Những “cơn gió ngược” tác động đến đà phục hồi kinh tế của EU
Nền kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) đang có đà phục hồi tích cực trong nửa đầu năm 2017, dù phải đương đầu với nhiều “cơn gió ngược” đến từ cả trong và ngoài khối có thể đe dọa sự phát triển bền vững và hội nhập của liên minh này.
Theo báo cáo mới nhất được công bố gần đây, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của EU trong quý I/2017 tăng trưởng 0,6%. Các thành viên trong khối, ngoại trừ Hy Lạp, đều chứng kiến kinh tế tăng trưởng tích cực trong ba quý liên tiếp vừa qua. Sự khác biệt trong nhịp độ tăng trưởng giữa các lĩnh vực và quốc gia đều được thu hẹp lại đáng kể.
Kể từ đầu năm tới nay, Ủy ban châu Âu (EC) đã hai lần nâng mức dự báo tăng trưởng của khối này. Theo báo cáo mới nhất được công bố hồi tháng 5-2017, kinh tế EU ước sẽ tăng 1,9% trong năm nay và năm 2018.
Bên cạnh đó, trong bốn tháng đầu năm 2017, các quốc gia EU đã xuất khẩu lượng hàng hóa trị giá 607 tỷ euro (680 tỷ USD) tổng cộng ra khắp thế giới, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2016. Hoạt động nhập khẩu của khối này cũng tăng 10% trong cùng thời gian trên.
So với giao thương, chi tiêu cá nhân vẫn đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại EU, khi thị trường việc làm tại “lục địa già” tiếp tục khởi sắc, cùng với thu nhập danh nghĩa của người lao động đi lên. Tỷ lệ thất nghiệp của EU trong tháng Tư giảm xuống 7,8% - mức thấp nhất kể từ tháng 12-2008 nhờ số lượng việc làm của nhóm lao động dưới 25 tuổi đã cải thiện đáng kể.
Dự báo, thất nghiệp bình quân của khối sẽ vào khoảng 8% trong năm 2017 và giảm xuống 7,7% vào năm tới.
Tuy nhiên, bất chấp các dấu hiệu tăng trưởng tích cực, những bất ổn xung quanh triển vọng kinh tế EU vẫn đang gia tăng. Các rủi ro từ bên ngoài tác động lên EU đều liên quan đến các yếu tố toàn cầu như chính sách kinh tế và thương mại của Mỹ trong tương lai, bên cạnh những căng thẳng địa chính trị trên diện rộng.
Để duy trì đà tăng trưởng bền vững và cân bằng cho EU, những thách thức nội tại của liên minh này cần được nhìn nhận thẳng thắn và giải quyết. Chúng bao gồm quá trình đàm phán về Brexit, cuộc khủng hoảng người di cư, sức ép Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải thu hẹp quy mô các biện pháp kích thích kinh tế, cùng với những rủi ro địa chính trị khác.
Bên cạnh đó, EU cũng phải đối mặt với thách thức trong việc thực hiện những cải cách cơ cấu sâu rộng hơn nhằm góp phần giúp kinh tế phục hồi./.
Chủ tịch nước trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Trung ương Belarus  (27/06/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Quân chính toàn quân  (27/06/2017)
Khai mạc Hội nghị Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 10, khóa X  (27/06/2017)
Việt Nam - Lào chia sẻ kinh nghiệm phân cấp quản lý ngân sách nhà nước  (27/06/2017)
Nhiều tỉnh khó bố trí công tác cho đội viên Dự án 600 Phó Chủ tịch xã  (27/06/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay