Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp ứng phó mưa lũ và bảo đảm an toàn hồ đập
17:34, ngày 11-10-2017
TCCSĐT - Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện yêu cầu triển khai các biện pháp khẩn cấp ứng phó mưa lũ và bảo đảm an toàn hồ đập.
Nội dung công điện như sau:
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới và không khí lạnh, trong những ngày qua tại các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã có mưa to đến rất to, tổng lượng mưa phổ biến từ 200 đến 300mm, một số nơi ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh từ 400 đến 600mm đã gây ngập úng, cô lập một số khu dân cư tại các vùng thấp trũng, ven sông suối. Đặc biệt, mưa lớn trên lưu vực hồ Hòa Bình đã gây đợt lũ lớn với lưu lượng đến hồ trên 14.700 m3/s và có thể còn tiếp tục tăng, thủy điện Hòa Bình đã mở liên tiếp 07 cửa xả đáy, lũ hạ lưu hệ thống sông Hồng đang lên rất nhanh - đây là đợt lũ lớn bất thường sau mùa lũ ở Bắc Bộ.
Theo dự báo, mưa lũ còn diễn biến rất phức tạp, nhất là trên hệ thống sông Hồng, sông Hoàng Long, sông Mã. Để hạn chế thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân và nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, các bộ, ngành có liên quan và các địa phương chủ động triển khai các biện pháp khẩn cấp ứng phó với mưa lũ, tập trung một số nhiệm vụ sau:
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Tiếp tục kiểm tra, rà soát, chủ động sơ tán khẩn cấp các hộ dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là tại các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, khu vực hạ lưu các hồ đập có nguy cơ xảy ra sự cố để bảo bảo an toàn tính mạng cho người dân. Bằng mọi biện pháp tiếp cận các khu dân cư còn bị cô lập do ngập sâu, hỗ trợ sơ tán bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, kịp thời hỗ trợ lương thực, thực phẩm, không để người dân bị đói. Chủ động bố trí lực lượng canh gác, kiểm soát, hướng dẫn giao thông tại các khu vực nước ngập sâu, chảy xiết khi mưa lũ, nhất là qua các ngầm, tràn để bảo đảm an toàn. Triển khai các biện pháp bảo vệ hệ thống đê điều, hồ đập trên địa bàn. Rà soát phương án, sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng phó với các tình huống, sự cố bất thường.
Đối với các địa phương ở hạ lưu hệ thống sông Hồng, đặc biệt là các tỉnh, thành phố sau đập thủy điện Hòa Bình cần theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ và kế hoạch xả lũ của các hồ thủy điện; triển khai ngay phương án phòng, chống lũ theo cấp báo động, tập trung bảo vệ hệ thống đê điều, nhất là tại các khu vực trọng điểm xung yếu; bằng mọi biện pháp thông báo kịp thời thông tin mưa lũ đến người dân sinh sống hoặc có các hoạt động trên sông, ven sông để chủ động phòng, chống; tổ chức rà soát, chủ động sơ tán các hộ dân sinh sống ngoài bãi sông khi có nguy cơ xảy ra ngập sâu.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các cơ quan chức năng và các địa phương triển khai các biện pháp bảo vệ đê điều, tổ chức vận hành an toàn các hồ đập và công trình thủy lợi, giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp, hoạt động thủy sản, nhất là các hoạt động trên sông và ven sông Hồng.
3. Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị quản lý hồ đập thủy điện triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn hồ đập thủy điện và hệ thống điện; phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng trong việc vận hành các hồ chứa thủy điện, đặc biệt là các hồ chứa lớn trên hệ thống sông Hồng, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho công trình, góp phần cắt giảm lũ cho hạ du.
4. Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo khắc phục nhanh sự cố trong các đợt mưa lũ vừa qua; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện tại các khu vực trọng điểm, xung yếu có nguy cơ sạt lở để sẵn sàng khắc phục ngay khi xảy ra sự cố; chỉ đạo bảo đảm an toàn đối với các hoạt động giao thông vận tải thủy.
5. Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị liên quan chuẩn bị lực lượng, phương tiện, sẵn sàng hỗ trợ địa phương tổ chức sơ tán dân cư và cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, tăng mật độ bản tin dự báo phục vụ công tác chỉ đạo vận hành các hồ chứa, cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng và các cơ quan có liên quan để kịp thời thông tin đến người dân chủ động ứng phó.
7. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng tăng tần suất, thời lượng phát sóng, đưa tin kịp thời về diễn biến mưa, lũ, chỉ đạo ứng phó của các cơ quan chức năng, nhất là thông tin xả lũ đột xuất của các hồ chứa để các cơ quan và người dân biết, chủ động các biện pháp ứng phó, tránh tư tưởng chủ quan.
8. Các bộ, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp với các địa phương sẵn sàng triển khai phương án ứng phó với mưa lũ theo quy định.
9. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ; quyết định ban hành lệnh vận hành các hồ chứa thủy điện lớn theo Quy trình vận hành liên hồ chứa đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho công trình đầu mối, an toàn vùng hạ du, nâng cao hiệu quả phát điện; kịp thời chỉ đạo, đôn đốc của các Bộ, ngành và địa phương triển khai các biện pháp ứng phó; báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kịp thời những vấn đề vượt thẩm quyền.
Tiêu chí Đồn biên phòng vùng sâu, vùng xa
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định về Đồn biên phòng thuộc vùng sâu, vùng xa. Theo quy định, Đồn biên phòng thuộc vùng sâu, vùng xa là những Đồn biên phòng có một trong các tiêu chí sau:
1- Đóng quân và quản lý các xã miền núi, xã đảo, vùng biển có địa hình tự nhiên phức tạp, hiểm trở, chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, xa trung tâm hành chính cấp huyện.
2- Đóng quân và quản lý các xã miền núi, hải đảo có phụ cấp khu vực từ 0,2 trở lên và phụ cấp đặc biệt từ 30% trở lên theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3- Đóng quân và quản lý các xã, phường thuộc địa bàn trọng yếu về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Chính phủ yêu cầu việc xác định Đồn biên phòng thuộc vùng sâu, vùng xa phải phù hợp với yêu cầu của chương trình cải cách tư pháp; đáp ứng các tiêu chí xác định Đồn biên phòng thuộc vùng sâu, vùng xa theo quy định trên.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới và không khí lạnh, trong những ngày qua tại các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã có mưa to đến rất to, tổng lượng mưa phổ biến từ 200 đến 300mm, một số nơi ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh từ 400 đến 600mm đã gây ngập úng, cô lập một số khu dân cư tại các vùng thấp trũng, ven sông suối. Đặc biệt, mưa lớn trên lưu vực hồ Hòa Bình đã gây đợt lũ lớn với lưu lượng đến hồ trên 14.700 m3/s và có thể còn tiếp tục tăng, thủy điện Hòa Bình đã mở liên tiếp 07 cửa xả đáy, lũ hạ lưu hệ thống sông Hồng đang lên rất nhanh - đây là đợt lũ lớn bất thường sau mùa lũ ở Bắc Bộ.
Theo dự báo, mưa lũ còn diễn biến rất phức tạp, nhất là trên hệ thống sông Hồng, sông Hoàng Long, sông Mã. Để hạn chế thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân và nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, các bộ, ngành có liên quan và các địa phương chủ động triển khai các biện pháp khẩn cấp ứng phó với mưa lũ, tập trung một số nhiệm vụ sau:
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Tiếp tục kiểm tra, rà soát, chủ động sơ tán khẩn cấp các hộ dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là tại các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, khu vực hạ lưu các hồ đập có nguy cơ xảy ra sự cố để bảo bảo an toàn tính mạng cho người dân. Bằng mọi biện pháp tiếp cận các khu dân cư còn bị cô lập do ngập sâu, hỗ trợ sơ tán bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, kịp thời hỗ trợ lương thực, thực phẩm, không để người dân bị đói. Chủ động bố trí lực lượng canh gác, kiểm soát, hướng dẫn giao thông tại các khu vực nước ngập sâu, chảy xiết khi mưa lũ, nhất là qua các ngầm, tràn để bảo đảm an toàn. Triển khai các biện pháp bảo vệ hệ thống đê điều, hồ đập trên địa bàn. Rà soát phương án, sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng phó với các tình huống, sự cố bất thường.
Đối với các địa phương ở hạ lưu hệ thống sông Hồng, đặc biệt là các tỉnh, thành phố sau đập thủy điện Hòa Bình cần theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ và kế hoạch xả lũ của các hồ thủy điện; triển khai ngay phương án phòng, chống lũ theo cấp báo động, tập trung bảo vệ hệ thống đê điều, nhất là tại các khu vực trọng điểm xung yếu; bằng mọi biện pháp thông báo kịp thời thông tin mưa lũ đến người dân sinh sống hoặc có các hoạt động trên sông, ven sông để chủ động phòng, chống; tổ chức rà soát, chủ động sơ tán các hộ dân sinh sống ngoài bãi sông khi có nguy cơ xảy ra ngập sâu.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các cơ quan chức năng và các địa phương triển khai các biện pháp bảo vệ đê điều, tổ chức vận hành an toàn các hồ đập và công trình thủy lợi, giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp, hoạt động thủy sản, nhất là các hoạt động trên sông và ven sông Hồng.
3. Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị quản lý hồ đập thủy điện triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn hồ đập thủy điện và hệ thống điện; phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng trong việc vận hành các hồ chứa thủy điện, đặc biệt là các hồ chứa lớn trên hệ thống sông Hồng, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho công trình, góp phần cắt giảm lũ cho hạ du.
4. Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo khắc phục nhanh sự cố trong các đợt mưa lũ vừa qua; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện tại các khu vực trọng điểm, xung yếu có nguy cơ sạt lở để sẵn sàng khắc phục ngay khi xảy ra sự cố; chỉ đạo bảo đảm an toàn đối với các hoạt động giao thông vận tải thủy.
5. Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị liên quan chuẩn bị lực lượng, phương tiện, sẵn sàng hỗ trợ địa phương tổ chức sơ tán dân cư và cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, tăng mật độ bản tin dự báo phục vụ công tác chỉ đạo vận hành các hồ chứa, cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng và các cơ quan có liên quan để kịp thời thông tin đến người dân chủ động ứng phó.
7. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng tăng tần suất, thời lượng phát sóng, đưa tin kịp thời về diễn biến mưa, lũ, chỉ đạo ứng phó của các cơ quan chức năng, nhất là thông tin xả lũ đột xuất của các hồ chứa để các cơ quan và người dân biết, chủ động các biện pháp ứng phó, tránh tư tưởng chủ quan.
8. Các bộ, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp với các địa phương sẵn sàng triển khai phương án ứng phó với mưa lũ theo quy định.
9. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ; quyết định ban hành lệnh vận hành các hồ chứa thủy điện lớn theo Quy trình vận hành liên hồ chứa đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho công trình đầu mối, an toàn vùng hạ du, nâng cao hiệu quả phát điện; kịp thời chỉ đạo, đôn đốc của các Bộ, ngành và địa phương triển khai các biện pháp ứng phó; báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kịp thời những vấn đề vượt thẩm quyền.
Tiêu chí Đồn biên phòng vùng sâu, vùng xa
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định về Đồn biên phòng thuộc vùng sâu, vùng xa. Theo quy định, Đồn biên phòng thuộc vùng sâu, vùng xa là những Đồn biên phòng có một trong các tiêu chí sau:
1- Đóng quân và quản lý các xã miền núi, xã đảo, vùng biển có địa hình tự nhiên phức tạp, hiểm trở, chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, xa trung tâm hành chính cấp huyện.
2- Đóng quân và quản lý các xã miền núi, hải đảo có phụ cấp khu vực từ 0,2 trở lên và phụ cấp đặc biệt từ 30% trở lên theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3- Đóng quân và quản lý các xã, phường thuộc địa bàn trọng yếu về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Chính phủ yêu cầu việc xác định Đồn biên phòng thuộc vùng sâu, vùng xa phải phù hợp với yêu cầu của chương trình cải cách tư pháp; đáp ứng các tiêu chí xác định Đồn biên phòng thuộc vùng sâu, vùng xa theo quy định trên.
Hằng năm, căn cứ tình hình phát triển kinh tế, xã hội của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biên giới; yêu cầu công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm của Bộ đội Biên phòng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục Đồn Biên phòng thuộc vùng sâu, vùng xa.
Đơn giản hóa 22 thủ tục hành chính thuộc quản lý của Bộ Xây dựng
Chính phủ vừa thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư theo Đề án Tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư (Đề án 896) thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng. Theo đó, nội dung đơn giản hóa liên quan đến 22 thủ tục hành chính trong 4 lĩnh vực: Xây dựng (11 thủ tục); Nhà ở (7 thủ tục); Kinh doanh bất động sản (3 thủ tục); Xử phạt vi phạm hành chính (1 thủ tục).
Trong đó, lĩnh vực xây dựng, đơn giản hóa thủ tục cấp giấy phép xây dựng. Cụ thể, bãi bỏ "bản sao giấy phép xây đựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp" trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo tại Điều 12 Thông tư 15/2016/TT-BXD ngày 30-6-2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng; đồng thời bổ sung thông tin về số, ngày cấp, cơ quan cấp giấy phép xây dựng tại Phụ lục I kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BXD.Bổ sung vào mục 3.6 tại đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng tại Phụ lục 1 kèm Thông tư 15/2016/TT-BXD thông tin về số, ngày cấp giấy phép xây dựng: "Đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa". Bãi bỏ yêu cầu cung cấp bản sao photocopy chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng đối với chủ nhiệm thiết kế, chủ trì thiết kế các bộ môn tại Phụ lục số 3 kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BXD.
Với lĩnh vực kinh doanh bất động sản, đơn giản hóa thủ tục cấp mới chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản. Cụ thể, bãi bỏ bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân đối với người Việt Nam tại khoản 2 Điều 10 của Thông tư 11/2015/TT-BXD ngày 30-12-2015 của Bộ Xây dựng quy định việc cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; hướng dẫn việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản; việc thành lập và tổ chức hoạt động của sàn giao dịch bất động sản; đồng thời bổ sung thông tin về số định danh cá nhân trong đơn đăng ký dự thi.
Bãi bỏ các trường thông tin về ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quốc tịch (đối với người Việt Nam), số chứng minh nhân dân (hộ chiếu) của người đăng ký thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản trong đơn đăng ký dự thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 11/2015/TT-BXD; đồng thời bổ sung thông tin về số định danh cá nhân.
Chính phủ giao Bộ Xây dựng căn cứ nội dung Phương án đơn giản hóa được Chính phủ thông qua, trong phạm vi thẩm quyền chủ trì, phối hợp với bộ, ngành, cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ, bãi bỏ thủ tục hành chính, giấy tờ công dân quy định tại văn bản quy phạm pháp luật để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành phù hợp với thời điểm hoàn thành, vận hành của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ theo dõi, kiểm tra việc thực hiện và tổng hợp khó khăn, vướng mắc của Bộ Xây dựng và các bộ, cơ quan có liên quan để kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ trong quá trình thực thi Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết này./.
Đơn giản hóa 22 thủ tục hành chính thuộc quản lý của Bộ Xây dựng
Chính phủ vừa thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư theo Đề án Tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư (Đề án 896) thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng. Theo đó, nội dung đơn giản hóa liên quan đến 22 thủ tục hành chính trong 4 lĩnh vực: Xây dựng (11 thủ tục); Nhà ở (7 thủ tục); Kinh doanh bất động sản (3 thủ tục); Xử phạt vi phạm hành chính (1 thủ tục).
Trong đó, lĩnh vực xây dựng, đơn giản hóa thủ tục cấp giấy phép xây dựng. Cụ thể, bãi bỏ "bản sao giấy phép xây đựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp" trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo tại Điều 12 Thông tư 15/2016/TT-BXD ngày 30-6-2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng; đồng thời bổ sung thông tin về số, ngày cấp, cơ quan cấp giấy phép xây dựng tại Phụ lục I kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BXD.Bổ sung vào mục 3.6 tại đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng tại Phụ lục 1 kèm Thông tư 15/2016/TT-BXD thông tin về số, ngày cấp giấy phép xây dựng: "Đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa". Bãi bỏ yêu cầu cung cấp bản sao photocopy chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng đối với chủ nhiệm thiết kế, chủ trì thiết kế các bộ môn tại Phụ lục số 3 kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BXD.
Với lĩnh vực kinh doanh bất động sản, đơn giản hóa thủ tục cấp mới chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản. Cụ thể, bãi bỏ bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân đối với người Việt Nam tại khoản 2 Điều 10 của Thông tư 11/2015/TT-BXD ngày 30-12-2015 của Bộ Xây dựng quy định việc cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; hướng dẫn việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản; việc thành lập và tổ chức hoạt động của sàn giao dịch bất động sản; đồng thời bổ sung thông tin về số định danh cá nhân trong đơn đăng ký dự thi.
Bãi bỏ các trường thông tin về ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quốc tịch (đối với người Việt Nam), số chứng minh nhân dân (hộ chiếu) của người đăng ký thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản trong đơn đăng ký dự thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 11/2015/TT-BXD; đồng thời bổ sung thông tin về số định danh cá nhân.
Chính phủ giao Bộ Xây dựng căn cứ nội dung Phương án đơn giản hóa được Chính phủ thông qua, trong phạm vi thẩm quyền chủ trì, phối hợp với bộ, ngành, cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ, bãi bỏ thủ tục hành chính, giấy tờ công dân quy định tại văn bản quy phạm pháp luật để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành phù hợp với thời điểm hoàn thành, vận hành của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ theo dõi, kiểm tra việc thực hiện và tổng hợp khó khăn, vướng mắc của Bộ Xây dựng và các bộ, cơ quan có liên quan để kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ trong quá trình thực thi Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết này./.
Bế mạc Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII  (11/10/2017)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 02 đến 08-10-2017)  (11/10/2017)
Nét Việt trên xứ hoa Chăm Pa  (11/10/2017)
Tăng cường liên kết với doanh nghiệp đào tạo nhân lực du lịch  (10/10/2017)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển