Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Cao Ủy Chương trình Đồng bằng Hà Lan
Chiều 26-9, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Cao ủy Chương trình Đồng bằng Hà Lan Hermen Borst, nhân dịp Ngài Hermen Borst sang Việt Nam dự Hội nghị Chuyển đổi mô hình phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.
Vui mừng gặp Ngài Cao ủy Chương trình Đồng bằng Hà Lan tại Việt Nam, Thủ tướng cho biết hai nước đã có hợp tác tốt đẹp trong lĩnh vực nông nghiệp trong nhiều năm qua. Hà Lan có rất nhiều kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp và ứng phó biến đổi khí hậu có thể chia sẻ, hợp tác với Việt Nam.
Thủ tướng cho biết, trong chuyến thăm Hà Lan vừa rồi, Thủ tướng đã trực tiếp khảo sát quy hoạch vùng đồng bằng và quan sát các công trình trị thủy, đê biển ở một số vùng lưu vực, duyên hải trọng yếu của Hà Lan. Trước khi tiếp Ngài Phó Cao ủy, trong chiều 26-9, Thủ tướng đã có chuyến thị sát các khu vực bị ảnh hưởng và tác động bởi biến đổi khí hậu thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long và nhận thấy có những điểm tương đồng với vùng đồng bằng của Hà Lan. Do đó, Thủ tướng mong muốn Hà Lan chia sẻ những kinh nghiệm với Việt Nam trong việc phát triển bền vững vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, trong đó có vấn đề xây dựng chiến lược phát triển cũng như huy động tài chính.
Ngài Hermen Borst cảm ơn Thủ tướng dành thời gian tiếp, bày tỏ ấn tượng về Hội nghị bàn về giải pháp phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long với sự tham dự đông đảo của các nhà khoa học trong và ngoài nước, các cơ quan quản lý. Ngài Phó Cao ủy cho biết, đã chia sẻ kinh nghiệm của Hà Lan trong phát triển bền vững vùng đồng bằng tại hội nghị. Theo đó, điểm quan trọng là phải chuyển đổi từ cách tiếp cận một ngành, một chiều sang tiếp cận đa ngành, đa chiều. Tuy nhiên, cái khó của một chiến lược tổng thể chính là hài hòa lợi ích của các bên liên quan như nông nghiệp, năng lượng, quản lý nước… Trong việc xây dựng chiến lược phát triển vùng đồng bằng, Hà Lan chú trọng lấy ý kiến của các ủy ban, các địa phương, các ngành, các nhà khoa học và các bên liên quan để tổng hợp, thống nhất ý kiến trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt.
Về tài chính, Hà Lan thành lập một quỹ đồng bằng quy mô quốc gia dựa trên cơ sở của chiến lược và kế hoạch phát triển lâu dài của toàn vùng đồng bằng Hà Lan với sự đóng góp tài chính của các bên tham gia. Đây cũng chính là một sự cam kết lâu dài để thực hiện các dự án và qua đó thu hút các nguồn lực quốc tế như ODA và nguồn lực tư nhân. Việc sử dụng các quỹ phải đảm bảo chặt chẽ và hiệu quả. Các dự án đều phải được nghiên cứu kỹ trước khi thực hiện.
Đánh giá cao những chia sẻ này, Thủ tướng cho biết, đây là những kinh nghiệm quý đối với Việt Nam trong việc phát triển bền vững vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Việt Nam mong muốn thành lập một Ban điều phối vùng cũng như hình thành một Quỹ Đồng bằng sông Cửu Long như kinh nghiệm của Hà Lan. Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam mong muốn hợp tác chặt chẽ, lâu dài và hy vọng Hà Lan tiếp tục quan tâm, hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này./.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Đoàn Đại biểu Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào  (26/09/2017)
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh thăm, hỗ trợ tỉnh Hà Tĩnh thiệt hại do bão số 10  (26/09/2017)
Festival Huế 2018 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển - Huế: 1 điểm đến 5 di sản”  (26/09/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát bằng trực thăng các khu vực bị ảnh hưởng và tác động bởi biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long  (26/09/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên