Việt Nam dự Hội nghị Ngoại trưởng Diễn đàn hợp tác Đông Á-Mỹ Latinh
22:47, ngày 31-08-2017
Ngày 31-8-2017, tại thành phố Busan, Hàn Quốc, đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 8 Diễn đàn Hợp tác Đông Á-Mỹ Latinh (FMM8/FEALAC) với chủ đề “Một Tầm nhìn, Hành động Mới” với sự tham gia của tất cả 36 nước thành viên từ hai khu vực Đông Á và Mỹ Latinh.
Trước đó, từ ngày 29 đến ngày 30-8, Hàn Quốc cũng đăng cai tổ chức Hội nghị Quan chức Cấp cao lần thứ 18 (SOM 18), các Phiên họp riêng của 4 nhóm công tác của diễn đàn trên các lĩnh vực: hợp tác chính trị-xã hội và phát triển bền vững; văn hóa, thanh niên, giới và thể thao; thương mại, đầu tư, du lịch, các doanh nghiệp vừa và nhỏ; khoa học-công nghệ, đổi mới và giáo dục.
Đoàn Việt Nam gồm đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và Bộ Khoa học-Công nghệ, do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc dẫn đầu đã tham dự các hội nghị trên.
Sau phát biểu khai mạc của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Hội nghị FMM8 đã tập trung trao đổi tình hình và các giải pháp nhằm tiếp tục tăng cường thể chế, tổ chức và nâng cao hiệu quả hợp tác của Diễn đàn.
Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Busan, khẳng định vai trò quan trọng của Diễn đàn là cơ chế hợp tác liên Chính phủ duy nhất gắn kết hai khu vực Đông Á và Mỹ Latinh vốn chiếm 38% GDP toàn cầu và 1/3 trao đổi thương mại quốc tế, đồng thời còn nhiều tiềm năng hợp tác; quyết tâm của tất cả các nước thành viên đưa Diễn đàn sang giai đoạn phát triển mới và ngày càng hiệu quả, góp phần nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai khu vực, cũng như tăng cường hợp tác hiệu quả và thực chất nhằm phục vụ cho lợi ích của tất cả các nước thành viên.
Diễn đàn nhất trí thành lập “Nhóm nòng cốt” bao gồm 6 nước Điều phối viên hai khu vực của các nhiệm kỳ tiền nhiệm, đương nhiệm và kế nhiệm, tổ chức họp thường niên bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc nhằm duy trì sự tiếp nối hoạt động của Diễn đàn giữa các kỳ họp.
Tuyên bố Busan cũng đề cập các thách thức toàn cầu về kinh tế, an ninh và phát triển; khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì môi trường hòa bình và ổn định ở hai khu vực, chú trọng thúc đẩy phát triển bền vững; nhấn mạnh coi trọng việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh và tự do hàng hải và hàng không, cũng như cam kết tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.
Nhằm thúc đẩy hợp tác thực chất của Diễn đàn, Hội nghị đã thảo luận và nhất trí thành lập “Quỹ tín thác FEALAC” đặt tại Liên hợp quốc với sự tham gia điều hành của Ủy ban Kinh tế-Xã hội châu Á-Thái Bình Dương (ESCAP) và Ủy ban Kinh tế-Xã hội khu vực Mỹ Latinh-Caribe (ECLAC) của Liên hợp quốc.
Quỹ FEALAC sẽ do các nước thành viên Diễn đàn và các đối tác tự nguyện đóng góp, dành ưu tiên phân bổ tài trợ cho các dự án hợp tác quy mô khu vực và liên khu vực, nhất là trên các lĩnh vực thúc đẩy thương mại và đầu tư, cải thiện bình đẳng xã hội và giới, đối phó với biến đổi khí hậu…
FMM8 cũng thông qua “Kế hoạch hành động mới” của FEALAC với 3 trụ cột gồm: tăng cường cơ chế hoạt động FEALAC, thúc đẩy các dự án ở cấp độ quốc gia và liên quốc gia, củng cố quan hệ đối tác với các tổ chức khu vực và quốc tế; đồng thời, phê duyệt các báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Cuộc họp các quan chức cấp cao (SOM) 18 và các Nhóm công tác.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc khẳng định Việt Nam tích cực tham gia đóng góp xây dựng các văn kiện của Hội nghị, ủng hộ các biện pháp và kế hoạch hành động nhằm tăng cường thể chế và nâng cao hiệu quả hoạt động của FEALAC; nhấn mạnh thời gian tới Diễn đàn cần ưu tiên tăng cường tính liên kết nội khối thông qua việc nâng cao trách nhiệm và cam kết của các nước thành viên, mở rộng hợp tác với các tổ chức tài chính-ngân hàng quốc tế và khu vực, cũng như gia tăng số lượng và quy mô các dự án ở tầm khu vực và liên khu vực, nhất là trong các lĩnh vực phát triển bền vững, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, đối phó với biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên nước...
FMM8 đã nhất trí FMM9 sẽ được tổ chức trong năm 2019 và trước đó Lào sẽ đăng cai tổ chức Phiên họp SOM 19 trong năm 2018.
Nhân dịp tham dự FMM 8/FEALAC, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc cũng đã có các cuộc gặp song phương với Trưởng đoàn các nước gồm Ngoại trưởng Argentina Jorge Marcelo Faurie, Thứ trưởng Ngoại giao Colombia Patti Londonno Jaramillo, Thứ trưởng Ngoại giao Chile Edgardo Riveros Marín, Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Jongmoon Choi, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Nakane Kazuyuki.
Tại các cuộc gặp, hai bên tập trung trao đổi, thống nhất các biện pháp tăng cường quan hệ hợp tác song phương, nhất là việc thúc đẩy trao đổi các chuyến thăm lẫn nhau ở các cấp/ngành, duy trì các cơ chế hợp tác đã thiết lập và tiếp tục hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý cho trao đổi hợp tác thông qua việc đàm phán, ký kết các văn kiện hợp tác, nhất là trên các lĩnh vực kinh tế -thương mại, đầu tư, nông nghiệp, văn hóa, khoa học-công nghệ và đào tạo.
Về hợp tác đa phương, các nước đều khẳng định mong muốn tiếp tục thắt chặt hơn nữa sự phối hợp và hợp tác với Việt Nam tại các tổ chức quốc tế, nhất là tại Liên hợp quốc; ghi nhận và cam kết xem xét tích cực đối với các đề nghị ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 và cương vị Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) nhiệm kỳ 2017-2021./.
Đoàn Việt Nam gồm đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và Bộ Khoa học-Công nghệ, do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc dẫn đầu đã tham dự các hội nghị trên.
Sau phát biểu khai mạc của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Hội nghị FMM8 đã tập trung trao đổi tình hình và các giải pháp nhằm tiếp tục tăng cường thể chế, tổ chức và nâng cao hiệu quả hợp tác của Diễn đàn.
Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Busan, khẳng định vai trò quan trọng của Diễn đàn là cơ chế hợp tác liên Chính phủ duy nhất gắn kết hai khu vực Đông Á và Mỹ Latinh vốn chiếm 38% GDP toàn cầu và 1/3 trao đổi thương mại quốc tế, đồng thời còn nhiều tiềm năng hợp tác; quyết tâm của tất cả các nước thành viên đưa Diễn đàn sang giai đoạn phát triển mới và ngày càng hiệu quả, góp phần nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai khu vực, cũng như tăng cường hợp tác hiệu quả và thực chất nhằm phục vụ cho lợi ích của tất cả các nước thành viên.
Diễn đàn nhất trí thành lập “Nhóm nòng cốt” bao gồm 6 nước Điều phối viên hai khu vực của các nhiệm kỳ tiền nhiệm, đương nhiệm và kế nhiệm, tổ chức họp thường niên bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc nhằm duy trì sự tiếp nối hoạt động của Diễn đàn giữa các kỳ họp.
Tuyên bố Busan cũng đề cập các thách thức toàn cầu về kinh tế, an ninh và phát triển; khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì môi trường hòa bình và ổn định ở hai khu vực, chú trọng thúc đẩy phát triển bền vững; nhấn mạnh coi trọng việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh và tự do hàng hải và hàng không, cũng như cam kết tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.
Nhằm thúc đẩy hợp tác thực chất của Diễn đàn, Hội nghị đã thảo luận và nhất trí thành lập “Quỹ tín thác FEALAC” đặt tại Liên hợp quốc với sự tham gia điều hành của Ủy ban Kinh tế-Xã hội châu Á-Thái Bình Dương (ESCAP) và Ủy ban Kinh tế-Xã hội khu vực Mỹ Latinh-Caribe (ECLAC) của Liên hợp quốc.
Quỹ FEALAC sẽ do các nước thành viên Diễn đàn và các đối tác tự nguyện đóng góp, dành ưu tiên phân bổ tài trợ cho các dự án hợp tác quy mô khu vực và liên khu vực, nhất là trên các lĩnh vực thúc đẩy thương mại và đầu tư, cải thiện bình đẳng xã hội và giới, đối phó với biến đổi khí hậu…
FMM8 cũng thông qua “Kế hoạch hành động mới” của FEALAC với 3 trụ cột gồm: tăng cường cơ chế hoạt động FEALAC, thúc đẩy các dự án ở cấp độ quốc gia và liên quốc gia, củng cố quan hệ đối tác với các tổ chức khu vực và quốc tế; đồng thời, phê duyệt các báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Cuộc họp các quan chức cấp cao (SOM) 18 và các Nhóm công tác.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc khẳng định Việt Nam tích cực tham gia đóng góp xây dựng các văn kiện của Hội nghị, ủng hộ các biện pháp và kế hoạch hành động nhằm tăng cường thể chế và nâng cao hiệu quả hoạt động của FEALAC; nhấn mạnh thời gian tới Diễn đàn cần ưu tiên tăng cường tính liên kết nội khối thông qua việc nâng cao trách nhiệm và cam kết của các nước thành viên, mở rộng hợp tác với các tổ chức tài chính-ngân hàng quốc tế và khu vực, cũng như gia tăng số lượng và quy mô các dự án ở tầm khu vực và liên khu vực, nhất là trong các lĩnh vực phát triển bền vững, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, đối phó với biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên nước...
FMM8 đã nhất trí FMM9 sẽ được tổ chức trong năm 2019 và trước đó Lào sẽ đăng cai tổ chức Phiên họp SOM 19 trong năm 2018.
Nhân dịp tham dự FMM 8/FEALAC, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc cũng đã có các cuộc gặp song phương với Trưởng đoàn các nước gồm Ngoại trưởng Argentina Jorge Marcelo Faurie, Thứ trưởng Ngoại giao Colombia Patti Londonno Jaramillo, Thứ trưởng Ngoại giao Chile Edgardo Riveros Marín, Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Jongmoon Choi, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Nakane Kazuyuki.
Tại các cuộc gặp, hai bên tập trung trao đổi, thống nhất các biện pháp tăng cường quan hệ hợp tác song phương, nhất là việc thúc đẩy trao đổi các chuyến thăm lẫn nhau ở các cấp/ngành, duy trì các cơ chế hợp tác đã thiết lập và tiếp tục hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý cho trao đổi hợp tác thông qua việc đàm phán, ký kết các văn kiện hợp tác, nhất là trên các lĩnh vực kinh tế -thương mại, đầu tư, nông nghiệp, văn hóa, khoa học-công nghệ và đào tạo.
Về hợp tác đa phương, các nước đều khẳng định mong muốn tiếp tục thắt chặt hơn nữa sự phối hợp và hợp tác với Việt Nam tại các tổ chức quốc tế, nhất là tại Liên hợp quốc; ghi nhận và cam kết xem xét tích cực đối với các đề nghị ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 và cương vị Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) nhiệm kỳ 2017-2021./.
Nghị quyết phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật  (31/08/2017)
Sự vận dụng sáng tạo việc kết hợp giữa “đức trị” và “pháp trị” trong tư tưởng Hồ Chí Minh  (31/08/2017)
Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9-2017  (31/08/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên