Bà Rịa-Vũng Tàu đang đứng trước những bước ngoặt của sự phát triển
22:55, ngày 21-07-2017
TCCSĐT - Tiếp tục chuyến công tác các tỉnh phía Nam, sau khi đi thị sát Cảng Cái Mép-Thị Vải, chiều 21-7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn công tác của Chính phủ đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu - một địa phương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sở hữu tới 93% tổng trữ lượng dầu mỏ và 16% tổng trữ lượng khí thiên nhiên của cả nước.
Đây cũng là tỉnh đứng thứ 3 cả nước về thu ngân sách với mức 67 ngàn tỷ đồng/năm.
Lợi thế so sánh đặc biệt
Bà Rịa-Vũng Tàu được Trung ương xác định là cửa ngõ của vùng với nhiều tiềm năng phong phú và được Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển hiện đại, đồng thời còn nằm trong vùng trọng điểm của Chương trình du lịch quốc gia.
Ngoài dầu khí, đây còn là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước với Trung tâm điện lực Phú Mỹ và Nhà máy điện Bà Rịa chiếm 40% tổng công suất điện năng của cả nước (trên 4000 MW trên tổng số gần 10.000 MW của cả nước).
Về lĩnh vực cảng biển, kể từ khi Chính phủ có chủ trương di dời các cảng tại nội ô Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu trở thành trung tâm cảng biển chính của khu vực Đông Nam bộ, thuộc nhóm cảng biển số 5 bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. Tính đến năm 2016, toàn tỉnh có 28 cảng đang hoạt động với tổng công suất khoảng 87 triệu tấn/năm.
Đáng chú ý, tháng 2, Cảng Cái Mép-Thị Vải đã đón được tàu container có trọng tải đến 194.000 tấn cập cảng, đi thẳng sang các nước châu Âu, châu Mỹ, không qua trung chuyển.
Không chỉ là cửa ngõ giao thương của khu vực miền Nam, nằm gần đường hàng hải quốc tế, địa phương này còn là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước. Nổi tiếng đẹp nhất thành phố Vũng Tàu là bãi biển Thùy Vân hay còn gọi là Bãi Sau nằm ở đường Thùy Vân. Ngoài ra, dọc bờ biển Long Hải, Xuyên Mộc còn có nhiều bãi biển đẹp và khu du lịch lớn hồ Tràm MGM, Vietso resort....
Hiện, toàn tỉnh có 278 khách sạn, resort, nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch với khoảng trên 10.833 phòng ngủ. Hàng năm, các cơ sở dịch vụ du lịch đón và phục vụ khoảng trên 15 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 2,5 triệu lượt khách lưu trú.
Là vùng kinh tế thềm lục địa và hải đảo với diện tích thềm lục địa trên 100.000 km2, Bà Rịa-Vũng Tàu có điều kiện thuận lợi để thúc đẩy khai thác dầu khí, đánh bắt hải sản, dịch vụ dầu khí, vận tải biển, dịch vụ hàng hải…
Đáng chú ý, Bà Rịa-Vũng Tàu có Côn Đảo gồm 16 hòn đảo, có cảnh quan đẹp và nguồn tài nguyên rừng nguyên sinh phong phú, giữ vai trò quan trọng về quốc phòng, an ninh quốc gia.
Nghiên cứu hoàn thiện mô hình quản lý Cảng
Vấn đề chính được nhiều lãnh đạo các bộ ngành góp ý với Bà Rịa-Vũng Tàu liên quan đến việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, mô hình hoạt động và phê duyệt các dự án hạ tầng nhằm tạo xung lực mạnh mẽ phát huy hiệu quả kinh tế đặc biệt của Cảng nước sâu tự nhiên Cái Mép-Thị Vải.
Theo đó, các bộ, ngành, địa phương kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xem xét lại tính hợp lý của mô hình Ban Quản lý cảng theo hướng giao hết cho địa phương trong mọi khâu để chủ động trong quản lý; triển khai làm thủ tục xuất nhập cảnh người và hàng hóa ngay tại Cảng để tiết kiệm thời gian, chi phí cho các chủ hàng; đồng thời qua đó, giảm tải cho Cảng Cát Lái.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến Bà Rịa-Vũng Tàu - với tư cách một cực tăng trưởng quan trọng của đất nước, có vị trí quan trọng về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh.
Đánh giá cơ cấu kinh tế của tỉnh là năng động, tích cực và là một trong những địa phương đứng tốp đầu cả nước về thu hút FDI, nhưng Thủ tướng nhận xét tỉnh có sự chọn lọc căn cơ đối với các dự án đầu tư nước ngoài, tránh các dự án dù có quy mô lớn nhưng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường hoặc những ngành công nghiệp cần số lượng lao động lớn trong điều kiện dân số địa phương chỉ khoảng trên 1 triệu người.
Thủ tướng cũng nhận xét Bà Rịa-Vũng Tàu là tỉnh tích cực triển khai Nghị quyết 35/CP, hỗ trợ doanh nghiệp. Cải cách hành chính có nhiều tiến bộ, chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh không ngừng tăng.
Đặc biệt, 6 tháng đầu năm 2107, tỉnh đã thực hiện vượt mức kế hoạch cả về tăng trưởng và thu ngân sách đều đạt trên 53% kế hoạch năm. Số doanh nghiệp mới tăng đưa tổng số doanh nghiệp trên địa bàn lên 9.000 doanh nghiệp.
Tỉnh cũng thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương và Chính phủ về chăm sóc người có công trong dịp 70 năm Ngày Thương binh, Liệt sỹ; đời sống người dân tiếp tục được cải thiện…
Phân tích những tồn tại và thách thức của địa phương, Thủ tướng chỉ rõ, việc phát triển cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng biển, du lịch chưa tương xứng với tiềm năng. Hạ tầng giao thông kết nối, công nghiệp hỗ trợ chưa đạt yêu cầu.
Cảng Cái Mép-Thị Vải mặc dù là lợi thế so sánh so với cả nước nhưng vẫn có ba tồn tại gồm giao thông vận tải sau cảng; dịch vụ logistic chưa phát triển và công tác quản lý Nhà nước có nhiều bất cập. Những yếu tố này dẫn đến lượng container qua Cảng Cái Mép mới đạt 20% công suất.
Ngoài ra, tỷ trọng kinh tế tư nhân mới chiếm 23,91% trong cơ cấu kinh tế, tổng lượng vốn khu vực này còn quá nhỏ bé mới chiếm 15%; chủ yếu là thành phần kinh tế nước ngoài (chiếm gần 41%).
Không nên hài lòng với những ước mơ nhỏ
Định hướng tổng quan phương hướng phát triển của tỉnh, Thủ tướng nhìn nhận, Bà Rịa-Vũng Tàu đang đứng trước những bước ngoặt của sự phát triển.
“Tỉnh có quyết tâm, có giải pháp đột phá để vượt lên trở thành một địa phương giàu có, giống các thành phố có điều kiện tương tự ở Đông Nam Á, ở châu Á hay không, hay chỉ thỏa mãn chỉ bình bình với mức độ tăng trưởng cao hơn trung bình của cả nước một vài phần trăm?” Thủ tướng đặt câu hỏi.
“Trở ngại lớn nhất trong thực hiện một ước mơ lớn không phải là những khó khăn hay thách thức lớn mà là sự bằng lòng với những ước mơ nhỏ,” Thủ tướng nói và đề nghị Đảng bộ, chính quyền và người dân Bà Rịa-Vũng Tàu không nên hài lòng với những ước mơ nhỏ mà cần hướng đến những khát vọng lớn hơn.
“Cảng của chúng ta, thành phố của chúng ta không phải cạnh tranh với một số thành phố khác trong nước mà phải có sức cạnh tranh với Singapore và một số thành phố khác”, Thủ tướng mong muốn.
Đề nghị tỉnh rà soát lại các chỉ tiêu kinh tế-xã hội để phấn đấu tiếp tục tăng trưởng cao hơn, vượt mức và toàn diện hơn trong năm 2017, đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước, Thủ tướng nhấn mạnh đất nước còn rất nhiều khó khăn, Bà Rịa-Vũng Tàu phải gánh vác việc giải quyết những khó khăn đó cùng đất nước.
Với tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu tỉnh chủ trì, phối hợp giải quyết các vấn đề về cảng biển một cách chủ động, quyết liệt hơn, không chỉ phát hiện những tồn tại của Cảng Cái Mép-Thị Vải mà còn phải tập trung đề xuất xử lý giải quyết.
Cụ thể là việc phân bổ hàng hóa, lực lượng sản xuất tại Cảng còn nhiều điều bất hợp lý chưa tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho các chủ hàng; chưa để lại những dấu ấn vè Cảng trong tất cả các khâu từ bốc xếp, dịch vụ, thủ tục…
Thủ tướng lưu ý tỉnh chú trọng hơn nữa việc đào tạo nguồn nhân lực, quản lý tốt công tác cai nghiện ma túy và quản lý người nghiện; đặc biệt luôn bảo đảm vững chắc vùng trời, vùng biển của Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
Nhắc đến vị thế linh thiêng của Côn Đảo đối với người dân Việt Nam, Thủ tướng đề nghị tỉnh chú ý quy hoạch của Côn Đảo và những vấn đề phát triển hạ tầng giao thông, xã hội tại đây.
Tỉnh phải chuẩn bị tốt cho các dự án lớn hứa hẹn sẽ đem lại nguồn thu lớn, bền vững cho địa phương trong tương lai như: Dự án chế biến lọc hóa dầu Long Sơn hay dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Hồ Tràm
Trong phần giải đáp các kiến nghị của địa phương, Thủ tướng tán thành về chủ trương và giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì xem xét trình phương án triển khai xây dựng tuyến đường đoạn Biên Hòa-Long Thành-Cái Mép.
Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải tổng kết, nghiên cứu lại đề xuất mô hình Ban Quản lý Nhà nước của Cảng theo hướng giao quyền cho địa phương để phát huy tốt hơn lợi thế so sánh đặc biệt của Cảng, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước
Chiều tối cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Trước đó, sáng cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm, làm việc với Cảng quốc tế Cái Mép, nằm trên địa bàn huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, một trong số những cảng nước sâu tự nhiên có tốc độ tăng trưởng lớn nhất thế giới, có thể đón tàu lên đến 200.000 tấn ra vào Cảng.
Đơn vị quản lý và khai thác Cảng quốc tế Cái Mép là liên doanh giữa Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, Cảng Sài Gòn và APM Terminals - nhà khai thác cảng container hàng đầu thế giới của Đan Mạch.
Cảng container Cái Mép (CMIT) có diện tích 48ha, cầu cảng dài 600m, công suất hơn 1,1 triệu TEU. Với hệ thống cơ sở vật chất vận hành và khai thác cảng hiện đại, CMIT có thể cung cấp các dịch vụ chất lượng cao cho các hãng tàu và khách hàng với thời gian nhanh nhất, thông qua các tuyến vận chuyển quốc tế trực tiếp từ Việt Nam đến các thị trường lớn như châu Á, châu Âu và châu Mỹ.
Một số lợi thế của CMIT có thể kể đến như nằm ở vị trí chỉ cách 15 hải lý đến với luồng tàu chính yếu; tiếp cận trực tiếp với luồng -14m, các tàu có thể tiếp cận với mớn nước lên đến 16m; độ sâu tối thiểu dọc cầu cảng đạt -16,5m. Vị trí xoay tàu rộng, an toàn và thuận lợi gần cảng.
Theo đơn vị quản lý, sáu tháng đầu năm 2017, CMIT đạt mức tăng trưởng 10% so với cùng kỳ năm 2016, doanh thu 12 triệu USD, là một trong những cảng tăng trưởng nhanh nhất trên bản đồ hàng hải quốc tế. Hiện nay, thường xuyên có khoảng 10 quốc gia có hàng hóa, tàu thuyền hoạt động tại CMIT như Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia...
Đặc biệt, CMIT vừa tổ chức đón thành công chuyến tàu mẹ 18.000TEU cập cảng. Đây là tàu container lớn nhất cập cảng Việt Nam từ trước đến nay và CMIT cũng trở thành 1 trong 19 cảng trên thế giới có thể đón được tàu cỡ này.
Với khả năng tiếp nhận làm hàng cho tàu mẹ kích cỡ siêu lớn, CMIT tiếp tục khẳng định chức năng của mình cũng như của cả cụm cảng Cái Mép mà Chính phủ đã đề ra; đồng thời chứng tỏ năng lực có thể trở thành trung tâm trung chuyển của khu vực phục vụ cho hàng hóa khu vực Đông Nam Á, nhất là hàng hóa xuất nhập khẩu tuyến thương mại châu Á và Bắc Âu.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo CMIT kiến nghị Chính phủ cho phép đầu tư, nạo vét sâu hơn luồng lạch khu vực cầu cảng để có thể đón những tàu lớn hơn; đặc biệt, sớm đầu tư kết nối giao thông từ CMIT đến các vùng kinh tế trọng điểm để phát huy hiệu quả hơn thế mạnh của cảng, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng kinh tế phía Nam và cả nước.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng và đánh giá cao nỗ lực, cố gắng của cán bộ, kỹ sư, công nhân, người lao động liên doanh CMIT, đặc biệt là việc tổ chức đón thành công tàu container mẹ gần 200.000 tấn vào cảng vừa qua.
Nhấn mạnh cảng biển, hạ tầng giao thông có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế, Thủ tướng mong muốn CMIT tiếp tục cố gắng nhiều hơn; nỗ lực để có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp nhiều hơn nữa vào thành tựu kinh tế-xã hội của vùng và cả nước.
Khẳng định Chính phủ, chính quyền địa phương sẽ tiếp thu và nghiên cứu các kiến nghị nêu trên, Thủ tướng cũng đề nghị CMIT, Bộ Giao thông Vận tải và chính quyền địa phương phối hợp giải quyết, đặc biệt là tiến tới mô hình chính quyền cảng, không ngừng đơn giản hóa quy trình thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập cảnh, vận chuyển hàng hóa ra vào cảng./.
Lợi thế so sánh đặc biệt
Bà Rịa-Vũng Tàu được Trung ương xác định là cửa ngõ của vùng với nhiều tiềm năng phong phú và được Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển hiện đại, đồng thời còn nằm trong vùng trọng điểm của Chương trình du lịch quốc gia.
Ngoài dầu khí, đây còn là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước với Trung tâm điện lực Phú Mỹ và Nhà máy điện Bà Rịa chiếm 40% tổng công suất điện năng của cả nước (trên 4000 MW trên tổng số gần 10.000 MW của cả nước).
Về lĩnh vực cảng biển, kể từ khi Chính phủ có chủ trương di dời các cảng tại nội ô Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu trở thành trung tâm cảng biển chính của khu vực Đông Nam bộ, thuộc nhóm cảng biển số 5 bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. Tính đến năm 2016, toàn tỉnh có 28 cảng đang hoạt động với tổng công suất khoảng 87 triệu tấn/năm.
Đáng chú ý, tháng 2, Cảng Cái Mép-Thị Vải đã đón được tàu container có trọng tải đến 194.000 tấn cập cảng, đi thẳng sang các nước châu Âu, châu Mỹ, không qua trung chuyển.
Không chỉ là cửa ngõ giao thương của khu vực miền Nam, nằm gần đường hàng hải quốc tế, địa phương này còn là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước. Nổi tiếng đẹp nhất thành phố Vũng Tàu là bãi biển Thùy Vân hay còn gọi là Bãi Sau nằm ở đường Thùy Vân. Ngoài ra, dọc bờ biển Long Hải, Xuyên Mộc còn có nhiều bãi biển đẹp và khu du lịch lớn hồ Tràm MGM, Vietso resort....
Hiện, toàn tỉnh có 278 khách sạn, resort, nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch với khoảng trên 10.833 phòng ngủ. Hàng năm, các cơ sở dịch vụ du lịch đón và phục vụ khoảng trên 15 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 2,5 triệu lượt khách lưu trú.
Là vùng kinh tế thềm lục địa và hải đảo với diện tích thềm lục địa trên 100.000 km2, Bà Rịa-Vũng Tàu có điều kiện thuận lợi để thúc đẩy khai thác dầu khí, đánh bắt hải sản, dịch vụ dầu khí, vận tải biển, dịch vụ hàng hải…
Đáng chú ý, Bà Rịa-Vũng Tàu có Côn Đảo gồm 16 hòn đảo, có cảnh quan đẹp và nguồn tài nguyên rừng nguyên sinh phong phú, giữ vai trò quan trọng về quốc phòng, an ninh quốc gia.
Nghiên cứu hoàn thiện mô hình quản lý Cảng
Vấn đề chính được nhiều lãnh đạo các bộ ngành góp ý với Bà Rịa-Vũng Tàu liên quan đến việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, mô hình hoạt động và phê duyệt các dự án hạ tầng nhằm tạo xung lực mạnh mẽ phát huy hiệu quả kinh tế đặc biệt của Cảng nước sâu tự nhiên Cái Mép-Thị Vải.
Theo đó, các bộ, ngành, địa phương kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xem xét lại tính hợp lý của mô hình Ban Quản lý cảng theo hướng giao hết cho địa phương trong mọi khâu để chủ động trong quản lý; triển khai làm thủ tục xuất nhập cảnh người và hàng hóa ngay tại Cảng để tiết kiệm thời gian, chi phí cho các chủ hàng; đồng thời qua đó, giảm tải cho Cảng Cát Lái.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến Bà Rịa-Vũng Tàu - với tư cách một cực tăng trưởng quan trọng của đất nước, có vị trí quan trọng về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh.
Đánh giá cơ cấu kinh tế của tỉnh là năng động, tích cực và là một trong những địa phương đứng tốp đầu cả nước về thu hút FDI, nhưng Thủ tướng nhận xét tỉnh có sự chọn lọc căn cơ đối với các dự án đầu tư nước ngoài, tránh các dự án dù có quy mô lớn nhưng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường hoặc những ngành công nghiệp cần số lượng lao động lớn trong điều kiện dân số địa phương chỉ khoảng trên 1 triệu người.
Thủ tướng cũng nhận xét Bà Rịa-Vũng Tàu là tỉnh tích cực triển khai Nghị quyết 35/CP, hỗ trợ doanh nghiệp. Cải cách hành chính có nhiều tiến bộ, chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh không ngừng tăng.
Đặc biệt, 6 tháng đầu năm 2107, tỉnh đã thực hiện vượt mức kế hoạch cả về tăng trưởng và thu ngân sách đều đạt trên 53% kế hoạch năm. Số doanh nghiệp mới tăng đưa tổng số doanh nghiệp trên địa bàn lên 9.000 doanh nghiệp.
Tỉnh cũng thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương và Chính phủ về chăm sóc người có công trong dịp 70 năm Ngày Thương binh, Liệt sỹ; đời sống người dân tiếp tục được cải thiện…
Phân tích những tồn tại và thách thức của địa phương, Thủ tướng chỉ rõ, việc phát triển cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng biển, du lịch chưa tương xứng với tiềm năng. Hạ tầng giao thông kết nối, công nghiệp hỗ trợ chưa đạt yêu cầu.
Cảng Cái Mép-Thị Vải mặc dù là lợi thế so sánh so với cả nước nhưng vẫn có ba tồn tại gồm giao thông vận tải sau cảng; dịch vụ logistic chưa phát triển và công tác quản lý Nhà nước có nhiều bất cập. Những yếu tố này dẫn đến lượng container qua Cảng Cái Mép mới đạt 20% công suất.
Ngoài ra, tỷ trọng kinh tế tư nhân mới chiếm 23,91% trong cơ cấu kinh tế, tổng lượng vốn khu vực này còn quá nhỏ bé mới chiếm 15%; chủ yếu là thành phần kinh tế nước ngoài (chiếm gần 41%).
Không nên hài lòng với những ước mơ nhỏ
Định hướng tổng quan phương hướng phát triển của tỉnh, Thủ tướng nhìn nhận, Bà Rịa-Vũng Tàu đang đứng trước những bước ngoặt của sự phát triển.
“Tỉnh có quyết tâm, có giải pháp đột phá để vượt lên trở thành một địa phương giàu có, giống các thành phố có điều kiện tương tự ở Đông Nam Á, ở châu Á hay không, hay chỉ thỏa mãn chỉ bình bình với mức độ tăng trưởng cao hơn trung bình của cả nước một vài phần trăm?” Thủ tướng đặt câu hỏi.
“Trở ngại lớn nhất trong thực hiện một ước mơ lớn không phải là những khó khăn hay thách thức lớn mà là sự bằng lòng với những ước mơ nhỏ,” Thủ tướng nói và đề nghị Đảng bộ, chính quyền và người dân Bà Rịa-Vũng Tàu không nên hài lòng với những ước mơ nhỏ mà cần hướng đến những khát vọng lớn hơn.
“Cảng của chúng ta, thành phố của chúng ta không phải cạnh tranh với một số thành phố khác trong nước mà phải có sức cạnh tranh với Singapore và một số thành phố khác”, Thủ tướng mong muốn.
Đề nghị tỉnh rà soát lại các chỉ tiêu kinh tế-xã hội để phấn đấu tiếp tục tăng trưởng cao hơn, vượt mức và toàn diện hơn trong năm 2017, đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước, Thủ tướng nhấn mạnh đất nước còn rất nhiều khó khăn, Bà Rịa-Vũng Tàu phải gánh vác việc giải quyết những khó khăn đó cùng đất nước.
Với tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu tỉnh chủ trì, phối hợp giải quyết các vấn đề về cảng biển một cách chủ động, quyết liệt hơn, không chỉ phát hiện những tồn tại của Cảng Cái Mép-Thị Vải mà còn phải tập trung đề xuất xử lý giải quyết.
Cụ thể là việc phân bổ hàng hóa, lực lượng sản xuất tại Cảng còn nhiều điều bất hợp lý chưa tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho các chủ hàng; chưa để lại những dấu ấn vè Cảng trong tất cả các khâu từ bốc xếp, dịch vụ, thủ tục…
Thủ tướng lưu ý tỉnh chú trọng hơn nữa việc đào tạo nguồn nhân lực, quản lý tốt công tác cai nghiện ma túy và quản lý người nghiện; đặc biệt luôn bảo đảm vững chắc vùng trời, vùng biển của Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
Nhắc đến vị thế linh thiêng của Côn Đảo đối với người dân Việt Nam, Thủ tướng đề nghị tỉnh chú ý quy hoạch của Côn Đảo và những vấn đề phát triển hạ tầng giao thông, xã hội tại đây.
Tỉnh phải chuẩn bị tốt cho các dự án lớn hứa hẹn sẽ đem lại nguồn thu lớn, bền vững cho địa phương trong tương lai như: Dự án chế biến lọc hóa dầu Long Sơn hay dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Hồ Tràm
Trong phần giải đáp các kiến nghị của địa phương, Thủ tướng tán thành về chủ trương và giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì xem xét trình phương án triển khai xây dựng tuyến đường đoạn Biên Hòa-Long Thành-Cái Mép.
Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải tổng kết, nghiên cứu lại đề xuất mô hình Ban Quản lý Nhà nước của Cảng theo hướng giao quyền cho địa phương để phát huy tốt hơn lợi thế so sánh đặc biệt của Cảng, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước
Chiều tối cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Trước đó, sáng cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm, làm việc với Cảng quốc tế Cái Mép, nằm trên địa bàn huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, một trong số những cảng nước sâu tự nhiên có tốc độ tăng trưởng lớn nhất thế giới, có thể đón tàu lên đến 200.000 tấn ra vào Cảng.
Đơn vị quản lý và khai thác Cảng quốc tế Cái Mép là liên doanh giữa Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, Cảng Sài Gòn và APM Terminals - nhà khai thác cảng container hàng đầu thế giới của Đan Mạch.
Cảng container Cái Mép (CMIT) có diện tích 48ha, cầu cảng dài 600m, công suất hơn 1,1 triệu TEU. Với hệ thống cơ sở vật chất vận hành và khai thác cảng hiện đại, CMIT có thể cung cấp các dịch vụ chất lượng cao cho các hãng tàu và khách hàng với thời gian nhanh nhất, thông qua các tuyến vận chuyển quốc tế trực tiếp từ Việt Nam đến các thị trường lớn như châu Á, châu Âu và châu Mỹ.
Một số lợi thế của CMIT có thể kể đến như nằm ở vị trí chỉ cách 15 hải lý đến với luồng tàu chính yếu; tiếp cận trực tiếp với luồng -14m, các tàu có thể tiếp cận với mớn nước lên đến 16m; độ sâu tối thiểu dọc cầu cảng đạt -16,5m. Vị trí xoay tàu rộng, an toàn và thuận lợi gần cảng.
Theo đơn vị quản lý, sáu tháng đầu năm 2017, CMIT đạt mức tăng trưởng 10% so với cùng kỳ năm 2016, doanh thu 12 triệu USD, là một trong những cảng tăng trưởng nhanh nhất trên bản đồ hàng hải quốc tế. Hiện nay, thường xuyên có khoảng 10 quốc gia có hàng hóa, tàu thuyền hoạt động tại CMIT như Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia...
Đặc biệt, CMIT vừa tổ chức đón thành công chuyến tàu mẹ 18.000TEU cập cảng. Đây là tàu container lớn nhất cập cảng Việt Nam từ trước đến nay và CMIT cũng trở thành 1 trong 19 cảng trên thế giới có thể đón được tàu cỡ này.
Với khả năng tiếp nhận làm hàng cho tàu mẹ kích cỡ siêu lớn, CMIT tiếp tục khẳng định chức năng của mình cũng như của cả cụm cảng Cái Mép mà Chính phủ đã đề ra; đồng thời chứng tỏ năng lực có thể trở thành trung tâm trung chuyển của khu vực phục vụ cho hàng hóa khu vực Đông Nam Á, nhất là hàng hóa xuất nhập khẩu tuyến thương mại châu Á và Bắc Âu.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo CMIT kiến nghị Chính phủ cho phép đầu tư, nạo vét sâu hơn luồng lạch khu vực cầu cảng để có thể đón những tàu lớn hơn; đặc biệt, sớm đầu tư kết nối giao thông từ CMIT đến các vùng kinh tế trọng điểm để phát huy hiệu quả hơn thế mạnh của cảng, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng kinh tế phía Nam và cả nước.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng và đánh giá cao nỗ lực, cố gắng của cán bộ, kỹ sư, công nhân, người lao động liên doanh CMIT, đặc biệt là việc tổ chức đón thành công tàu container mẹ gần 200.000 tấn vào cảng vừa qua.
Nhấn mạnh cảng biển, hạ tầng giao thông có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế, Thủ tướng mong muốn CMIT tiếp tục cố gắng nhiều hơn; nỗ lực để có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp nhiều hơn nữa vào thành tựu kinh tế-xã hội của vùng và cả nước.
Khẳng định Chính phủ, chính quyền địa phương sẽ tiếp thu và nghiên cứu các kiến nghị nêu trên, Thủ tướng cũng đề nghị CMIT, Bộ Giao thông Vận tải và chính quyền địa phương phối hợp giải quyết, đặc biệt là tiến tới mô hình chính quyền cảng, không ngừng đơn giản hóa quy trình thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập cảnh, vận chuyển hàng hóa ra vào cảng./.
Thủ tướng trả lời chất vấn liên quan đến Grab và Uber  (21/07/2017)
Chủ tịch Hồ Chí Minh với những chuyến đi thực tế địa phương (giai đoạn 1954 - 1969)  (21/07/2017)
Chủ tịch Hồ Chí Minh với những chuyến đi thực tế địa phương (giai đoạn 1954 - 1969)  (21/07/2017)
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị thăm, tặng quà người có công ở Phú Thọ  (21/07/2017)
Việt Nam muốn phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác với Bangladesh  (21/07/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên