Hiệp ước hữu nghị và hợp tác mang lại lợi ích thực sự cho Lào
Nhằm thiết thực kỷ niệm 40 năm ngày hai nước ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam-Lào và 55 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, ngày 24-7, tại Hội trường Đại học Quốc gia Lào ở thủ đô Vientiane, Bộ Giáo dục-Thể thao Lào đã tổ chức buổi nói chuyện về quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam, Việt Nam-Lào cho các trường bên cạnh Bộ Giáo dục-Thể thao Lào và các sinh viên của Trường Đại học Quốc gia Lào.
Về mục đích của buổi nói chuyện, Thứ trưởng Bộ Giáo dục-Thể thao Lào Kongsy Sengmany nhấn mạnh quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam, Việt Nam-Lào là nhân tố quyết định thành công và thắng lợi của cách mạng hai nước trong quá khứ, đồng thời cũng là nhân tố nền tảng mang lại sự phát triển vững mạnh của hai nước hiện nay. Vì vậy, việc hiểu rõ về nguồn gốc của mối quan hệ này là rất quan trọng.
Trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến đổi khó lường như hiện nay, việc tuyên truyền, giáo dục cho các cán bộ, đảng viên, nhân dân các tầng lớp, đặc biệt là tầng lớp giáo viên và sinh viên hiểu rõ về truyền thống quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào-Việt Nam có ý nghĩa hết sức sống còn đối với việc tiếp tục duy trì và vun đắp cho quan hệ đặc biệt giữa hai nước.
Tại buổi nói chuyện, nguyên Phó Thủ tướng Lào Somsavat Lengsavath đã điểm lại các dấu mốc trong quan hệ hai nước, tập trung giải thích lý do về tầm quan trọng của Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác; vì sao Lào và Việt Nam ký văn kiện này cũng như những nội dung trong đó. Ông cũng liệt kê những giúp đỡ, hỗ trợ của Việt Nam dành cho Lào cũng như hợp tác giữa Lào và Việt Nam trong từng lĩnh vực chính trị, giáo dục, kinh tế, thương mại, giao thông vận tải, an ninh quốc phòng… đồng thời nêu bật những lợi ích mà người dân, đất nước Lào và người dân và đất nước Việt Nam được hưởng từ những giúp đỡ và hợp tác nói trên của hai nước.
Nguyên Phó Thủ tướng Lào nhấn mạnh: “Không phải tự nhiên trong mọi bức điện mừng, các diễn văn trong các sự kiện trọng đại, hay trong các cuộc gặp gỡ của lãnh đạo hai nước, Lãnh đạo Lào thường nói cảm ơn về sự giúp đỡ to lớn, kịp thời và toàn diện mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho Lào. Bởi trên thực tế, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã luôn làm như vậy cả trong những năm hai nước cùng chống lại kẻ thù chung, cũng như trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước hiện nay".
Nguyên Phó Thủ tướng Lào căn dặn và khẳng định Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác đã thực sự mang lại lợi ích cho Lào, giúp nước Lào có được sự ổn định và phát triển cho đến ngày hôm nay.
Căn dặn các giáo viên, sinh viên tại buổi trò chuyện, nguyên Phó Thủ tướng Lào Somsavat Lengsavath nhấn mạnh các giáo viên và sinh viên phải luôn hiểu rõ về truyền thống quan hệ đặc biệt Lào-Việt; luôn nhớ về sự giúp đỡ to lớn, vô tư trong sáng của người bạn Việt Nam, đặc biệt phải hiểu rõ, tại sao Việt Nam và Lào phải luôn đoàn kết và không bao giờ có thể rời bỏ nhau cho dù Lào cũng như Việt Nam cùng triển khai chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa.
Trong bối cảnh tình hình phức tạp hiện nay, khi các đối tượng phản động vẫn đang ra sức xuyên tạc, tìm mọi thủ đoạn nhằm chia rẽ sự đoàn kết của hai nước, với tư cách là những giảng viên, những sinh viên đại diện cho tầng lớp trí thức của Lào, các giảng viên, sinh viên cần có trách nhiệm tuyên truyền, gìn giữ và tiếp tục vun đắp cho quan hệ Lào-Việt để mối quan hệ này mãi mãi trường tồn với thời gian.
Là sinh viên năm thứ tư tại Trường Đại học Quốc gia Lào, Chaythong Vilaythong cảm thấy rất vinh dự khi được tham dự buổi nói chuyện, bởi nó giúp em hiểu thêm và nhận thức được trách nhiệm của bản thân cũng như của thế hệ trẻ trong việc gìn giữ và vun đắp cho quan hệ Lào-Việt.
Em cho biết: “Tôi sẽ cố gắng học tập, nghiên cứu thật giỏi để góp phần xây dựng đất nước, luôn chú trọng gìn giữ và vun đắp cho quan hệ Lào-Việt, để hai nước cùng phát triển, xứng đáng với sự hy sinh xương máu của thế hệ cha ông hai nước".
Thứ trưởng Bộ Giáo dục-Thể thao Lào, đồng chí Kongsy Sengmany cho biết đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về truyền thống quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hai nước luôn là sách lược được Đảng và Chính phủ Lào và Việt Nam chú trọng trong nhiều năm qua.
Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục-Thể thao Lào sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ sở giáo dục trên cả nước, đặc biệt là tại các dự án hợp tác giáo dục Lào-Việt Nam, tổ chức các hoạt động như nói chuyện, diễn thuyết, giao lưu với học sinh, sinh viên nhằm thiết thực kỷ niệm Năm Đoàn kết, Hữu nghị Lào-Việt Nam 2017./.
Một số hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại tỉnh Hà Tĩnh  (24/07/2017)
Sống mãi những dòng tin, bức ảnh của các nhà báo-chiến sỹ TTXVN  (24/07/2017)
Tưởng niệm các chiến sỹ hy sinh ở Trại giam tù binh Cộng sản Việt Nam  (24/07/2017)
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm và làm việc tại Australia  (24/07/2017)
Chủ tịch Quốc hội Bangladesh kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam  (24/07/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay