Thủ tướng gặp một số nhà đầu tư khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Sáng 08-11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp gỡ, làm việc với nhóm các nhà đầu tư khu vực châu Á - Thái Bình Dương gồm Nhật Bản, Hoa Kỳ, New Zealand, Hong Kong (Trung Quốc), Singapore, Thái Lan…
Các nhà đầu tư đánh giá cao tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, thể hiện qua sự thăng hạng về môi trường kinh doanh trong các xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Ngân hàng Thế giới (WB); đồng thời bày tỏ niềm tin, phấn khởi, khẳng định đã và sẽ đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức đầu tư trực tiếp và kể cả đầu tư mua cổ phần.
Các nhà đầu tư quan tâm về các biện pháp phi thuế quan của Việt Nam; cho rằng vẫn còn nhiều thủ tục, còn trở ngại, cần được cải thiện hơn nữa.
Các nhà đầu tư đã đưa một số khuyến nghị đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam như phát triển các loại năng lượng sạch, xu thế của tương lai; đề nghị tạo thuận lợi cho hợp tác phát triển du lịch khi mà hình ảnh Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn trong mắt bạn bè, du khách quốc tế với nhiều danh lam thắng cảnh.
Cùng với đó, trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam cần tập trung phát triển kinh tế số, đổi mới sáng tạo, muốn vậy cần chú trọng tới tầng lớp thanh niên, các doanh nghiệp trẻ - họ là tiềm năng của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai.
Nhà đầu tư từ Thái Lan bày tỏ mong muốn đẩy mạnh bán hàng Việt Nam qua hệ thống siêu thị của mình; đề nghị phía Việt Nam phối hợp quảng bá sản phẩm, tăng số lượng, chủng loại hàng hóa.
Lắng nghe, ghi nhận ý kiến tại buổi gặp mặt, Thủ tướng hoan nghênh thiện chí của các nhà đầu tư và nhấn mạnh sẽ tiếp tục xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Trong quá trình hoạch định chính sách, Chính phủ Việt Nam lưu tâm ý kiến của các nhà đầu tư.
Đối với một số vấn đề có thể xử lý được ngay, Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan chức năng giải quyết sớm như bãi bỏ các thủ tục, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu; quảng bá hàng hóa Việt Nam ra nước ngoài, tạo thuận lợi cho du khách quốc tế đến Việt Nam.../.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quyền tố cáo của công dân  (08/11/2017)
Hàn Quốc cung cấp cho Việt Nam khoản tín dụng ODA trị giá 1,5 tỷ USD  (08/11/2017)
Dệt may Việt Nam: Cần hoàn thiện chuỗi cung ứng dệt may  (08/11/2017)
Nâng cao hiệu quả kết nối giao thương giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố  (08/11/2017)
Tăng cường hợp tác biên phòng trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Cam-pu-chia trong tình hình mới  (08/11/2017)
Cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, ổn định thị trường Tết  (08/11/2017)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay