Phát huy tinh thần tự lực, tự cường của người có công với cách mạng
22:06, ngày 22-07-2017
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh-Liệt sỹ (27-7-1947 - 27-7-2017), chiều 22-7-2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự Hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện chính sách người có công với cách mạng của tỉnh Quảng Nam - địa phương có số lượng người có công nhiều nhất cả nước, chiếm tới 23% dân số.
Dự buổi lễ có hơn 400 đại biểu là các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, lão thành cách mạng và đại diện các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ toàn tỉnh.
Mất mát, hy sinh nhiều nhất cả nước
Những năm qua, Quảng Nam luôn cố gắng thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, triển khai hiệu quả chương trình chăm sóc thân nhân gia đình liệt sỹ, thương bệnh binh, người có công trên địa bàn tỉnh. Đến nay, qua xác nhận hồ sơ đề nghị, toàn tỉnh đã được công nhận hơn 65.400 liệt sỹ với hơn 135.000 thân nhân; hơn 30.500 thương bệnh binh; hơn 45.300 người có công giúp đỡ cách mạng; hơn 11.700 người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày...
Đặc biệt, toàn tỉnh có 14.795 bà mẹ được Đảng, Nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng (nhiều nhất cả nước), trong đó 914 mẹ còn sống...
Bên cạnh việc giải quyết các chế độ ưu đãi đối với người có công và thân nhân được thực hiện kịp thời, nhất là các chính sách mới được ban hành, ngoài hàng chục nghìn người hưởng trợ cấp một lần, hiện toàn tỉnh có gần 60.000 người đang hưởng trợ cấp hàng tháng. Kinh phí chi trả trợ cấp ưu đãi người có công khoảng 1.300 tỷ đồng/năm.
Đến nay toàn tỉnh có 97,28% số gia đình chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình ở khu dân cư, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện. Từ nguồn ngân sách của Trung ương, của tỉnh, nguồn vận động Quỹ đền ơn đáp nghĩa, tỉnh đã hỗ trợ người có công xây mới và sửa chữa 55.396 nhà ở.
Dịp kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh-liệt sỹ năm nay, tỉnh đã vận động được các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa cho 914 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống của tỉnh với tổng số tiền hơn 4,5 tỷ đồng (5 triệu đồng/sổ) và hơn 3,5 tỷ đồng cho các hoạt động đền ơn đáp nghĩa khác.
Ngoài kinh phí hỗ trợ của Trung ương gần 162 tỷ đồng, tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố đã huy động hơn 114,8 tỷ đồng nâng cấp hoàn chỉnh 65 nghĩa trang liệt sỹ, xây 48 đài tưởng niệm ở nghĩa trang liệt sỹ, nhà bia ghi tên liệt sỹ và nhiều công trình ghi công liệt sỹ khác; sửa chữa, tôn tạo 69.801 lượt mộ liệt sỹ. Phát biểu tại Hội nghị, với tư cách một người con xứ Quảng - vùng đất thấm đượm biết bao xương máu của các Anh hùng, liệt sỹ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Quảng Nam là nơi hy sinh, mất mát nhiều nhất cả nước. Mảnh đất Quảng Nam kiên cường, bất khuất với những người con trung dũng, kiên cường, những Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng đã góp phần làm nên những chiến thắng vĩ đại, những chiến công oanh liệt trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất miền Nam, thu non sông về một mối.
Thủ tướng cũng gửi lời biết ơn sâu sắc đến thân nhân các Anh hùng, thương binh, liệt sỹ, cựu chiến binh, con em của hơn 40 tỉnh thành cả nước đã tham gia chiến đấu trên chiến trường Quảng Nam năm xưa.
Công tác đền ơn đáp nghĩa là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh chiến tranh đã qua đi 42 năm, phát huy truyền thống tốt đẹp uống nước nhớ nguồn của dân tộc, cả nước đã thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công, xác định đó là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng đánh giá cao cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp tỉnh Quảng Nam đã có nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực để tưởng nhớ, tri ân những người đã hy sinh xương máu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Căn dặn địa phương không được tự hài lòng về những kết quả đạt được trong công tác chăm sóc người có công, Thủ tướng chỉ rõ vẫn còn nhiều việc trước mắt và lâu dài cần thực hiện tốt hơn nữa và phải thực hiện với tất cả tấm lòng tri ân, tinh thần sâu sát, cụ thể đối với thân nhân từng gia đình người có công.
Bày tỏ sự trân trọng, khâm phục trước những cố gắng to lớn của các thương, bệnh binh, người có công đã chia sẻ khó khăn với đất nước, Thủ tướng nhấn mạnh chính các thương, bệnh binh, với tấm gương tàn nhưng không phế đã vượt qua mất mát đau thương, chiến thắng thương tật, bệnh tật, tiếp tục mang sức lực, trí tuệ của mình đóng góp xây dựng gia đình, quê hương giàu đẹp. Thủ tướng vui mừng khi được biết, cùng với sự chăm lo của Đảng, Nhà nước và xã hội, nhiều thương binh, bệnh binh đã nỗ lực vươn lên, phát huy truyền thống tốt đẹp, đạt được những thành tích quan trọng và trở thành những tấm gương tiêu biểu, nêu gương cho gia đình và xã hội.
Nhiệt liệt biểu dương những tấm gương của người có công và gia đình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công tiếp tục vươn lên khắc phục khó khăn, gương mẫu thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp hơn.
Thủ tướng cho biết bên cạnh việc tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, liệt sỹ để giáo dục truyền thống chung, Đảng, Nhà nước còn tổ chức Hội nghị biểu dương người có công tiêu biểu từ Trung ương đến cấp xã để các gia đình chính sách và con em phát huy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên khắc phục khó khăn, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Trăn trở khi người có công còn gặp khó khăn
“Chúng ta chưa thể yên lòng khi cuộc sống của một số gia đình người có công còn nhiều khó khăn. Việc chăm sóc sức khỏe khi đau yếu, việc chữa trị những vết thương do chiến tranh để lại, việc chăm lo học hành, giải quyết việc làm chưa được chu đáo. Vẫn còn những gia đình chưa được hưởng đầy đủ chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước ta. Nhiều trường hợp người có công chưa hoàn tất được hồ sơ để được hưởng chế độ và đến nay vẫn còn nhiều liệt sỹ chưa tìm được hài cốt, chưa xác định được danh tính,” Thủ tướng trăn trở.
Vì lý do đó, Thủ tướng mong muốn trong phạm vi quốc gia và tỉnh Quảng Nam, phấn đấu đến 2020, 100% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú; giải quyết căn bản hồ sơ tồn đọng xác nhận người có công với cách mạng.
Giao nhiệm vụ cho cấp ủy, chính quyền tỉnh Quảng Nam, Thủ tướng chỉ đạo, cùng với việc phát triển toàn diện, mạnh mẽ kinh tế-xã hội, cần tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác đền ơn, đáp nghĩa, thực hiện đầy đủ, chu đáo các chính sách ưu đãi người có công theo quy định, nhất là công tác giáo dục, dạy nghề, việc làm. Tỉnh cần duy trì việc lập hồ sơ đề nghị phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, rà soát, phát hiện các trường hợp chính sách còn sót, hướng dẫn kê khai, hoàn thiện hồ sơ để người có công được thụ hưởng đầy đủ chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước. Thủ tướng phê bình một số nơi nhận thức chưa đầy đủ, đã dừng lại việc khen thưởng Anh hùng lực lượng vũ trang, Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng và nhấn mạnh cần tiếp tục làm công tác này tốt hơn nữa với yêu cầu minh bạch, chính xác, không để sót.
Thủ tướng cũng mong muốn Quảng Nam tiếp tục huy động nguồn lực hỗ trợ gần 9.000 ngôi nhà ở đối với người có công đã được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thẩm định để giải quyết cơ bản vấn đề này trước 2020; làm tốt hơn nữa công tác tu bổ nghĩa trang liệt sỹ; tiếp tục tìm kiếm, quy tập cất bốc hài cốt liệt sỹ, tạo điều kiện cho thân nhân gia đình liệt sỹ phía Bắc vào tìm kiếm hài cốt liệt sỹ trên địa bàn.
Tỉnh cũng cần quan tâm chăm lo các Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống, để các mẹ có cuộc sống tốt hơn; chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ cho các mẹ. Cùng với đó, đẩy mạnh hơn nữa phong trào đền ơn, đáp nghĩa với các hình thức thường xuyên, sâu rộng và hiệu quả, thực hiện tốt hơn nữa phương châm Nhà nước, nhân dân, người có công cùng nhau đoàn kết vươn lên; làm tốt công tác giáo dục tuyên truyền, nâng cao nhận thức về truyền thống yêu nước và đạo lý uống nước nhớ nguồn trong mọi tầng lớp nhân dân nhất là thế hệ trẻ để nhận thức rõ cuộc chiến đấu ngày hôm qua là để có tương lai ngày hôm nay và trong thành quả mà chúng ta đang hưởng, có biết bao nhiêu xương máu của các Anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống để giành độc lập tự do cho Tổ quốc.
“Phải biến nhận thức và tình cảm tốt đẹp đó thành những hành động thiết thực trong việc thực hiện chính sách ưu đãi, chăm lo cho người có công, gia đình thương binh, liệt sỹ,” Thủ tướng nhấn mạnh.
Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm hỏi, tặng quà một số gia đình chính sách, người có công trên địa bàn tỉnh Quảng Nam./.
Mất mát, hy sinh nhiều nhất cả nước
Những năm qua, Quảng Nam luôn cố gắng thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, triển khai hiệu quả chương trình chăm sóc thân nhân gia đình liệt sỹ, thương bệnh binh, người có công trên địa bàn tỉnh. Đến nay, qua xác nhận hồ sơ đề nghị, toàn tỉnh đã được công nhận hơn 65.400 liệt sỹ với hơn 135.000 thân nhân; hơn 30.500 thương bệnh binh; hơn 45.300 người có công giúp đỡ cách mạng; hơn 11.700 người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày...
Đặc biệt, toàn tỉnh có 14.795 bà mẹ được Đảng, Nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng (nhiều nhất cả nước), trong đó 914 mẹ còn sống...
Bên cạnh việc giải quyết các chế độ ưu đãi đối với người có công và thân nhân được thực hiện kịp thời, nhất là các chính sách mới được ban hành, ngoài hàng chục nghìn người hưởng trợ cấp một lần, hiện toàn tỉnh có gần 60.000 người đang hưởng trợ cấp hàng tháng. Kinh phí chi trả trợ cấp ưu đãi người có công khoảng 1.300 tỷ đồng/năm.
Đến nay toàn tỉnh có 97,28% số gia đình chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình ở khu dân cư, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện. Từ nguồn ngân sách của Trung ương, của tỉnh, nguồn vận động Quỹ đền ơn đáp nghĩa, tỉnh đã hỗ trợ người có công xây mới và sửa chữa 55.396 nhà ở.
Dịp kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh-liệt sỹ năm nay, tỉnh đã vận động được các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa cho 914 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống của tỉnh với tổng số tiền hơn 4,5 tỷ đồng (5 triệu đồng/sổ) và hơn 3,5 tỷ đồng cho các hoạt động đền ơn đáp nghĩa khác.
Ngoài kinh phí hỗ trợ của Trung ương gần 162 tỷ đồng, tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố đã huy động hơn 114,8 tỷ đồng nâng cấp hoàn chỉnh 65 nghĩa trang liệt sỹ, xây 48 đài tưởng niệm ở nghĩa trang liệt sỹ, nhà bia ghi tên liệt sỹ và nhiều công trình ghi công liệt sỹ khác; sửa chữa, tôn tạo 69.801 lượt mộ liệt sỹ. Phát biểu tại Hội nghị, với tư cách một người con xứ Quảng - vùng đất thấm đượm biết bao xương máu của các Anh hùng, liệt sỹ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Quảng Nam là nơi hy sinh, mất mát nhiều nhất cả nước. Mảnh đất Quảng Nam kiên cường, bất khuất với những người con trung dũng, kiên cường, những Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng đã góp phần làm nên những chiến thắng vĩ đại, những chiến công oanh liệt trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất miền Nam, thu non sông về một mối.
Thủ tướng cũng gửi lời biết ơn sâu sắc đến thân nhân các Anh hùng, thương binh, liệt sỹ, cựu chiến binh, con em của hơn 40 tỉnh thành cả nước đã tham gia chiến đấu trên chiến trường Quảng Nam năm xưa.
Công tác đền ơn đáp nghĩa là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh chiến tranh đã qua đi 42 năm, phát huy truyền thống tốt đẹp uống nước nhớ nguồn của dân tộc, cả nước đã thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công, xác định đó là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng đánh giá cao cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp tỉnh Quảng Nam đã có nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực để tưởng nhớ, tri ân những người đã hy sinh xương máu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Căn dặn địa phương không được tự hài lòng về những kết quả đạt được trong công tác chăm sóc người có công, Thủ tướng chỉ rõ vẫn còn nhiều việc trước mắt và lâu dài cần thực hiện tốt hơn nữa và phải thực hiện với tất cả tấm lòng tri ân, tinh thần sâu sát, cụ thể đối với thân nhân từng gia đình người có công.
Bày tỏ sự trân trọng, khâm phục trước những cố gắng to lớn của các thương, bệnh binh, người có công đã chia sẻ khó khăn với đất nước, Thủ tướng nhấn mạnh chính các thương, bệnh binh, với tấm gương tàn nhưng không phế đã vượt qua mất mát đau thương, chiến thắng thương tật, bệnh tật, tiếp tục mang sức lực, trí tuệ của mình đóng góp xây dựng gia đình, quê hương giàu đẹp. Thủ tướng vui mừng khi được biết, cùng với sự chăm lo của Đảng, Nhà nước và xã hội, nhiều thương binh, bệnh binh đã nỗ lực vươn lên, phát huy truyền thống tốt đẹp, đạt được những thành tích quan trọng và trở thành những tấm gương tiêu biểu, nêu gương cho gia đình và xã hội.
Nhiệt liệt biểu dương những tấm gương của người có công và gia đình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công tiếp tục vươn lên khắc phục khó khăn, gương mẫu thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp hơn.
Thủ tướng cho biết bên cạnh việc tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, liệt sỹ để giáo dục truyền thống chung, Đảng, Nhà nước còn tổ chức Hội nghị biểu dương người có công tiêu biểu từ Trung ương đến cấp xã để các gia đình chính sách và con em phát huy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên khắc phục khó khăn, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Trăn trở khi người có công còn gặp khó khăn
“Chúng ta chưa thể yên lòng khi cuộc sống của một số gia đình người có công còn nhiều khó khăn. Việc chăm sóc sức khỏe khi đau yếu, việc chữa trị những vết thương do chiến tranh để lại, việc chăm lo học hành, giải quyết việc làm chưa được chu đáo. Vẫn còn những gia đình chưa được hưởng đầy đủ chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước ta. Nhiều trường hợp người có công chưa hoàn tất được hồ sơ để được hưởng chế độ và đến nay vẫn còn nhiều liệt sỹ chưa tìm được hài cốt, chưa xác định được danh tính,” Thủ tướng trăn trở.
Vì lý do đó, Thủ tướng mong muốn trong phạm vi quốc gia và tỉnh Quảng Nam, phấn đấu đến 2020, 100% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú; giải quyết căn bản hồ sơ tồn đọng xác nhận người có công với cách mạng.
Giao nhiệm vụ cho cấp ủy, chính quyền tỉnh Quảng Nam, Thủ tướng chỉ đạo, cùng với việc phát triển toàn diện, mạnh mẽ kinh tế-xã hội, cần tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác đền ơn, đáp nghĩa, thực hiện đầy đủ, chu đáo các chính sách ưu đãi người có công theo quy định, nhất là công tác giáo dục, dạy nghề, việc làm. Tỉnh cần duy trì việc lập hồ sơ đề nghị phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, rà soát, phát hiện các trường hợp chính sách còn sót, hướng dẫn kê khai, hoàn thiện hồ sơ để người có công được thụ hưởng đầy đủ chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước. Thủ tướng phê bình một số nơi nhận thức chưa đầy đủ, đã dừng lại việc khen thưởng Anh hùng lực lượng vũ trang, Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng và nhấn mạnh cần tiếp tục làm công tác này tốt hơn nữa với yêu cầu minh bạch, chính xác, không để sót.
Thủ tướng cũng mong muốn Quảng Nam tiếp tục huy động nguồn lực hỗ trợ gần 9.000 ngôi nhà ở đối với người có công đã được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thẩm định để giải quyết cơ bản vấn đề này trước 2020; làm tốt hơn nữa công tác tu bổ nghĩa trang liệt sỹ; tiếp tục tìm kiếm, quy tập cất bốc hài cốt liệt sỹ, tạo điều kiện cho thân nhân gia đình liệt sỹ phía Bắc vào tìm kiếm hài cốt liệt sỹ trên địa bàn.
Tỉnh cũng cần quan tâm chăm lo các Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống, để các mẹ có cuộc sống tốt hơn; chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ cho các mẹ. Cùng với đó, đẩy mạnh hơn nữa phong trào đền ơn, đáp nghĩa với các hình thức thường xuyên, sâu rộng và hiệu quả, thực hiện tốt hơn nữa phương châm Nhà nước, nhân dân, người có công cùng nhau đoàn kết vươn lên; làm tốt công tác giáo dục tuyên truyền, nâng cao nhận thức về truyền thống yêu nước và đạo lý uống nước nhớ nguồn trong mọi tầng lớp nhân dân nhất là thế hệ trẻ để nhận thức rõ cuộc chiến đấu ngày hôm qua là để có tương lai ngày hôm nay và trong thành quả mà chúng ta đang hưởng, có biết bao nhiêu xương máu của các Anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống để giành độc lập tự do cho Tổ quốc.
“Phải biến nhận thức và tình cảm tốt đẹp đó thành những hành động thiết thực trong việc thực hiện chính sách ưu đãi, chăm lo cho người có công, gia đình thương binh, liệt sỹ,” Thủ tướng nhấn mạnh.
Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm hỏi, tặng quà một số gia đình chính sách, người có công trên địa bàn tỉnh Quảng Nam./.
Việt Nam giúp đỡ vật chất, tinh thần giúp xây dựng đất nước Campuchia  (22/07/2017)
Tổng Bí thư dự lễ khánh thành Đài Hữu nghị Việt Nam-Campuchia  (22/07/2017)
Vinh quang thuộc về những người con ưu tú ngã xuống vì hai dân tộc  (22/07/2017)
"Dấu mốc lịch sử quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Campuchia"  (22/07/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên