Di sản văn minh chung Việt Nam - Ấn Độ
Nằm trong các hoạt động kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ (07-01-1972 - 07-01-2017), 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ (06-7-2007 - 06-7-2017) và 25 năm thiết lập quan hệ đối thoại Ấn Độ - ASEAN, ngày 25-8 tại thành phố Đà Nẵng, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam phối hợp với Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ thành phố Đà Nẵng tổ chức Tọa đàm “Di sản văn minh chung Việt Nam - Ấn Độ”.
Tham luận của các học giả tại tọa đàm tập trung làm sáng tỏ những gạch nối liên kết trong quá khứ giữa hai dân tộc, những nỗ lực để bảo vệ, bảo tồn các di sản văn hóa còn tồn tại đến hôm nay và mở ra những cơ hội tìm hiểu, hợp tác nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc gìn giữ, phát huy các di sản văn minh chung giữa hai quốc gia. Trên cơ sở những hiểu biết chung về quá khứ, Chính phủ và nhân dân hai nước sẽ có những phương hướng trong hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục..., góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong giai đoạn mới, đáp ứng những mục tiêu của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện trong thời gian tới.
TS. B.R. Mani, Tổng Giám đốc Bảo tàng quốc gia Ấn Độ đã đưa ra cái nhìn tổng quát về mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam - Ấn Độ thể hiện ở kiến trúc, điêu khắc và chữ viết ở lục địa Ấn Độ và Vương quốc Champa ở Việt Nam.
Thượng tọa Thích Đức Thiện - Tổng Thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhấn mạnh đến các di tích Phật giáo tiêu biểu tại cả ba miền của Việt Nam ngày nay. Đó là di tích chùa Phật Tích ở miền Bắc, di tích Phật viện Đồng Dương ở miền Trung và các hiện vật Phật giáo tại các di tích văn hóa Óc Eo tại miền Nam, tất cả đều thể hiện mối quan hệ với văn hóa Ấn Độ.
PGS, TS. Thành Phần, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, di sản văn minh chung Việt Nam - Ấn Độ không chỉ thể hiện ở các di tích kiến trúc, điêu khắc Phật giáo và kiến trúc, điêu khắc Champa mà còn ở được bảo tồn trong đời sống hằng ngày của cộng đồng Chăm ở Việt Nam. Đặc biệt về các di sản văn khắc và chữ viết, ông cảnh báo về nguy cơ mai một chữ Phạn và chữ Chăm cổ. PGS, TS. Thành Phần đề xuất, để phát huy giá trị di sản văn minh Ấn Độ trong đời sống đồng bào Chăm hiệu quả cần có một chương trình nghiên cứu và dự án bảo tồn cụ thể, mang tính thiết thực, đi vào trong cuộc sống của đồng bào Chăm...
Các giải pháp về bảo tồn và nghiên cứu di sản văn minh Ấn Độ nói chung và chữ viết Sanskrit và chữ Chăm cổ, TS. Amarjiva Lochan, Bảo tàng Quốc gia Ấn Độ chia sẻ, việc bảo tồn các di sản không chỉ được đặt ra thuần túy với mục đích văn hóa, tín ngưỡng mà còn hướng đến những giá trị kinh tế và đem lại những lợi ích cụ thể trong đời sống của cộng đồng.../.
Tổng Bí thư hội kiến với Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi  (25/08/2017)
Thủ tướng ký phát hành Bộ tem đặc biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp  (25/08/2017)
Tích tụ và tập trung đất đai nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng đến một nền nông nghiệp hiện đại  (25/08/2017)
APEC 2017: Cuộc họp cao cấp y tế-kinh tế đạt nhiều kết quả quan trọng  (24/08/2017)
Hội đàm Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Việt Nam và Australia  (24/08/2017)
Chủ tịch Cuba gửi điện thăm hỏi tình hình mưa lũ ở Việt Nam  (24/08/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên