Nghiên cứu chuyên sâu về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng
23:03, ngày 16-08-2017
Ngày 16-8, Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (19-8-1987 - 19-8-2017) đã được tổ chức tại Hà Nội.
Thay mặt Đảng ủy, Ban Giám đốc, giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chúc mừng và biểu dương những đóng góp, nỗ lực không ngừng của các thế hệ cán bộ Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng. Những đóng góp này góp phần vào sự phát triển chung của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và sự nghiệp đổi mới đất nước.
Kỷ niệm 30 năm thành lập là dịp các thế hệ cán bộ của Viện ôn lại truyền thống tốt đẹp của mình, nhìn nhận một cách toàn diện, sâu sắc, khách quan hơn những thành tích đạt được, từ đó rút ra những kinh nghiệm quý thực hiện ngày càng có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị được giao trong thời kỳ mới, với những yêu cầu ngày càng cao.
Giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng đề nghị Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng cần tập trung cụ thể hóa các nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới, đặc biệt chú trọng công tác tham mưu, đưa vào thực tiễn các nội dung Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; không ngừng đổi mới, nâng cao toàn diện chất lượng nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo, trong đó gắn nghiên cứu với giảng dạy, lấy kết quả nghiên cứu để phục vụ trực tiếp cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy.
Việc đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy-đào tạo phải được thực hiện với quyết tâm cao, có sự tiếp thu, quán triệt phương châm: “Kỷ cương, đồng bộ, đổi mới, hiệu quả".
Cùng với đó, Viện coi trọng kết hợp giữa nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chuyên sâu về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam; đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu, tuyên truyền về thân thế, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh ở trong và ngoài nước.
Theo giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng cần tích cực, chủ động trong việc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của đơn vị, đặc biệt chú trọng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Đội ngũ này phải đủ về số lượng, hội đủ các tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, phong cách làm việc; sâu về trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm thực tiễn, khoa học, sáng tạo về phương pháp, kỹ năng nghiên cứu, giảng dạy.
Tiến sỹ Lý Việt Quang, Phó Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng cho biết năm 1987, trước đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới và yêu cầu của công tác tư tưởng, lý luận, Trung ương Đảng đã chỉ đạo tăng cường công tác nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngày 19-8-1987, Viện trưởng Viện Mác-Lênin đã ký quyết định số 577/QĐ-ML thành lập Viện nghiên cứu Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh tụ khác của Đảng - cơ quan duy nhất của quốc gia có nhiệm vụ nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng. Đây là tiền thân của Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng.
Hiện nay, Viện có 24 cán bộ đang làm việc với cơ cấu trình độ là 6 phó giáo sư, tiến sỹ; 7 tiến sỹ; 6 nghiên cứu sinh; 2 thạc sỹ; 2 cử nhân. Viện đang đảm nhiệm chủ trì tất cả các loại đề tài từ cấp Nhà nước, Ban Bí thư giao đến cấp Bộ trọng điểm, cấp bộ, cấp cơ sở với những nội dung phong phú mang tính lý luận, thực tiễn về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng.
Viện còn phụ trách giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh ở tất cả các hệ lớp của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tham gia đào tạo cao học, nghiên cứu sinh Hồ Chí Minh học, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Sự trưởng thành và những thành tựu của Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng được ghi nhận bằng những phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước đã trao tặng Viện như: Huân chương Độc lập hạng Nhì và hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhất và hạng Ba; Bằng khen của Chính phủ./.
Kỷ niệm 30 năm thành lập là dịp các thế hệ cán bộ của Viện ôn lại truyền thống tốt đẹp của mình, nhìn nhận một cách toàn diện, sâu sắc, khách quan hơn những thành tích đạt được, từ đó rút ra những kinh nghiệm quý thực hiện ngày càng có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị được giao trong thời kỳ mới, với những yêu cầu ngày càng cao.
Giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng đề nghị Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng cần tập trung cụ thể hóa các nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới, đặc biệt chú trọng công tác tham mưu, đưa vào thực tiễn các nội dung Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; không ngừng đổi mới, nâng cao toàn diện chất lượng nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo, trong đó gắn nghiên cứu với giảng dạy, lấy kết quả nghiên cứu để phục vụ trực tiếp cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy.
Việc đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy-đào tạo phải được thực hiện với quyết tâm cao, có sự tiếp thu, quán triệt phương châm: “Kỷ cương, đồng bộ, đổi mới, hiệu quả".
Cùng với đó, Viện coi trọng kết hợp giữa nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chuyên sâu về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam; đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu, tuyên truyền về thân thế, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh ở trong và ngoài nước.
Theo giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng cần tích cực, chủ động trong việc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của đơn vị, đặc biệt chú trọng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Đội ngũ này phải đủ về số lượng, hội đủ các tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, phong cách làm việc; sâu về trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm thực tiễn, khoa học, sáng tạo về phương pháp, kỹ năng nghiên cứu, giảng dạy.
Tiến sỹ Lý Việt Quang, Phó Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng cho biết năm 1987, trước đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới và yêu cầu của công tác tư tưởng, lý luận, Trung ương Đảng đã chỉ đạo tăng cường công tác nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngày 19-8-1987, Viện trưởng Viện Mác-Lênin đã ký quyết định số 577/QĐ-ML thành lập Viện nghiên cứu Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh tụ khác của Đảng - cơ quan duy nhất của quốc gia có nhiệm vụ nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng. Đây là tiền thân của Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng.
Hiện nay, Viện có 24 cán bộ đang làm việc với cơ cấu trình độ là 6 phó giáo sư, tiến sỹ; 7 tiến sỹ; 6 nghiên cứu sinh; 2 thạc sỹ; 2 cử nhân. Viện đang đảm nhiệm chủ trì tất cả các loại đề tài từ cấp Nhà nước, Ban Bí thư giao đến cấp Bộ trọng điểm, cấp bộ, cấp cơ sở với những nội dung phong phú mang tính lý luận, thực tiễn về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng.
Viện còn phụ trách giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh ở tất cả các hệ lớp của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tham gia đào tạo cao học, nghiên cứu sinh Hồ Chí Minh học, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Sự trưởng thành và những thành tựu của Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng được ghi nhận bằng những phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước đã trao tặng Viện như: Huân chương Độc lập hạng Nhì và hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhất và hạng Ba; Bằng khen của Chính phủ./.
Bà Hồ Thị Kim Thoa bị miễn nhiệm chức Thứ trưởng Bộ Công Thương  (16/08/2017)
EU sẽ trả đũa Mỹ theo kịch bản nào?  (16/08/2017)
Hưng Yên: Tăng cường kết nối tiêu thụ sản phẩm  (16/08/2017)
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ Timo Lét-xtê  (15/08/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Công ty Tokyo Gas (Nhật Bản)  (15/08/2017)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên