Khai mạc Phiên họp thứ 15 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV
22:53, ngày 11-10-2017
Chiều 11-10-2017, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV đã khai mạc Phiên họp thứ 15 với sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết Phiên họp thứ 15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ được tiến hành trong 2,5 ngày để xem xét, cho ý kiến về những báo cáo quan trọng sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ tư sắp tới.
Đó là các báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2018; Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 4 của Quốc hội; Giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 3 của Quốc hội; Kết quả tiếp công dân, tiếp nhận xử lý đơn thư của công dân và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2017.
Cùng với đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về kế hoạch sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ của Dự án hầm đường bộ Đèo Cả; cho ý kiến về công tác chuẩn bị nhân sự Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và Tổng Thanh tra Chính phủ để trình Quốc hội xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng khác chuẩn bị cho Kỳ họp thứ tư chuẩn bị khai mạc vào cuối tháng này.
Tăng cường giám sát, phối hợp kịp thời giải quyết kiến nghị, trả lời cử tri
Tiếp theo, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ điều hành nội dung cho ý kiến về các báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ tư của Quốc hội; Giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ ba của Quốc hội; Kết quả tiếp công dân, tiếp nhận xử lý đơn thư của công dân và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2017.
Báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và báo cáo của Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy, có 2.306 ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ tư và 2.868 kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ ba của Quốc hội. Sau khi tổng hợp, phân loại, 2.458 kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ ba không bị trùng lặp nội dung đã được Ban Dân nguyện chuyển tới các cơ quan hữu quan để nghiên cứu, trả lời.
Đối với các hoạt động của Quốc hội, có 139 kiến nghị (chiếm 6,2% tổng số kiến nghị cử tri), như nhiều kỳ họp trước, kiến nghị của cử tri tập trung vào một số vấn đề như mong muốn Quốc hội tiếp tục có nhiều đổi mới trong công tác xây dựng pháp luật và tổ chức các hoạt động giám sát, chất vấn để nâng cao chất lượng và đặc biệt là hiệu quả, hiệu lực của các hoạt động này trong đời sống kinh tế-xã hội.
Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ đã tiếp nhận, nghiên cứu, giải quyết và có văn bản trả lời 2.284/2.284 kiến nghị của cử tri (đạt 100%). Trong đó, có 1.695 kiến nghị (chiếm 74,2%) đã được trả lời giải trình, cung cấp thông tin tới cử tri; 282 kiến nghị (chiếm 12,4%) đã được nghiên cứu, tiếp thu, giải quyết xong; 307 kiến nghị (chiếm 13,4%) đang nghiên cứu đã có văn bản trả lời cử tri sẽ giải quyết trong thời gian tới.
Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã trả lời 17/17 kiến nghị của cử tri (đạt 100%). Nội dung tập trung cung cấp một số thông tin về đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án trọng điểm về tham nhũng; đề ra giải pháp khắc phục tình trạng oan, sai trong quá trình giải quyết các vụ án; làm rõ trách nhiệm bồi thường của tổ chức, cá nhân đã làm oan, sai đối với ông Huỳnh Văn Nén; chỉ đạo giải quyết đơn, thư kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm (kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang); xem xét giải quyết các vụ án tồn đọng, kéo dài...
Cho ý kiến về nội dung này, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đánh giá cao các báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Dân nguyện; cho rằng các báo cáo đã thể hiện được tâm tư, nguyện vọng của cử tri gửi đến Quốc hội. Phó Chủ tịch Quốc hội ghi nhận và đánh giá cao các cơ quan đã tiếp nhận, nghiên cứu, giải quyết và trả lời kiến nghị của cử tri.
Phó Chủ tịch Tòng Thị Phóng nêu ý kiến, nhiều vấn đề của cử tri đã được giải quyết nhưng vẫn còn tình trạng chuyển đi chuyển lại cho cơ quan có thẩm quyền. Công tác giải quyết kiến nghị của cử tri tuy đã được quan tâm nhưng vẫn còn 570 kiến nghị chưa được giải quyết triệt để. Từ đó, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan hữu quan khi tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của cử tri cần sớm nghiên cứu xử lý và nên có lộ trình giải quyết cụ thể để hạn chế tồn đọng.
Cùng với đó, vẫn có tình trạng một số bộ, ngành chưa giải quyết đầy đủ kiến nghị nên cử tri, nhân dân còn chưa hài lòng với kết quả. Từ đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị các bộ, ngành tăng cường phối hợp, phân công giải quyết kiến nghị, trả lời cử tri và nhân dân. Cùng với đó tăng cường công tác giám sát của Quốc hội; đề cao vai trò thông tin tuyên truyền của các cơ quan báo chí.
Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đề nghị bổ sung một số số liệu vào báo cáo, thay vì để ở phần phụ lục để cử tri và nhân dân nắm rõ.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình đánh giá các báo cáo là bức tranh phản ánh khá toàn diện; đồng thời đề nghị cần phân tích những ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhân dân về mỗi vấn đề theo hướng định lượng rõ tỷ lệ, từ đó cho thấy mức độ quan tâm, kiến nghị của cử tri, nhân dân ở mỗi khu vực tập trung nhiều về những vấn đề gì.
Cơ bản tán thành với các báo cáo cũng như một số ý kiến đã phát biểu trước, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị, nên có phần đánh giá tổng quát để so sánh kết quả xử lý, giải quyết kiến nghị của công dân năm nay so với năm trước có gì chuyển biến, mức độ kiến nghị có điểm gì cần tập trung giải quyết.
Đồng ý với Phó Chủ tịch Phùng Quốc Hiển, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng nếu không làm như vậy thì đến kỳ họp sau sẽ vẫn đặt ra những vấn đề đó. Cụ thể, cần nêu rõ có bao nhiêu kiến nghị đã được giải quyết và cử tri đã hài lòng, bao nhiêu kiến nghị chưa được giải quyết, vì sao chưa được giải quyết...
Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hoàn thiện các báo cáo trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ tư sắp tới.
Cũng trong chiều 11-10, với sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc chuẩn bị cho Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIV./.
Đó là các báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2018; Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 4 của Quốc hội; Giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 3 của Quốc hội; Kết quả tiếp công dân, tiếp nhận xử lý đơn thư của công dân và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2017.
Cùng với đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về kế hoạch sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ của Dự án hầm đường bộ Đèo Cả; cho ý kiến về công tác chuẩn bị nhân sự Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và Tổng Thanh tra Chính phủ để trình Quốc hội xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng khác chuẩn bị cho Kỳ họp thứ tư chuẩn bị khai mạc vào cuối tháng này.
Tăng cường giám sát, phối hợp kịp thời giải quyết kiến nghị, trả lời cử tri
Tiếp theo, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ điều hành nội dung cho ý kiến về các báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ tư của Quốc hội; Giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ ba của Quốc hội; Kết quả tiếp công dân, tiếp nhận xử lý đơn thư của công dân và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2017.
Báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và báo cáo của Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy, có 2.306 ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ tư và 2.868 kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ ba của Quốc hội. Sau khi tổng hợp, phân loại, 2.458 kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ ba không bị trùng lặp nội dung đã được Ban Dân nguyện chuyển tới các cơ quan hữu quan để nghiên cứu, trả lời.
Đối với các hoạt động của Quốc hội, có 139 kiến nghị (chiếm 6,2% tổng số kiến nghị cử tri), như nhiều kỳ họp trước, kiến nghị của cử tri tập trung vào một số vấn đề như mong muốn Quốc hội tiếp tục có nhiều đổi mới trong công tác xây dựng pháp luật và tổ chức các hoạt động giám sát, chất vấn để nâng cao chất lượng và đặc biệt là hiệu quả, hiệu lực của các hoạt động này trong đời sống kinh tế-xã hội.
Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ đã tiếp nhận, nghiên cứu, giải quyết và có văn bản trả lời 2.284/2.284 kiến nghị của cử tri (đạt 100%). Trong đó, có 1.695 kiến nghị (chiếm 74,2%) đã được trả lời giải trình, cung cấp thông tin tới cử tri; 282 kiến nghị (chiếm 12,4%) đã được nghiên cứu, tiếp thu, giải quyết xong; 307 kiến nghị (chiếm 13,4%) đang nghiên cứu đã có văn bản trả lời cử tri sẽ giải quyết trong thời gian tới.
Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã trả lời 17/17 kiến nghị của cử tri (đạt 100%). Nội dung tập trung cung cấp một số thông tin về đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án trọng điểm về tham nhũng; đề ra giải pháp khắc phục tình trạng oan, sai trong quá trình giải quyết các vụ án; làm rõ trách nhiệm bồi thường của tổ chức, cá nhân đã làm oan, sai đối với ông Huỳnh Văn Nén; chỉ đạo giải quyết đơn, thư kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm (kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang); xem xét giải quyết các vụ án tồn đọng, kéo dài...
Cho ý kiến về nội dung này, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đánh giá cao các báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Dân nguyện; cho rằng các báo cáo đã thể hiện được tâm tư, nguyện vọng của cử tri gửi đến Quốc hội. Phó Chủ tịch Quốc hội ghi nhận và đánh giá cao các cơ quan đã tiếp nhận, nghiên cứu, giải quyết và trả lời kiến nghị của cử tri.
Phó Chủ tịch Tòng Thị Phóng nêu ý kiến, nhiều vấn đề của cử tri đã được giải quyết nhưng vẫn còn tình trạng chuyển đi chuyển lại cho cơ quan có thẩm quyền. Công tác giải quyết kiến nghị của cử tri tuy đã được quan tâm nhưng vẫn còn 570 kiến nghị chưa được giải quyết triệt để. Từ đó, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan hữu quan khi tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của cử tri cần sớm nghiên cứu xử lý và nên có lộ trình giải quyết cụ thể để hạn chế tồn đọng.
Cùng với đó, vẫn có tình trạng một số bộ, ngành chưa giải quyết đầy đủ kiến nghị nên cử tri, nhân dân còn chưa hài lòng với kết quả. Từ đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị các bộ, ngành tăng cường phối hợp, phân công giải quyết kiến nghị, trả lời cử tri và nhân dân. Cùng với đó tăng cường công tác giám sát của Quốc hội; đề cao vai trò thông tin tuyên truyền của các cơ quan báo chí.
Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đề nghị bổ sung một số số liệu vào báo cáo, thay vì để ở phần phụ lục để cử tri và nhân dân nắm rõ.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình đánh giá các báo cáo là bức tranh phản ánh khá toàn diện; đồng thời đề nghị cần phân tích những ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhân dân về mỗi vấn đề theo hướng định lượng rõ tỷ lệ, từ đó cho thấy mức độ quan tâm, kiến nghị của cử tri, nhân dân ở mỗi khu vực tập trung nhiều về những vấn đề gì.
Cơ bản tán thành với các báo cáo cũng như một số ý kiến đã phát biểu trước, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị, nên có phần đánh giá tổng quát để so sánh kết quả xử lý, giải quyết kiến nghị của công dân năm nay so với năm trước có gì chuyển biến, mức độ kiến nghị có điểm gì cần tập trung giải quyết.
Đồng ý với Phó Chủ tịch Phùng Quốc Hiển, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng nếu không làm như vậy thì đến kỳ họp sau sẽ vẫn đặt ra những vấn đề đó. Cụ thể, cần nêu rõ có bao nhiêu kiến nghị đã được giải quyết và cử tri đã hài lòng, bao nhiêu kiến nghị chưa được giải quyết, vì sao chưa được giải quyết...
Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hoàn thiện các báo cáo trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ tư sắp tới.
Cũng trong chiều 11-10, với sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc chuẩn bị cho Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIV./.
Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6 khóa XII của Tổng Bí thư  (11/10/2017)
Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp ứng phó mưa lũ và bảo đảm an toàn hồ đập  (11/10/2017)
Bế mạc Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII  (11/10/2017)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển