Cộng đồng ASEAN: Việt Nam ghi dấu ấn trong sự phát triển của ASEAN
ASEAN đã trải qua quá trình phát triển nửa thế kỷ với nhiều thăng trầm để trở thành một tổ chức hợp tác khu vực được đánh giá là thành công trên thế giới. Nhân dịp này, phóng viên TTXVN tại Indonesia đã có cuộc trao đổi với Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Nguyễn Hoành Năm về những thành tựu của ASEAN, cũng như vai trò của Việt Nam trong quá trình này.
Đại sứ Nguyễn Hoành Năm nhận định kể từ khi được thành lập cách đây 50 năm, ASEAN đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng, được cộng đồng quốc tế công nhận.
ASEAN hiện nay là một tổ chức khu vực với đầy đủ 10 quốc gia Đông Nam Á, có vai trò ngày càng quan trọng trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực.
Đông Nam Á hiện nay không còn là khu vực của xung đột và đây chính là thành tựu rất lớn của ASEAN.
Trong nhiều năm, ASEAN được coi là một trong những nền kinh tế năng động và có tốc độ phát triển cao trên thế giới.
Cộng đồng Kinh tế ASEAN hiện đang là nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á và lớn thứ 6 trên thế giới, với tổng sản phẩm nội khối (GDP) khoảng 2,55 nghìn tỷ USD; đang là thị trường, là môi trường đầu tư hấp dẫn với các nước, các tổ chức trên thế giới.
Một thành tựu quan trọng nữa là ASEAN đã khẳng định được vị thế và vai trò của một tổ chức khu vực, một đối tác không thể thiếu của cộng đồng quốc tế về chính trị - an ninh và kinh tế.
Đặc biệt, ASEAN đang đóng vai trò dẫn dắt, vai trò trung tâm đối với các cơ chế ở khu vực, được các nước lớn, các tổ chức quốc tế coi trọng và tranh thủ.
Đại sứ Nguyễn Hoành Năm nêu rõ trong 22 năm kể từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã rất tích cực và chủ động tham gia các công việc của ASEAN, đóng góp cho thành công chung của khối như ngày hôm nay.
Cụ thể, Việt Nam đã có đóng góp trong việc hiện thực hóa tầm nhìn về một ASEAN bao gồm 10 nước Đông Nam Á khi tích cực thúc đẩy kết nạp Lào, Myanmar và Campuchia vào ASEAN.
Trong quá trình phát triển, liên kết của ASEAN, Việt Nam đã tích cực tham gia và đóng góp vào việc xây dựng và triển khai những quyết sách chiến lược, những bước đi định hướng cho hợp tác của ASEAN, cũng như giữa ASEAN với bên ngoài thông qua các sáng kiến, đề xuất được các nước ghi nhận và đánh giá cao.
Việt Nam luôn tích cực đóng góp trong việc thúc đẩy đoàn kết, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN, đặc biệt trong việc duy trì hòa bình, an ninh ở khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Đại sứ nhấn mạnh Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc triển khai các dòng hành động trong các kế hoạch, chương trình của ASEAN, qua đó đóng góp cho việc hình thành và phát triển của cộng đồng ASEAN như ngày nay.
Đại sứ khẳng định các bước phát triển của ASEAN đều có dấu ấn đóng góp của Việt Nam.
Trong bối cảnh những diễn biến ở khu vực và thế giới hiện đang đặt ra cho ASEAN không ít thách thức, để đạt được các mục tiêu đặt ra trong Tầm nhìn ASEAN 2025, Đại sứ cho rằng, ASEAN cần tăng cường đoàn kết, hợp tác, tìm tiếng nói chung trong việc xử lý các thách thức ở khu vực, đặc biệt là các vấn đề quan trọng liên quan đến hòa bình, ổn định, an ninh và thịnh vượng ở khu vực.
ASEAN cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ đẩy mạnh liên kết nội khối, tăng cường sức mạnh của mình thông qua việc triển khai hiệu quả các kế hoạch tổng thể của Tầm nhìn 2025 về chính trị - an ninh, về kinh tế, về văn hóa xã hội; triển khai hiệu quả Kế hoạch tổng thể về kết nối 2025 (MPAC 2025); Kế hoạch công tác III về Sáng kiến liên kết ASEAN, trong đó cần đặc biệt chú trọng hơn đến vai trò và sự tham gia của người dân...
Bên cạnh đó, ASEAN cần tiếp tục cải tiến bộ máy, thể chế, quy trình hoạt động, nâng cao hơn nữa tính hiệu quả, tính phản ứng trong bối cảnh tình hình diễn ra nhanh chóng như hiện nay.
Về đối ngoại, Đại sứ cho biết ASEAN cần có cách tiếp cận mới để tăng cường quan hệ đối ngoại với các nước, đặc biệt là các nước lớn, với các tổ chức; tiếp tục phát huy vai trò trung tâm trong các cấu trúc khu vực; thúc đẩy tự do hóa, hội nhập kinh tế, trong đó có việc sớm hoàn tất một số thỏa thuận về khu vực tự do hóa thương mại với một số đối tác…
Theo Đại sứ, với chủ trương coi trọng vị trí và vai trò chiến lược của ASEAN, Việt Nam sẽ tiếp tục tích cực, chủ động đóng góp vào tiến trình phát triển của ASEAN trong thời gian tới thông qua các sáng kiến và hành động cụ thể.
Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại ASEAN sẽ tiếp tục làm tốt công tác tham mưu và triển khai các bước đi đối với ASEAN trong bối cảnh mới của tình hình hiện nay./.
Về quyền có đủ điều kiện sống ở Việt Nam  (01/08/2017)
VietinBank chào đón Thực tập sinh tiềm năng năm 2017  (01/08/2017)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 24 đến ngày 30-7-2017  (01/08/2017)
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam (VPSF) lần thứ 2 - năm 2017  (31/07/2017)
Cảnh cáo, kiến nghị miễn nhiệm chức vụ của bà Hồ Thị Kim Thoa  (31/07/2017)
Đối tượng bị truy nã Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú cơ quan công an  (31/07/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên