Trao đổi kinh nghiệm về công tác tôn giáo Việt Nam-Lào
22:55, ngày 11-10-2017
Theo Thỏa thuận hợp tác về công tác tôn giáo giữa Chính phủ hai nước Việt Nam-Lào, ngày 11-10-2017, tại thành phố Huế, Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam và Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước phối hợp tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm về công tác tôn giáo lần thứ VII.
Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Vũ Chiến Thắng và Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước Chăn Thạ Vông Sẻn A Mát Môn Try cùng tham dự hội nghị.
Phát biểu tại buổi khai mạc, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Vũ Chiến Thắng cho biết, hội nghị diễn ra trong không khí hai dân tộc đang có những hoạt động kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Lào; khẳng định quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt Việt-Lào được các thế hệ cách mạng của hai nước kế tiếp nhau vun trồng và phát triển ngày càng bền vững.
Ngày nay, sự hợp tác giữa các ban, ngành chức năng, trong đó có sự hợp tác về lĩnh vực tôn giáo của hai nước tiếp tục được thực hiện có hiệu quả, góp phần giữ vững ổn định chính trị, tăng cường phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi nước.
Trên tinh thần đó, Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam sẽ làm hết sức mình để chủ động, tích cực thực hiện thỏa thuận, nâng cao hiệu quả hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực tôn giáo.
Hội nghị tập trung trao đổi một số nội dung chính như: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo; tình hình tôn giáo trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam; khái quát một số tôn giáo trên thế giới; quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với tôn giáo; một số tôn giáo có ở hai nước và cùng trao đổi những kinh nghiệm trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo của hai nước Việt-Lào.
Hội nghị cũng chính là dịp để những cán bộ làm công tác tôn giáo của hai nước cùng chia sẻ kinh nghiệm và bài học thực tiễn trong công tác tôn giáo của mỗi nước; qua đó nâng cao hơn nữa năng lực quản lý và tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong lĩnh vực này, góp phần quan trọng vào việc duy trì ổn định xã hội, xây dựng và phát triển của hai quốc gia.
Trong khuôn khổ Thỏa thuận hợp tác về công tác tôn giáo giai đoạn 2014-2020, thời gian qua, hai bên đã luân phiên cử 9 đoàn cấp cao sang thăm và làm việc tại Việt Nam và Lào, phối hợp tổ chức 6 hội nghị trao đổi kinh nghiệm về công tác tôn giáo cho gần 100 cán bộ.
Ngoài ra, Ban Tôn giáo Chính phủ cũng cử các giảng viên sang trao đổi kinh nghiệm về một số chuyên đề tại các lớp bồi dưỡng về công tác tôn giáo theo lời mời của Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước.
Kết quả hợp tác giữa Ban Tôn giáo Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước đã góp phần thiết thực vào công tác tôn giáo, tạo điều kiện cho hai cơ quan tăng cường trao đổi thông tin, trao đổi kinh nghiệm quản lý nhà nước về tôn giáo, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam-Lào./.
Phát biểu tại buổi khai mạc, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Vũ Chiến Thắng cho biết, hội nghị diễn ra trong không khí hai dân tộc đang có những hoạt động kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Lào; khẳng định quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt Việt-Lào được các thế hệ cách mạng của hai nước kế tiếp nhau vun trồng và phát triển ngày càng bền vững.
Ngày nay, sự hợp tác giữa các ban, ngành chức năng, trong đó có sự hợp tác về lĩnh vực tôn giáo của hai nước tiếp tục được thực hiện có hiệu quả, góp phần giữ vững ổn định chính trị, tăng cường phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi nước.
Trên tinh thần đó, Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam sẽ làm hết sức mình để chủ động, tích cực thực hiện thỏa thuận, nâng cao hiệu quả hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực tôn giáo.
Hội nghị tập trung trao đổi một số nội dung chính như: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo; tình hình tôn giáo trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam; khái quát một số tôn giáo trên thế giới; quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với tôn giáo; một số tôn giáo có ở hai nước và cùng trao đổi những kinh nghiệm trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo của hai nước Việt-Lào.
Hội nghị cũng chính là dịp để những cán bộ làm công tác tôn giáo của hai nước cùng chia sẻ kinh nghiệm và bài học thực tiễn trong công tác tôn giáo của mỗi nước; qua đó nâng cao hơn nữa năng lực quản lý và tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong lĩnh vực này, góp phần quan trọng vào việc duy trì ổn định xã hội, xây dựng và phát triển của hai quốc gia.
Trong khuôn khổ Thỏa thuận hợp tác về công tác tôn giáo giai đoạn 2014-2020, thời gian qua, hai bên đã luân phiên cử 9 đoàn cấp cao sang thăm và làm việc tại Việt Nam và Lào, phối hợp tổ chức 6 hội nghị trao đổi kinh nghiệm về công tác tôn giáo cho gần 100 cán bộ.
Ngoài ra, Ban Tôn giáo Chính phủ cũng cử các giảng viên sang trao đổi kinh nghiệm về một số chuyên đề tại các lớp bồi dưỡng về công tác tôn giáo theo lời mời của Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước.
Kết quả hợp tác giữa Ban Tôn giáo Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước đã góp phần thiết thực vào công tác tôn giáo, tạo điều kiện cho hai cơ quan tăng cường trao đổi thông tin, trao đổi kinh nghiệm quản lý nhà nước về tôn giáo, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam-Lào./.
- Công tác dân vận - giải pháp quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
- Phương hướng, nhiệm vụ cơ bản nhằm phát huy thành tựu bảo đảm công bằng xã hội trong gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước
- Phát triển vùng Đông Nam Bộ bền vững: Cần khơi thông “điểm nghẽn” về phát triển hạ tầng kỹ thuật
- Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới
- Bất ngờ chiến lược trong quan hệ quốc tế và một số hàm ý chính sách
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng