Việt Nam - Ai Cập hướng tới kim ngạch thương mại song phương 1 tỷ USD
22:40, ngày 06-09-2017
TCCSĐT - Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng thống nước Cộng hòa Arab Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi đã bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 06 đến 07-9. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của người đứng đầu Nhà nước Ai Cập kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1963.
Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi có ý nghĩa lịch sử, là dấu mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Ai Cập, giúp thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước trên các lĩnh vực.
Chuyến thăm cũng là dịp để lãnh đạo hai nước trao đổi các biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương trên các lĩnh vực, trong đó đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư; tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực mà hai nước có thế mạnh, nông nghiệp, văn hóa, du lịch...
Ai Cập là một trong những nước Arab đầu tiên có quan hệ với Việt Nam. Ngày 01-9-1963, hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Cùng năm đó, Việt Nam mở Đại sứ quán tại Cairo, thủ đô của Ai Cập. Năm 1964, Ai Cập đã mở Đại sứ quán tại Hà Nội. Ai Cập là nước Bắc Phi đầu tiên công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường đầy đủ vào tháng 11-2013.
Ai Cập khẳng định coi trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị nhiều mặt với Việt Nam. Điều này được thể hiện bằng những hành động cụ thể như chính quyền Ai Cập đã tích cực hỗ trợ Việt Nam trong hai đợt sơ tán lao động tại Libya (năm 2011 và 2014). Hai nước thường xuyên phối hợp, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế; chia sẻ quan điểm về nhiều vấn đề cùng quan tâm tại Liên hợp quốc.
Tại kỳ họp Tham vấn chính trị lần 8 cấp Thứ trưởng Ngoại giao tại Cairo tháng 5-2015, Ai Cập cam kết hỗ trợ Việt Nam về kỹ thuật để đạt chứng chỉ Halal về thực phẩm cho các thị trường Hồi giáo.
Ai Cập là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Phi. Kim ngạch thương mại song phương năm 2016 đạt 316 triệu USD, trong đó các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là hải sản, linh kiện phụ tùng ôtô, vải sợi, hạt tiêu đen, cà phê, cao su và hàng tiêu dùng khác. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Ai Cập là hóa chất, sản phẩm từ dầu mỏ, sữa và các sản phẩm từ sữa, sợi các loại và hàng tiêu dùng khác...
Hằng năm, Chính phủ Ai Cập cấp cho Việt Nam 12 học bổng đào tạo sinh viên tiếng Arab. Hai nước cũng thường xuyên trao đổi thông tin, hợp tác qua kênh đảng, kênh địa phương và trong các lĩnh vực thanh tra, văn hóa...
Sáng 06-9, lễ đón chính thức Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi đã được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch theo nghi thức dành đón Nguyên thủ quốc gia. Chủ tịch nước Trần Đại Quang chủ trì lễ đón.
Sau lễ đón, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi đã tiến hành hội đàm.
Tại cuộc hội đàm, trong bầu không khí thân tình và hữu nghị, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhiệt liệt chào mừng ngài Abdel Fattah el-Sisi, Tổng thống Ai Cập đầu tiên thăm Việt Nam kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1963, coi đây là dấu mốc lịch sử quan trọng trong quan hệ hai nước.
Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi bày tỏ ngưỡng mộ lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam và chúc mừng nhân dân Việt Nam về những thành tựu đã đạt được trên nhiều lĩnh vực, thúc đẩy hội nhập quốc tế.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao nền văn minh và vai trò của Ai Cập trên thế giới, là một trong những nước đi đầu của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như Phong trào Không liên kết, đồng thời chúc mừng nhân dân Ai Cập đã hoàn tất Lộ trình chuyển tiếp chính trị cùng nhiều cải cách kinh tế và các dự án phát triển quốc gia nhằm thực hiện chương trình Tầm nhìn Ai Cập 2030, mở ra nhiều cơ hội tăng cường hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực.
Về quan hệ chính trị, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn các cấp, trên tất cả các kênh Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Đảng, địa phương, doanh nghiệp và giao lưu nhân dân. Hai Nguyên thủ đánh giá cao hợp tác song phương trên các diễn đàn đa phương, đặc biệt trong khuôn khổ Liên hợp quốc, Phong trào Không liên kết, tổ chức Pháp ngữ...
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cảm ơn Ai Cập đã ủng hộ Việt Nam ứng cử vào các cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc, trong đó có ứng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021.
Hai nhà lãnh đạo chia sẻ quan điểm trên những vấn đề quốc tế và khu vực hiện nay, khẳng định cùng ủng hộ nỗ lực của khu vực, quốc tế nhằm chống chủ nghĩa khủng bố và tìm giải pháp hòa bình cho các cuộc khủng hoảng Trung Đông.
Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi khẳng định ủng hộ các nỗ lực của Việt Nam nhằm duy trì hòa bình, ổn định, phát triển thịnh vượng; mọi tranh chấp cần được giải quyết hòa bình trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.
Hai nhà lãnh đạo trao đổi sâu rộng về các chủ trương, biện pháp để thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa hai nước. Hai bên hoan nghênh việc ký Biên bản kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Ai Cập nhân chuyến thăm lần này và kết quả Phiên họp cấp kỹ thuật của Ủy ban từ ngày 21 đến 22-8-2017 tại Hà Nội vừa qua cùng với chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Đầu tư và Hợp tác Quốc tế Ai Cập và Chủ tịch Cơ quan Quản lý Khu Kinh tế Kênh đào Suez.
Hai bên khẳng định cam kết phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt mục tiêu 1 tỷ USD thông qua tăng cường xúc tiến đầu tư, thương mại giữa hai nước.
Hai nguyên thủ khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực công nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ, nông nghiệp, nghề cá, vận tải, xây dựng cảng biển, đóng tàu, văn hóa, du lịch, giáo dục, an ninh-quốc phòng... và hợp tác giữa các địa phương hai nước.
Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tiêu chuẩn và chất lượng. Việt Nam hoan nghênh đề xuất của Ai Cập sẵn sàng giúp đỡ về kỹ thuật và đào tạo chuyên gia cho Việt Nam trong lĩnh vực tiêu chuẩn Halal cho hàng hóa Hồi giáo.
Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi ủng hộ ý tưởng thúc đẩy hợp tác ba bên giữa Việt Nam, các nước Trung Đông-châu Phi và một bên thứ ba.
Hai nhà lãnh đạo cũng nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ba lần đặt chân đến Ai Cập và đề nghị ngành văn hóa hai nước tiếp tục nghiên cứu về thời kỳ lịch sử này và coi đây là một trong những di sản của mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước.
Hai nguyên thủ nhất trí trong năm 2018, hai nước sẽ cùng phối hợp tổ chức các hoạt động thiết thực và có ý nghĩa để kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1963 - 2018).
Kết thúc cuộc hội đàm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi đã chứng kiến Lễ ký kết Biên bản Kỳ họp lần thứ năm Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Ai Cập; Biên bản ghi nhớ về thành lập Tiểu ban hợp tác thương mại và công nghiệp giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Công Thương Ai Cập; Biên bản ghi nhớ về vận tải đường biển giữa Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam và Bộ Giao thông Vận tải Ai Cập; Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Phát thanh quốc gia Ai Cập; Chương trình hợp tác Du lịch giai đoạn 2017 - 2019.
Hai nhà lãnh đạo cũng ký kết Chương trình hợp tác Văn hóa giai đoạn 2017 - 2021 giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Du lịch Ai Cập; Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Bộ Đầu tư và Hợp tác quốc tế Ai Cập; Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Cơ quan Quản lý Kênh đào Suez Ai Cập; Biên bản ghi nhớ về hợp tác nghề cá giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Cải tạo đất đai Ai Cập.
Tại cuộc gặp gỡ báo chí thông báo về kết quả cuộc hội đàm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh chuyến thăm của Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì đây là lần đầu tiên một Tổng thống Ai Cập thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1963. Chuyến thăm này thể hiện quyết tâm của Ai Cập trong việc làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống đã gắn kết Việt Nam và Ai Cập trong nhiều thập kỷ qua.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết trong không khí tin cậy, cởi mở và hiểu biết lẫn nhau, lãnh đạo hai nước đã trao đổi, đánh giá về quan hệ song phương và nhất trí về các phương hướng, biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực trong thời gian tới.
Cùng đánh giá cơ hội hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Ai Cập còn rất lớn và có sự bổ trợ cho nhau, lãnh đạo hai nước khẳng định quyết tâm đưa kim ngạch thương mại song phương đạt mức 1 tỷ USD trong thời gian tới; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hai nước hợp tác kinh doanh, đầu tư trong các lĩnh vực có thế mạnh, như viễn thông, công nghệ thông tin, cảng biển, đóng tàu, sản xuất hàng tiêu dùng, nông nghiệp, chế biến nông sản...
Chủ tịch nước Trần Đại Quang hoan nghênh các Bộ trưởng và doanh nghiệp Ai Cập tham gia Đoàn đại biểu cấp cao Ai Cập sang thăm Việt Nam lần này và tin tưởng các bộ, ngành, doanh nghiệp hai nước sẽ có các cuộc làm việc hữu ích để mở ra các cơ hội hợp tác mới. Chủ tịch nước khẳng định, Việt Nam cam kết ủng hộ và tạo thuận lợi để hàng hóa Ai Cập vào Việt Nam, hoan nghênh sự ủng hộ của Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi trong việc Ai Cập nhập khẩu các mặt hàng Việt Nam.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng, việc hai nước ký kết Biên bản Kỳ họp lần thứ năm Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Ai Cập và các văn kiện hợp tác về các lĩnh vực đầu tư, văn hóa, du lịch, giao thông, nghề cá, đất đai... nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi, sẽ góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hợp tác song phương trong thời gian tới.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tin tưởng với nền tảng vững chắc, không ngừng được vun đắp trong suốt 54 năm qua, cùng với tiềm năng to lớn và nỗ lực của hai bên, quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Ai Cập sẽ ngày càng phát triển sâu rộng, hiệu quả, thiết thực, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước, đóng góp vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Về phần mình, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi nhấn mạnh trong suốt nhiều thập kỷ, Ai Cập và Việt Nam đã duy trì các mối quan hệ tốt đẹp trên cơ sở tôn trọng, phối hợp và hợp tác trên nhiều khía cạnh khác nhau, như chính trị, kinh tế và văn hóa. Với những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trên các lĩnh vực công nghiệp và thương mại, được coi là mô hình để các nước khác học hỏi, Ai Cập mong muốn phát triển và cải thiện mối quan hệ kinh tế cùng có lợi giữa hai nước.
Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi cho biết lãnh đạo hai nước đã thảo luận nhằm tăng cường trao đổi thương mại giữa Ai Cập và Việt Nam, chú trọng tới khía cạnh cân bằng trong thương mại.
"Tôi cũng đã cập nhật với Ngài Chủ tịch nước về những thành tựu phát triển kinh tế mới nhất ở Ai Cập, bao gồm các dự án lớn của quốc gia nhằm tạo ra một môi trường tốt để thu hút đầu tư và công nghệ, đặc biệt là dự án Khu Kênh đào Suez - được coi là tuyến đường thủy quốc tế quan trọng trong ngành hàng hải cũng như thương mại thế giới", Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi thông báo.
Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi khẳng định Ai Cập trông chờ một chân trời mới cho sự hợp tác giữa hai nước, đáp ứng nguyện vọng của hai đất nước Ai Cập và Việt Nam.
Nhân dịp này, Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi trân trọng mời Chủ tịch nước Trần Đại Quang sang thăm Ai Cập trong thời gian sớm nhất, tạo nền tảng tiếp tục phát triển mối quan hệ dựa trên kết quả chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi và tiếp tục các nỗ lực nhằm tăng cường quan hệ song phương.
Trước đó, cùng ngày, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi đã tới đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ./.
Chuyến thăm cũng là dịp để lãnh đạo hai nước trao đổi các biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương trên các lĩnh vực, trong đó đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư; tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực mà hai nước có thế mạnh, nông nghiệp, văn hóa, du lịch...
Ai Cập là một trong những nước Arab đầu tiên có quan hệ với Việt Nam. Ngày 01-9-1963, hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Cùng năm đó, Việt Nam mở Đại sứ quán tại Cairo, thủ đô của Ai Cập. Năm 1964, Ai Cập đã mở Đại sứ quán tại Hà Nội. Ai Cập là nước Bắc Phi đầu tiên công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường đầy đủ vào tháng 11-2013.
Ai Cập khẳng định coi trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị nhiều mặt với Việt Nam. Điều này được thể hiện bằng những hành động cụ thể như chính quyền Ai Cập đã tích cực hỗ trợ Việt Nam trong hai đợt sơ tán lao động tại Libya (năm 2011 và 2014). Hai nước thường xuyên phối hợp, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế; chia sẻ quan điểm về nhiều vấn đề cùng quan tâm tại Liên hợp quốc.
Tại kỳ họp Tham vấn chính trị lần 8 cấp Thứ trưởng Ngoại giao tại Cairo tháng 5-2015, Ai Cập cam kết hỗ trợ Việt Nam về kỹ thuật để đạt chứng chỉ Halal về thực phẩm cho các thị trường Hồi giáo.
Ai Cập là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Phi. Kim ngạch thương mại song phương năm 2016 đạt 316 triệu USD, trong đó các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là hải sản, linh kiện phụ tùng ôtô, vải sợi, hạt tiêu đen, cà phê, cao su và hàng tiêu dùng khác. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Ai Cập là hóa chất, sản phẩm từ dầu mỏ, sữa và các sản phẩm từ sữa, sợi các loại và hàng tiêu dùng khác...
Hằng năm, Chính phủ Ai Cập cấp cho Việt Nam 12 học bổng đào tạo sinh viên tiếng Arab. Hai nước cũng thường xuyên trao đổi thông tin, hợp tác qua kênh đảng, kênh địa phương và trong các lĩnh vực thanh tra, văn hóa...
Sáng 06-9, lễ đón chính thức Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi đã được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch theo nghi thức dành đón Nguyên thủ quốc gia. Chủ tịch nước Trần Đại Quang chủ trì lễ đón.
Sau lễ đón, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi đã tiến hành hội đàm.
Tại cuộc hội đàm, trong bầu không khí thân tình và hữu nghị, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhiệt liệt chào mừng ngài Abdel Fattah el-Sisi, Tổng thống Ai Cập đầu tiên thăm Việt Nam kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1963, coi đây là dấu mốc lịch sử quan trọng trong quan hệ hai nước.
Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi bày tỏ ngưỡng mộ lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam và chúc mừng nhân dân Việt Nam về những thành tựu đã đạt được trên nhiều lĩnh vực, thúc đẩy hội nhập quốc tế.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao nền văn minh và vai trò của Ai Cập trên thế giới, là một trong những nước đi đầu của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như Phong trào Không liên kết, đồng thời chúc mừng nhân dân Ai Cập đã hoàn tất Lộ trình chuyển tiếp chính trị cùng nhiều cải cách kinh tế và các dự án phát triển quốc gia nhằm thực hiện chương trình Tầm nhìn Ai Cập 2030, mở ra nhiều cơ hội tăng cường hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực.
Về quan hệ chính trị, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn các cấp, trên tất cả các kênh Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Đảng, địa phương, doanh nghiệp và giao lưu nhân dân. Hai Nguyên thủ đánh giá cao hợp tác song phương trên các diễn đàn đa phương, đặc biệt trong khuôn khổ Liên hợp quốc, Phong trào Không liên kết, tổ chức Pháp ngữ...
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cảm ơn Ai Cập đã ủng hộ Việt Nam ứng cử vào các cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc, trong đó có ứng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021.
Hai nhà lãnh đạo chia sẻ quan điểm trên những vấn đề quốc tế và khu vực hiện nay, khẳng định cùng ủng hộ nỗ lực của khu vực, quốc tế nhằm chống chủ nghĩa khủng bố và tìm giải pháp hòa bình cho các cuộc khủng hoảng Trung Đông.
Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi khẳng định ủng hộ các nỗ lực của Việt Nam nhằm duy trì hòa bình, ổn định, phát triển thịnh vượng; mọi tranh chấp cần được giải quyết hòa bình trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.
Hai nhà lãnh đạo trao đổi sâu rộng về các chủ trương, biện pháp để thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa hai nước. Hai bên hoan nghênh việc ký Biên bản kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Ai Cập nhân chuyến thăm lần này và kết quả Phiên họp cấp kỹ thuật của Ủy ban từ ngày 21 đến 22-8-2017 tại Hà Nội vừa qua cùng với chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Đầu tư và Hợp tác Quốc tế Ai Cập và Chủ tịch Cơ quan Quản lý Khu Kinh tế Kênh đào Suez.
Hai bên khẳng định cam kết phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt mục tiêu 1 tỷ USD thông qua tăng cường xúc tiến đầu tư, thương mại giữa hai nước.
Hai nguyên thủ khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực công nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ, nông nghiệp, nghề cá, vận tải, xây dựng cảng biển, đóng tàu, văn hóa, du lịch, giáo dục, an ninh-quốc phòng... và hợp tác giữa các địa phương hai nước.
Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tiêu chuẩn và chất lượng. Việt Nam hoan nghênh đề xuất của Ai Cập sẵn sàng giúp đỡ về kỹ thuật và đào tạo chuyên gia cho Việt Nam trong lĩnh vực tiêu chuẩn Halal cho hàng hóa Hồi giáo.
Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi ủng hộ ý tưởng thúc đẩy hợp tác ba bên giữa Việt Nam, các nước Trung Đông-châu Phi và một bên thứ ba.
Hai nhà lãnh đạo cũng nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ba lần đặt chân đến Ai Cập và đề nghị ngành văn hóa hai nước tiếp tục nghiên cứu về thời kỳ lịch sử này và coi đây là một trong những di sản của mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước.
Hai nguyên thủ nhất trí trong năm 2018, hai nước sẽ cùng phối hợp tổ chức các hoạt động thiết thực và có ý nghĩa để kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1963 - 2018).
Kết thúc cuộc hội đàm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi đã chứng kiến Lễ ký kết Biên bản Kỳ họp lần thứ năm Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Ai Cập; Biên bản ghi nhớ về thành lập Tiểu ban hợp tác thương mại và công nghiệp giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Công Thương Ai Cập; Biên bản ghi nhớ về vận tải đường biển giữa Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam và Bộ Giao thông Vận tải Ai Cập; Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Phát thanh quốc gia Ai Cập; Chương trình hợp tác Du lịch giai đoạn 2017 - 2019.
Hai nhà lãnh đạo cũng ký kết Chương trình hợp tác Văn hóa giai đoạn 2017 - 2021 giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Du lịch Ai Cập; Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Bộ Đầu tư và Hợp tác quốc tế Ai Cập; Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Cơ quan Quản lý Kênh đào Suez Ai Cập; Biên bản ghi nhớ về hợp tác nghề cá giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Cải tạo đất đai Ai Cập.
Tại cuộc gặp gỡ báo chí thông báo về kết quả cuộc hội đàm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh chuyến thăm của Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì đây là lần đầu tiên một Tổng thống Ai Cập thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1963. Chuyến thăm này thể hiện quyết tâm của Ai Cập trong việc làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống đã gắn kết Việt Nam và Ai Cập trong nhiều thập kỷ qua.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết trong không khí tin cậy, cởi mở và hiểu biết lẫn nhau, lãnh đạo hai nước đã trao đổi, đánh giá về quan hệ song phương và nhất trí về các phương hướng, biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực trong thời gian tới.
Cùng đánh giá cơ hội hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Ai Cập còn rất lớn và có sự bổ trợ cho nhau, lãnh đạo hai nước khẳng định quyết tâm đưa kim ngạch thương mại song phương đạt mức 1 tỷ USD trong thời gian tới; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hai nước hợp tác kinh doanh, đầu tư trong các lĩnh vực có thế mạnh, như viễn thông, công nghệ thông tin, cảng biển, đóng tàu, sản xuất hàng tiêu dùng, nông nghiệp, chế biến nông sản...
Chủ tịch nước Trần Đại Quang hoan nghênh các Bộ trưởng và doanh nghiệp Ai Cập tham gia Đoàn đại biểu cấp cao Ai Cập sang thăm Việt Nam lần này và tin tưởng các bộ, ngành, doanh nghiệp hai nước sẽ có các cuộc làm việc hữu ích để mở ra các cơ hội hợp tác mới. Chủ tịch nước khẳng định, Việt Nam cam kết ủng hộ và tạo thuận lợi để hàng hóa Ai Cập vào Việt Nam, hoan nghênh sự ủng hộ của Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi trong việc Ai Cập nhập khẩu các mặt hàng Việt Nam.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng, việc hai nước ký kết Biên bản Kỳ họp lần thứ năm Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Ai Cập và các văn kiện hợp tác về các lĩnh vực đầu tư, văn hóa, du lịch, giao thông, nghề cá, đất đai... nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi, sẽ góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hợp tác song phương trong thời gian tới.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tin tưởng với nền tảng vững chắc, không ngừng được vun đắp trong suốt 54 năm qua, cùng với tiềm năng to lớn và nỗ lực của hai bên, quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Ai Cập sẽ ngày càng phát triển sâu rộng, hiệu quả, thiết thực, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước, đóng góp vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Về phần mình, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi nhấn mạnh trong suốt nhiều thập kỷ, Ai Cập và Việt Nam đã duy trì các mối quan hệ tốt đẹp trên cơ sở tôn trọng, phối hợp và hợp tác trên nhiều khía cạnh khác nhau, như chính trị, kinh tế và văn hóa. Với những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trên các lĩnh vực công nghiệp và thương mại, được coi là mô hình để các nước khác học hỏi, Ai Cập mong muốn phát triển và cải thiện mối quan hệ kinh tế cùng có lợi giữa hai nước.
Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi cho biết lãnh đạo hai nước đã thảo luận nhằm tăng cường trao đổi thương mại giữa Ai Cập và Việt Nam, chú trọng tới khía cạnh cân bằng trong thương mại.
"Tôi cũng đã cập nhật với Ngài Chủ tịch nước về những thành tựu phát triển kinh tế mới nhất ở Ai Cập, bao gồm các dự án lớn của quốc gia nhằm tạo ra một môi trường tốt để thu hút đầu tư và công nghệ, đặc biệt là dự án Khu Kênh đào Suez - được coi là tuyến đường thủy quốc tế quan trọng trong ngành hàng hải cũng như thương mại thế giới", Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi thông báo.
Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi khẳng định Ai Cập trông chờ một chân trời mới cho sự hợp tác giữa hai nước, đáp ứng nguyện vọng của hai đất nước Ai Cập và Việt Nam.
Nhân dịp này, Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi trân trọng mời Chủ tịch nước Trần Đại Quang sang thăm Ai Cập trong thời gian sớm nhất, tạo nền tảng tiếp tục phát triển mối quan hệ dựa trên kết quả chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi và tiếp tục các nỗ lực nhằm tăng cường quan hệ song phương.
Trước đó, cùng ngày, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi đã tới đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ./.
Thủ tướng: Thành phố Hồ Chí Minh cần được phân cấp, phân quyền tối đa  (06/09/2017)
Chủ tịch nước: Bộ Quốc phòng đảm bảo không bị động, bất ngờ  (06/09/2017)
Tăng cường quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Xã hội Hungary  (06/09/2017)
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương lần thứ 9  (06/09/2017)
Chuyến thăm của Tổng thống El-Sisi tạo động lực quan hệ với Việt Nam  (06/09/2017)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 28-8 đến 03-9-2017)  (06/09/2017)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay