Hưng Yên: Tăng cường kết nối tiêu thụ sản phẩm
Tại Hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm, tăng cường hoạt động liên kết trong chuỗi cung ứng hàng Việt Nam, hỗ trợ gắn kết bền vững giữa doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối tại Hưng Yên, gần 160 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của tỉnh Hưng Yên và các tỉnh, thành phố trên cả nước đã tham dự.
Thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, tỉnh Hưng Yên rất coi trọng đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, tạo ra vùng sản xuất thâm canh, chuyên canh đạt tiêu chuẩn VietGAP, có giá trị cao. Nhiều mặt hàng nông sản của Hưng Yên đã và đang khẳng định vị thế trên thị trường như nhãn lồng, nghệ, tinh bột nghệ, chuối, vải lai chín sớm, rau sạch, thịt gia súc, gia cầm, thủy sản sạch cung cấp cho các tỉnh, thành phố lân cận… Bên cạnh đó, tỉnh Hưng Yên còn triển khai thực hiện nhiều chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ kết nối trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Cùng với hoạt động xúc tiến thương mại, Hưng Yên đã hỗ trợ, xây dựng thành công các mô hình liên kết sản xuất cung ứng thực phẩm an toàn được quản lý theo chuỗi như: sản phẩm rau an toàn; thịt an toàn, cá an toàn… Nhiều sản phẩm có thế mạnh, đặc sản của Hưng Yên và các địa phương vùng miền đã được quảng bá rộng rãi, từng bước thâm nhập vào các kênh phân phối hiện đại.
Theo Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hưng Yên Nguyễn Văn Thơ, Hưng Yên và các địa phương, vùng, miền khác có nhiều sản phẩm thế mạnh, đặc sản được quảng bá rộng rãi, từng bước thâm nhập vào các kênh phân phối hiện đại. Hầu hết các sản phẩm đã có mặt tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và được người tiêu dùng ưa chuộng, cơ bản khắc phục được tình trạng “được mùa rớt giá”. Tuy nhiên, quy mô sản xuất nhóm sản phẩm nông sản của Hưng Yên còn hạn chế, do vậy để đáp ứng các đơn hàng lớn nhiều thời điểm chưa kịp thời. Hưng Yên còn thiếu doanh nghiệp đầu mối thu gom hàng hóa, các cơ sở sản xuất và cầu nối với các doanh nghiệp phân phối, các siêu thị từ các địa phương khác nên phần nào hạn chế việc đặt hàng tiêu thụ của các doanh nghiệp, chuỗi siêu thị. Bên cạnh đó, quản lý thị trường tiêu thụ nông sản có nơi chưa chặt chẽ dẫn đến một số sản phẩm có thương hiệu bị lạm dụng về danh tiếng, bị pha trộn với các sản phẩm khác làm giảm uy tín và sức cạnh tranh trên thị trường.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên Nguyễn Minh Quang cho biết, việc tổ chức các hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Qua đó, tập trung thúc đẩy tiêu thụ một số nông sản có sản lượng lớn, đặc sản vùng, miền, sản phẩm có chất lượng lớn của Hưng Yên và các tỉnh, thành phố khác. Tỉnh Hưng Yên đề nghị các tỉnh, thành phố, đặc biệt là Hà Nội, Hải Phòng… tăng cường hoạt động thông tin, hỗ trợ kết nối tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm hàng hóa của tỉnh tham gia vào các kênh phân phối./.
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ Timo Lét-xtê  (15/08/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Công ty Tokyo Gas (Nhật Bản)  (15/08/2017)
Điện mừng kỷ niệm lần thứ 70 ngày Độc lập của nước Cộng hòa Ấn Độ  (15/08/2017)
Điện mừng Quốc khánh Công quốc Liechtenstein  (15/08/2017)
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tiếp Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Điều hành Tập đoàn AIA  (15/08/2017)
Tây Bắc ưu tiên ổn định đời sống người dân sau lũ quét  (15/08/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay