Bảo đảm tiến độ thực hiện Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành
21:32, ngày 01-06-2017
Chiều 01-6-2017, Quốc hội thảo luận ở tổ về việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, thành một dự án thành phần. Trao đổi bên lề Kỳ họp, các đại biểu khẳng định, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cần đi trước một bước để sớm có mặt bằng sạch, bảo đảm tiến độ thực hiện Dự án xây dựng cảng.
Tuy nhiên, nhiều đại biểu vẫn băn khoăn về nguồn vốn để phục vụ cho việc tái định cư và đề nghị Chính phủ cần có phương án, lộ trình huy động vốn rõ ràng, trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Đại biểu Đặng Hoàng Tuấn (Long An) nêu rõ, chủ trương đầu tư Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, tỉnh Đồng Nai, đã được Quốc hội thông qua cách đây 2 năm, nhưng đến nay vẫn chưa triển khai. Vì thế lần này, Chính phủ trình Quốc hội tách việc giải phóng mặt bằng là dự án thành phần trong Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành là hợp lý. Theo đại biểu Đặng Hoàng Tuấn, giải phóng mặt bằng thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương vì nó gắn với an sinh xã hội, cuộc sống của người dân.
Sau khi giải phóng mặt bằng, có đất “sạch” sẽ thu hút được nhà đầu tư. Tuy nhiên, theo báo cáo sơ bộ của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, cần khoảng 23.000 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng dự án này, trong khi đó Nghị quyết của Quốc hội chỉ phê chuẩn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 cho dự án này là 5.000 tỷ đồng (chiếm 21%).
“Vì vậy, Chính phủ phải có phương án, lộ trình huy động vốn rõ ràng, báo cáo Quốc hội trong Kỳ họp thứ 4 để Quốc hội xem xét tính khả thi nhằm triển khai sớm, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng từ nay đến năm 2019,” đại biểu Đặng Hoàng Tuấn nhấn mạnh.
Về chủ trương của Chính phủ thu hồi đất một lần, đại biểu Đặng Hoàng Tuấn cho rằng, đề xuất này là hợp lý bởi việc này sẽ hạn chế phát sinh kinh phí, tránh khiếu kiện của người dân. Nếu thu hồi từng phần, mỗi năm giá đất sẽ khác nhau. Tuy nhiên, Chính phủ cần có giải pháp hạn chế tái lấn chiếm của người dân và chống để đất hoang hóa.
Tán thành với sự cần thiết phải tách nội dung thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành thành dự án thành phần, đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) nhấn mạnh, cần đảm bảo công khai, minh bạch trong quá trình đền bù, giải tỏa, đồng thời bố trí đủ nguồn vốn để giải ngân nhanh, tránh tình trạng kéo dài công tác đền bù, khiến người dân mất tiền vì trượt giá.
“Khi đền bù thường xảy ra thắc mắc, khiếu nại, tố cáo, do vậy cách thức triển khai ở địa phương là rất quan trọng. Nếu Chính phủ đã đồng ý tách nội dung này thành dự án thành phần, cần tập trung nguồn lực để giải quyết đền bù nhanh nhất và xử lý hợp lý nhất cho người dân, dự án mới thành công được,” đại biểu Bùi Sỹ Lợi lưu ý.
Nhấn mạnh việc thực hiện chính sách hỗ trợ, tái định cư phải bảo đảm điều kiện sống và sinh kế tốt hơn nơi ở cũ, đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) cho rằng, cần có nguồn lực rất lớn để thực hiện vấn đề này.
Do vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ cần có phương án cụ thể, báo cáo Quốc hội để xử lý nguồn vốn thực hiện dự án, tách nội dung thu hồi đất, bồi thường, tái định cư ra khỏi dự án chung./.
Đại biểu Đặng Hoàng Tuấn (Long An) nêu rõ, chủ trương đầu tư Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, tỉnh Đồng Nai, đã được Quốc hội thông qua cách đây 2 năm, nhưng đến nay vẫn chưa triển khai. Vì thế lần này, Chính phủ trình Quốc hội tách việc giải phóng mặt bằng là dự án thành phần trong Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành là hợp lý. Theo đại biểu Đặng Hoàng Tuấn, giải phóng mặt bằng thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương vì nó gắn với an sinh xã hội, cuộc sống của người dân.
Sau khi giải phóng mặt bằng, có đất “sạch” sẽ thu hút được nhà đầu tư. Tuy nhiên, theo báo cáo sơ bộ của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, cần khoảng 23.000 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng dự án này, trong khi đó Nghị quyết của Quốc hội chỉ phê chuẩn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 cho dự án này là 5.000 tỷ đồng (chiếm 21%).
“Vì vậy, Chính phủ phải có phương án, lộ trình huy động vốn rõ ràng, báo cáo Quốc hội trong Kỳ họp thứ 4 để Quốc hội xem xét tính khả thi nhằm triển khai sớm, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng từ nay đến năm 2019,” đại biểu Đặng Hoàng Tuấn nhấn mạnh.
Về chủ trương của Chính phủ thu hồi đất một lần, đại biểu Đặng Hoàng Tuấn cho rằng, đề xuất này là hợp lý bởi việc này sẽ hạn chế phát sinh kinh phí, tránh khiếu kiện của người dân. Nếu thu hồi từng phần, mỗi năm giá đất sẽ khác nhau. Tuy nhiên, Chính phủ cần có giải pháp hạn chế tái lấn chiếm của người dân và chống để đất hoang hóa.
Tán thành với sự cần thiết phải tách nội dung thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành thành dự án thành phần, đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) nhấn mạnh, cần đảm bảo công khai, minh bạch trong quá trình đền bù, giải tỏa, đồng thời bố trí đủ nguồn vốn để giải ngân nhanh, tránh tình trạng kéo dài công tác đền bù, khiến người dân mất tiền vì trượt giá.
“Khi đền bù thường xảy ra thắc mắc, khiếu nại, tố cáo, do vậy cách thức triển khai ở địa phương là rất quan trọng. Nếu Chính phủ đã đồng ý tách nội dung này thành dự án thành phần, cần tập trung nguồn lực để giải quyết đền bù nhanh nhất và xử lý hợp lý nhất cho người dân, dự án mới thành công được,” đại biểu Bùi Sỹ Lợi lưu ý.
Nhấn mạnh việc thực hiện chính sách hỗ trợ, tái định cư phải bảo đảm điều kiện sống và sinh kế tốt hơn nơi ở cũ, đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) cho rằng, cần có nguồn lực rất lớn để thực hiện vấn đề này.
Do vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ cần có phương án cụ thể, báo cáo Quốc hội để xử lý nguồn vốn thực hiện dự án, tách nội dung thu hồi đất, bồi thường, tái định cư ra khỏi dự án chung./.
Đóng điện thành công đường dây và Trạm biến áp 110kV Hương Khê - Hà Tĩnh  (01/06/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Hoa Kỳ  (01/06/2017)
Nhân tố mới, gương điển hình tiên tiến và vai trò của báo chí trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng  (01/06/2017)
Ba “cần” - Một “không”!  (01/06/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống Donald Trump  (01/06/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên