Cùng xây dựng một châu Á - Thái Bình Dương kết nối toàn diện, vì hòa bình, ổn định, năng động, gắn kết và thịnh vượng
TCCSĐT - Ngày 10-11-2017, tại Đà Nẵng, nhân dịp Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25, lần đầu tiên diễn ra Đối thoại không chính thức giữa APEC và ASEAN với chủ đề “Cùng tạo động lực mới vì một châu Á kết nối toàn diện”. Tham dự Đối thoại có lãnh đạo các nền kinh tế APEC và ASEAN. Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Hội nghị Cấp cao APEC 2017 chủ trì Đối thoại.
Tại Đối thoại, các nhà lãnh đạo APEC và ASEAN cùng thảo luận và đưa ra nhiều đề xuất tăng cường hợp tác và tính bổ trợ giữa hai cơ chế trong đối phó với những thách thức chung và xây dựng một cấu trúc kinh tế khu vực bền vững, minh bạch và có khả năng thích ứng cao. Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh nhiều đến nội dung có tiềm năng hợp tác giữa hai cơ chế, bao gồm thương mại và đầu tư, kết nối toàn diện về con người, cơ sở hạ tầng và thể chế, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, toàn cầu hóa các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, phát triển nguồn nhân lực, ứng phó với biến đổi khí hậu... Hai bên cũng cập nhật tình hình triển khai những sáng kiến liên kết kinh tế, trong đó có Khu vực Thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEF) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Tại Đối thoại, lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC và ASEAN hoan nghênh sáng kiến tổ chức Đối thoại của Việt Nam, coi đây là minh chứng sống động cho ý chí và quyết tâm chính trị của các thành viên hai cơ chế trong xây dựng một châu Á - Thái Bình Dương kết nối toàn diện, vì hòa bình, ổn định, năng động, gắn kết và thịnh vượng.
Theo Tuyên bố báo chí của Chủ tịch Đối thoại cấp cao không chính thức giữa APEC và ASEAN, cuộc Đối thoại có ý nghĩa đặc biệt khi APEC chỉ còn 2 năm nữa là bước vào thập niên thứ tư và đang tích cực xây dựng tầm nhìn châu Á sau 2020. ASEAN kỷ niệm 50 năm thành lập và đang nỗ lực hiện thực hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025. Với những thành công của APEC và ASEAN trong nhiều thập niên qua trong thúc đẩy hội nhập và liên kết khu vực, cả hai Diễn đàn đều được kỳ vọng sẽ tiếp tục góp phần thúc đẩy vai trò của khu vực châu Á - Thái Bình Dương là động lực của tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu./.
Sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp sẽ tạo ra những động lực mới nhằm hiện thực hóa mục tiêu cao nhất của hợp tác APEC  (10/11/2017)
Tuyên bố chung Việt Nam - Nga về hợp tác bảo đảm an ninh thông tin  (10/11/2017)
Mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ  (10/11/2017)
Thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018  (10/11/2017)
Hội nghị APEC 2017: Nhiều cơ hội cho sự hợp tác và phát triển  (10/11/2017)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển