai trò Chủ tịch Năm APEC cho Papua New Guinea; họp báo quốc tế. Cùng ngày, chương trình hoạt động của các Phu nhân, Phu quân Trưởng đoàn các nền kinh tế APEC tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 diễn ra tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nhằm tăng cường giao lưu, giới thiệu văn hóa của Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Với chủ đề “Tạo động lực mới cùng vun đắp tương lai chung”, các nhà lãnh đạo kinh tế APEC sẽ cùng bàn thảo những vấn đề quan trọng, thiết thân, nhằm tạo “động lực mới” cho tăng trưởng bền vững và liên kết khu vực, từ đó “vun đắp tương lai chung” là hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở châu Á - Thái Bình Dương.
Để cụ thể hóa chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”, Việt Nam đề xuất bốn hướng ưu tiên lớn, gồm: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm; Đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng; Nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong kỷ nguyên số; Tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Những trọng tâm trên nhằm đáp ứng nhu cầu chung về khôi phục đà tăng trưởng và liên kết sâu rộng ở khu vực, góp phần hoàn tất các Mục tiêu Bogor và thực hiện Chương trình nghị sự của Liên hợp quốc về phát triển bền vững đến năm 2030.
APEC còn là nơi hội tụ các trung tâm kinh tế, thương mại và công nghệ lớn của thế giới. Hợp tác đồng thuận, không ràng buộc và tự nguyện cùng năng lực đổi mới, sáng tạo của các thành viên đã tạo cho APEC một sức sống bền bỉ và mạnh mẽ, giúp Diễn đàn giữ đà tăng trưởng, hợp tác và liên kết sau nhiều cuộc khủng hoảng khu vực và toàn cầu.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh: “Hai mươi lăm năm qua, thế giới và khu vực có những chuyển biến sâu sắc về kinh tế, quan hệ quốc tế và tương quan lực lượng. Song với định hướng chiến lược là lấy hợp tác kinh tế làm nền tảng, xóa bỏ các rào cản đối với thương mại và đầu tư làm trọng tâm, chúng ta có thể hài lòng với những kết quả đạt được”.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá APEC đã chứng tỏ tính năng động, khả năng thích ứng và chuyển đổi để trở thành diễn đàn kinh tế hàng đầu khu vực, động lực của tăng trưởng và liên kết kinh tế, và thể hiện vai trò lãnh đạo trong việc xử lý các thách thức cấp bách toàn cầu. Các Mục tiêu Bo-go về mở cửa và tự do hóa về thương mại và đầu tư, việc ủng hộ hệ thống thương mại đa phương, các chiến lược, chương trình về tăng trưởng, kết nối đã trở thành định hướng dài hạn cho hoạt động của APEC, mở ra hàng trăm lĩnh vực hợp tác cụ thể, trong đó có các vấn đề thương mại, đầu tư thế hệ mới, đã và đang đáp ứng kịp thời những nhu cầu mới đặt ra trong kỷ nguyên số.
Nhận định về tình hình thế giới, khu vực, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định các thành viên APEC đang chứng kiến những bước chuyển nhanh và phức tạp hơn so với dự báo. Tình hình an ninh, chính trị thế giới có nhiều bất ổn. Sau đúng 10 năm kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu, kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi và tiếp tục điều chỉnh trước những biến đổi sâu sắc. Song liên kết kinh tế ở khu vực đang gặp trở ngại do những bất định toàn cầu về thương mại tự do và mở.
Theo Chủ tịch nước Trần Đại Quang, mặc dù vậy, kinh tế thế giới đã khởi sắc hơn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại nhiều cơ hội to lớn chưa từng có cho phát triển và đổi mới. Những thỏa thuận toàn cầu, nhất là Chương trình nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030 có ý nghĩa lịch sử, định hướng dài hạn cho thúc đẩy hợp tác quốc tế vì phát triển bền vững.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh bối cảnh hiện nay đòi hỏi APEC phải khẳng định và phát huy vai trò tiên phong trong việc tìm kiếm các động lực mới cho tăng trưởng, thương mại và đầu tư, kết nối, cũng như cách thức để người dân được thụ hưởng đồng đều từ quá trình toàn cầu hóa và liên kết kinh tế. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể đóng góp vào việc tạo dựng khu vực châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng động, gắn kết và thịnh vượng.
Sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch nước, bà Christine Lagarde đã trình bày về tình hình và triển vọng kinh tế thế giới và khu vực; đưa ra những gợi ý chính sách về các động lực mới để châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là đầu tàu của tăng trưởng và liên kết trong thời gian tới.
Các nhà Lãnh đạo kinh tế APEC chia sẻ nhiều ý kiến sâu sắc về tình hình khu vực và toàn cầu, đồng thời đánh giá cao những đóng góp của bà Christine Lagarde về các biện pháp nhằm tăng cường hợp tác và nâng cao vai trò của Diễn đàn.
Tiếp đó, các nhà Lãnh đạo kinh tế APEC đã tiến hành Phiên họp kín đầu tiên về chủ đề “Tăng trưởng sáng tạo, phát triển bao trùm và việc làm bền vững”./.
Ngay sau phiên khai mạc, lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC đã tiến hành các phiên họp kín và chụp ảnh chung.
Năm APEC 2017 với chủ đề “Tạo động lực mới cùng vun đắp tương lai chung” đã phản ánh quan tâm chung của các nền kinh tế thành viên APEC về tìm kiếm “động lực mới” cho hội nhập, liên kết và tăng trưởng kinh tế của châu Á - Thái Bình Dương; thể hiện mẫu số chung, mục tiêu dài hạn của APEC và châu Á - Thái Bình Dương về “vun đắp một tương lai chung”, đó là hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng; thể hiện kỳ vọng về những phát triển mới của APEC trong năm 2017, góp phần khẳng định vị thế của Diễn đàn trong cục diện mới.
Được thành lập năm 1989, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) gồm 21 nền kinh tế thành viên, với mục tiêu là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh tự do hóa thương mại và đầu tư, liên kết kinh tế khu vực, hợp tác kinh tế kỹ thuật, đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi và bền vững.
Là một thị trường 2,8 tỷ dân, APEC hiện đóng góp gần 60% GDP và 49% thương mại toàn cầu. APEC là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu ở khu vực, với mục tiêu chủ yếu là góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 25 với chủ đề “Tạo động lực mới cùng vun đắp tương lai chung” là sự kiện quan trọng trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 diễn ra tại thành phố Đà Nẵng vào ngày 11-11.
Hội nghị diễn ra các Phiên họp kín; Lễ chuyển giao vai trò Chủ tịch Năm APEC cho Papua New Guinea; họp báo quốc tế. Cùng ngày, chương trình hoạt động của các Phu nhân, Phu quân Trưởng đoàn các nền kinh tế APEC tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 diễn ra tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nhằm tăng cường giao lưu, giới thiệu văn hóa của Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Với chủ đề “Tạo động lực mới cùng vun đắp tương lai chung”, các nhà lãnh đạo kinh tế APEC sẽ cùng bàn thảo những vấn đề quan trọng, thiết thân, nhằm tạo “động lực mới” cho tăng trưởng bền vững và liên kết khu vực, từ đó “vun đắp tương lai chung” là hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở châu Á - Thái Bình Dương.
Để cụ thể hóa chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”, Việt Nam đề xuất bốn hướng ưu tiên lớn, gồm: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm; Đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng; Nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong kỷ nguyên số; Tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Những trọng tâm trên nhằm đáp ứng nhu cầu chung về khôi phục đà tăng trưởng và liên kết sâu rộng ở khu vực, góp phần hoàn tất các Mục tiêu Bogor và thực hiện Chương trình nghị sự của Liên hợp quốc về phát triển bền vững đến năm 2030.
APEC còn là nơi hội tụ các trung tâm kinh tế, thương mại và công nghệ lớn của thế giới. Hợp tác đồng thuận, không ràng buộc và tự nguyện cùng năng lực đổi mới, sáng tạo của các thành viên đã tạo cho APEC một sức sống bền bỉ và mạnh mẽ, giúp Diễn đàn giữ đà tăng trưởng, hợp tác và liên kết sau nhiều cuộc khủng hoảng khu vực và toàn cầu.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh: “Hai mươi lăm năm qua, thế giới và khu vực có những chuyển biến sâu sắc về kinh tế, quan hệ quốc tế và tương quan lực lượng. Song với định hướng chiến lược là lấy hợp tác kinh tế làm nền tảng, xóa bỏ các rào cản đối với thương mại và đầu tư làm trọng tâm, chúng ta có thể hài lòng với những kết quả đạt được”.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá APEC đã chứng tỏ tính năng động, khả năng thích ứng và chuyển đổi để trở thành diễn đàn kinh tế hàng đầu khu vực, động lực của tăng trưởng và liên kết kinh tế, và thể hiện vai trò lãnh đạo trong việc xử lý các thách thức cấp bách toàn cầu. Các Mục tiêu Bo-go về mở cửa và tự do hóa về thương mại và đầu tư, việc ủng hộ hệ thống thương mại đa phương, các chiến lược, chương trình về tăng trưởng, kết nối đã trở thành định hướng dài hạn cho hoạt động của APEC, mở ra hàng trăm lĩnh vực hợp tác cụ thể, trong đó có các vấn đề thương mại, đầu tư thế hệ mới, đã và đang đáp ứng kịp thời những nhu cầu mới đặt ra trong kỷ nguyên số.
Nhận định về tình hình thế giới, khu vực, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định các thành viên APEC đang chứng kiến những bước chuyển nhanh và phức tạp hơn so với dự báo. Tình hình an ninh, chính trị thế giới có nhiều bất ổn. Sau đúng 10 năm kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu, kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi và tiếp tục điều chỉnh trước những biến đổi sâu sắc. Song liên kết kinh tế ở khu vực đang gặp trở ngại do những bất định toàn cầu về thương mại tự do và mở.
Theo Chủ tịch nước Trần Đại Quang, mặc dù vậy, kinh tế thế giới đã khởi sắc hơn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại nhiều cơ hội to lớn chưa từng có cho phát triển và đổi mới. Những thỏa thuận toàn cầu, nhất là Chương trình nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030 có ý nghĩa lịch sử, định hướng dài hạn cho thúc đẩy hợp tác quốc tế vì phát triển bền vững.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh bối cảnh hiện nay đòi hỏi APEC phải khẳng định và phát huy vai trò tiên phong trong việc tìm kiếm các động lực mới cho tăng trưởng, thương mại và đầu tư, kết nối, cũng như cách thức để người dân được thụ hưởng đồng đều từ quá trình toàn cầu hóa và liên kết kinh tế. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể đóng góp vào việc tạo dựng khu vực châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng động, gắn kết và thịnh vượng.
Sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch nước, bà Christine Lagarde đã trình bày về tình hình và triển vọng kinh tế thế giới và khu vực; đưa ra những gợi ý chính sách về các động lực mới để châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là đầu tàu của tăng trưởng và liên kết trong thời gian tới.
Các nhà Lãnh đạo kinh tế APEC chia sẻ nhiều ý kiến sâu sắc về tình hình khu vực và toàn cầu, đồng thời đánh giá cao những đóng góp của bà Christine Lagarde về các biện pháp nhằm tăng cường hợp tác và nâng cao vai trò của Diễn đàn.
Tiếp đó, các nhà Lãnh đạo kinh tế APEC đã tiến hành Phiên họp kín đầu tiên về chủ đề “Tăng trưởng sáng tạo, phát triển bao trùm và việc làm bền vững”./.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump bắt đầu thăm cấp Nhà nước Việt Nam  (11/11/2017)
Bài phát biểu của Chủ tịch nước về kết quả Hội nghị Cấp cao APEC 2017  (11/11/2017)
Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Phước lần thứ XI thành công tốt đẹp  (11/11/2017)
Cùng xây dựng một châu Á - Thái Bình Dương kết nối toàn diện, vì hòa bình, ổn định, năng động, gắn kết và thịnh vượng  (11/11/2017)
Sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp sẽ tạo ra những động lực mới nhằm hiện thực hóa mục tiêu cao nhất của hợp tác APEC  (10/11/2017)
Tuyên bố chung Việt Nam - Nga về hợp tác bảo đảm an ninh thông tin  (10/11/2017)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển